Thú vui quái dị của 3 bà hoàng Trung Hoa

Trong lịch sử hậu cung các triều đại Trung Hoa, một số hoàng hậu mang những sở thích rất kỳ quặc cực khác người, thậm chí rùng rợn.

Mê xem đốt lửa hại chết chồng

Dù không được liệt vào hàng tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc song Bao Tự cũng nằm trong danh sách tuyệt thế giai nhân thời cổ đại của Trung Hoa. Và cũng giống như những câu chuyện tình quen thuộc về mỹ nữ và hoàng đế thời xưa, vì nhan sắc của nàng mà vua nhà Chu đã làm mất nước.

Tương truyền, mỹ nhân Bao Tự sinh sống vào thời Tây Chu, là đứa trẻ sinh ra từ dãi Rồng được vợ chồng người nước Bao đem về nuôi. Sau được Bao Quýnh dâng cho vua Chu U Vương để chuộc tội vào năm 779 TCN. Chu U Vương là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Chu thế kỷ 8 Trước công Nguyên.

Trong thời gian trị vì, Chu U Vương đã không lo việc nước mà suốt ngày chỉ biết chơi với người đẹp ở hậu cung. Ông đặc biệt chiều chuộng nàng phi tần có vẻ đẹp sắc nước hương trời này, nàng đòi gì ông cũng cho nấy. Nhưng Bao Tự tính tình lạ kỳ, suốt ngày đăm, chiêu, chẳng bao giờ nở một nụ cười.

Thấy thế thì U Vương rất lo lắng nên tìm đủ mọi cách để làm cho nàng vui.

Một trong những cách vua dùng để "mua" nụ cười của nàng Bao Tự đó là xé lụa. Chuyện kể rằng, khi vua Chu U Vương dò hỏi mãi về chuyện nàng không chịu cười, Bao Tự đã nói: "Tiện thiếp chẳng thiết gì cười. Hôm trước có người xé lụa, nghe tiếng cũng lấy làm vui". U Vương như bắt được vàng, ông bèn truyền lệnh cho viên quan giữ kho mỗi ngày phải dâng vào cung 100 tấm lụa rồi sai cung nữ đứng xé.

Tuy thế, mỹ nhân vẫn chẳng vui được hơn bao nhiêu. Vì thế, Chu U Vương đã truyền cho các quan hiến kế, ai làm cho Bao Tự cười sẽ được thưởng ngàn vàng. Vậy là một cái triều đình đủ văn võ bá quan để lo quốc kế dân sinh giờ đây “chuyển ngành” sang việc nghĩ mưu lấy lòng một người phụ nữ.

Thu vui quai di cua 3 ba hoang Trung Hoa

U vương đốt lửa dụ chư hầu

Quắc công tâu rằng “Tiên vương ta xưa có dựng mấy chục cái chòi và đóng mấy chục cái trống cái đặt quanh Ly sơn, đề phòng kinh đô không may bị giặc cướp thì đốt lửa, dóng trống cho chư hầu mang quân tới cứu viện”. Mặc dù có người can ngăn không nên lấy việc quốc gia làm trò đùa nhưng U Vương vẫn cho đốt lửa và dóng trống ầm ỹ rồi mời Bao Tự lên đài cao uống rượu.

Quân chư hầu mấy nước lân cận trông thấy các cột lửa cháy, ngỡ là có giặc bèn mang quân ứng cứu. Đến kinh thành, thấy mọi người vẫn đi lại bình thường, không có giặc giã gì, Chu U Vương thì đang uống rượu mua vui với Bao Tự nên các chư hầu ngơ ngác nhìn nhau, biết là mình bị vua đùa giỡn nhưng không dám nổi cáu. Bao Tự ở trên đài, tận mắt trông thấy các chư hầu ngày thường phong độ, giờ ai cũng ngơ ngác, lúng túng đã không nhịn được cười.

Nhìn Bao Tự tươi cười, Chu U Vương vô cùng vui sướng. Sau khi các chư hầu trở về, Chu U Vương lại ra lệnh đốt lửa một lần nữa, các chư hầu lại vội vã đưa quân đội đến. Chu U Vương và Bao Tự cười ha hả trên đài phong hỏa. Bị lừa mấy lần, các chư hầu dần mất niềm tin ở Chu U Vương nên không dẫn quân đến khi có lửa đốt trên đài phong hỏa nữa.

Chẳng bao lâu sau, quân địch tới đánh thật. Vua sai đốt lửa nhưng chư hầu chẳng ai tới vì sợ bị lừa. U Vương bị bắt và bị giết còn Bao tự thì quân địch bắt đi theo, cuối cùng thắt cổ tự tận, kết thúc một đời mỹ nhân làm khuynh quốc khuynh thành.

Từ Hy thái hậu khoái chuột bao tử

Người phụ nữ quyền uy và xa hoa bậc nhất Thanh triều – Từ Hy thái hậu dẫu đã yên giấc ngàn thu bao năm qua, nhưng những giai thoại ly kỳ quanh cuộc đời bà vẫn còn tồn tại.

Tương truyền, “Lão Phật gia” này rất cầu kỳ trong ăn uống. Sự xa xỉ của bà hoàng thể hiện không chỉ ở số lượng món ăn (riêng bữa sáng, đĩa đựng thức ăn của Từ Hy luôn nhiều hơn con số 100), mà còn ở sự độc đáo và dị thường của các món.

Sử sách Trung Quốc còn chép rõ một bữa tiệc với 7 món ăn lạ lùng đóng mác Từ Hy thái hậu. Đó là bữa tiệc Xuân năm Canh Tý (1874) do bà hoàng đích thân chỉ đạo để tiếp đãi đoàn Sứ Thần, tướng lĩnh tới từ các nước phương Tây. Bảy món ăn ấy gồm: Sâm thử, Não hầu, Tượng tinh, Trư vương, Phương Chi thảo, Sơn dương trùng và Trứng công.

Trong số đó, nổi tiếng bậc nhất phải kể đến món “Sâm thử”. Được biết, món ăn bổ dưỡng và kỳ công này có sức hấp dẫn lạ kỳ với “Lão Phật gia”. Sâm thử tức chuột bao tử nuôi bằng sâm và được cho là món ăn cực kỳ vương giả, bổ dưỡng, có lợi cho lục phủ ngũ tạng và giúp sáng mắt, bổ tì, vị.

Thu vui quai di cua 3 ba hoang Trung Hoa-Hinh-2

Từ Hy Thái Hậu

Để có được món ăn đặc biệt này, Từ Hy thái hậu đã lệnh cho thuộc hạ gom bắt hàng trăm con chuột đồng ở vùng Dương Châu. Nghe nói, chuột vùng này nhờ được ăn loại lúa thơm ngon bậc nhất Trung Quốc một thời nên thịt rất ngon, lại sạch sẽ hơn hẳn chuột ở nơi khác.

Chuột sau khi bị gom bắt sẽ được nuôi bằng ngũ cốc trộn sâm, nhung và các vị thuốc bổ khác. Nhưng chúng không phải là những con chuột có vinh dự ngự trên đĩa thức ăn của Từ Hy thái hậu. Khi chúng đẻ con, đám người hầu sẽ đem giết đi và chỉ giữ lại lũ chuột con.

Thế hệ thứ hai cũng được nuôi với chế độ đặc biệt trong lồng kính và ăn các thực phẩm cực bổ dưỡng như: Gạo trộn trứng gà cùng các vị thuốc bổ, uống nước sâm, nước lê ép…Thậm chí, hằng ngày, người ta dùng nước trầm thơm cùng các dược liệu khác để tắm cho chuột hai lần. Và thế hệ thứ ba mới chính là nguyên liệu để tạo nên món Sâm thử.

Đó phải là những con chuột mới sinh, trông còn đỏ hỏn như củ hồng sâm và được cho là hội đủ mọi dưỡng chất qua ba đời. Nam tước người Anh Edmund Backhouse trong cuốn tự truyện của mình đã tiết lộ, để chế biến món này, đầu bếp sẽ nhúng từng con chuột vào bát chứa hỗn hợp mật ong nguyên chất trộn với sâm, nhung, thuốc bổ thận. Những con chuột bao tử vì uống đẫy mật nên no căng bụng, nhưng vẫn…thoi thóp thở. Đầu bếp sẽ dùng đũa dẹp gạt đuôi chuột lên trên miệng chén, phần thân chuột thì chìm ngập dưới mật.

Vì chuột còn sống, nên khi thưởng thức, thực khách vẫn nghe thấy tiếng chuột kêu chít chít lẫn cảm nhận được cử động của con vật trong miệng mình. Edmund còn mô tả, chuột này thịt mềm như sữa, chưa có xương, thậm chí, thực khách còn trông thấy đuôi chuột đang ngọ nguậy ở miệng người khác!

Nếu như các sứ thần phương Tây hãi hùng trước món ăn này thì Từ Hy thái hậu lại tỏ ra thích thú và thưởng thức hết sức ngon lành…

Hoàng hậu Uyển Dung thích khỏa thân

Hoàng hậu Uyển Dung là hoàng hậu của vị vua cuối cùng triều đình Mãn Thanh và cũng là của Trung Quốc – Phổ Nghi. Bà trở thành hoàng hậu vào năm 1922 trong một lễ thành hôn linh đình theo nghi thức phong kiến. Đoàn rước dâu của hoàng đế Phổ Nghi đông tới 3.000 người. Đi đến đâu cũng trải lụa vàng và hắt nước thơm.

Vị hoàng hậu cuối cùng này có một sở thích lạ là khỏa thân rất lâu sau khi tắm. Theo hồi tưởng của các thái giám cuối cùng của nhà Thanh: Khi tắm, Uyển Dung hoàng hậu thường trút bỏ toàn bộ xiêm y và thường không bao giờ động chân động tay trong lúc tắm gội. Mọi sự đều do cung nữ hầu hạ. Bà luôn ngồi yên vị để tận hưởng sự cung phụng của kẻ hầu hạ.

Thu vui quai di cua 3 ba hoang Trung Hoa-Hinh-3

Hình ảnh trẻ trung và xinh đẹp của vị hoàng hậu cuối cùng Trung Hoa

Khi tắm xong, bà thường để trần cơ thể, ngồi cạnh bồn tắm hồi lâu rồi tự vuốt ve làn da của mình. Người ta cho rằng có thể đó là sở thích giúp bà giải tỏa nỗi buồn bực, cô đơn trong chuyện chăn gối. Bởi, hoàng đế Phổ Nghi nổi tiếng là vị vua thờ ơ với chuyện sắc dục, thậm chí bị nghi ngờ mắc chứng liệt dương. Ông rất ít khi qua đêm cùng người vợ yêu của mình.

Điều nghi ngờ ấy đã có đáp án cụ thể khi cuốn hồi ký “Nửa đời trước của tôi” của cựu hoàng Phổ Nghi được công bố. Trong đó, ông tự kể rằng mình đã biết quan hệ tình dục từ rất sớm. Hai tuổi đã bị đưa lên ngai vàng nên từ những năm lên 10, các thái giám thường đùn đẩy cho các cung nữ vào hầu ông ngủ. Có đêm cả hai, ba cô cùng vào. Họ vắt kiệt sức của ông khiến sáng hôm sau nhìn vật gì cũng thấy như vàng khè. Bởi vậy đến tuổi trưởng thành, Phổ Nghi đã trở nên kiệt sức và đó cũng là câu trả lời tại sao ông có tới 5 người vợ nhưng không có con nối dõi.

Nhờ thái giám viết sai một chữ, cung nữ này trở thành Hoàng hậu

Vốn tưởng rằng việc viết nhầm tên sẽ khiến cuộc đời Đậu Y Phòng rơi vào bi kịch nhưng nó lại trở thành bước chuyển giúp gia tộc của bà duy trì sự phú quý thịnh vượng hiếm hoi suốt 800 năm lịch sử Trung Hoa.

“Những bậc đế vương thành công từ xưa tới nay, có người có thể làm nên cơ nghiệp chỉ bằng công sức của một mình mình, cũng có người là nhờ sự trợ giúp từ phía nhà vợ”. Đây là câu nói trong “Sử ký” của Tư Mã Thiên, muốn nhấn mạnh tác dụng tích cực của gia tộc nhà vợ đối với sự phát triển của một quốc gia.

Nhưng cụm từ “nhà ngoại can thiệp chính trị” luôn là cụm từ bị các triều đại kiêng kỵ bởi trong quan niệm của các quốc gia cổ đại, đất nước là của một mình nhà vua, quyền lực thực sự cũng chỉ phân chia cho con cháu hoàng gia, tuyệt đối sẽ không chịu để những dòng tộc ngoại lai can thiệp chính trị. Quy tắc là như vậy nhưng thực tế lại có một sự khác biệt nhất định với những gì mà người ta nghĩ. Trong lịch sử, có không ít những gia tộc họ ngoại làm loạn triều cương, khiến cụm từ này bị các nhà phê phán lịch sử đời sau coi nó là một cụm từ có ý nghĩa tiêu cực đối với một triều đại nào đó.

Hoàng hậu tỏa mùi thơm như Hàm Hương là ai?

Khôn ngoan không lại ý trời, vị hoàng hậu xinh đẹp, sắc sảo khiến bao người mê đắm cuối cùng lại có cái kết bi thảm.

Khôn ngoan không lại ý trời, vị hoàng hậu xinh đẹp, sắc sảo khiến bao người mê đắm cuối cùng lại có cái kết bi thảm khiến ai nấy đều xót xa.

Thời phong kiến, sự đè nặng của tư tưởng trọng nam khinh nữ đã khiến cho số phận của người phụ nữ gần như bị định đoạt bởi nam nhân. Dù họ có xinh đẹp, thông minh, thậm chí địa vị có cao tới đâu thì sau cùng vẫn chỉ là món đồ trong tay đàn ông. Tả Hoàng hậu của Bắc Tề - Phùng Tiểu Liên - là một ví dụ điển hình.

Nhiều góc khuất về cuộc đời Hoàng hậu Nam Phương

Đã có một số sách về Hoàng hậu Nam Phương, nhưng ít thông tin, trong ấn phẩm mới, đã phát lộ nhiều góc khuất về người phụ nữ đặc biệt này.

Đó là “Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương và Vua Bảo Đại”, do NXB Phụ nữ Việt Nam thực hiện, với lời nhắn cần lưu ý: “Đây không phải là công trình nghiên cứu lịch sử chuyên khảo, mà chỉ là một cuốn tư liệu lịch sử về cuộc đời Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương, được thể hiện dưới góc nhìn và lập luận của cá nhân tác giả”, nhưng vẫn được bạn đọc đánh giá là “cuốn sách đầy đủ và thuyết phục nhất về Hoàng hậu Nam Phương. Các tài liệu mới, được sưu tầm, đối chiếu công phu trong sách có vai trò phục dựng và bổ khuyết cho những khoảng trống trong lịch sử về vị Hoàng hậu xinh đẹp, trí tuệ, và còn có bản lĩnh sống vững vàng qua thời cuộc hơn cả Hoàng đế Bảo Đại”.

Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương và Vua Bảo Đại” của hai tác giả Vĩnh Đào và Nguyễn Thị Thanh Thúy viết về con người, cuộc đời Vua Bảo Đại (1913 - 1997) và Hoàng hậu Nam Phương (1913 - 1963) dưới thời triều Nguyễn, trong đó chủ yếu là các thông tin về Hoàng hậu Nam Phương - một người có nhiều điểm hội tụ đặc biệt về “sắc đẹp, nét duyên dáng, lòng nhân từ, trí thông minh - hiện rõ trên nét mặt và toát ra trong từng cử chỉ” mà nhiều người chưa từng biết tới.

Nhieu goc khuat ve cuoc doi Hoang hau Nam Phuong

Vua Bào Đại và Hoàng hậu Nam Phương trong ngày cưới (ảnh tư liệu).

Tác giả Vĩnh Đào (tên đầy đủ: Nguyễn Phước Vĩnh Đào) sinh năm 1942, là cháu của Miên Định (Thọ Xuân Vương), còn Nguyễn Phước Vĩnh Thụy (Vua Bảo Đại) là cháu của Miên Tông (Vua Thiệu Trị). Ông Vĩnh Đào có bằng Tiến sĩ Văn học của Đại học Paris IV - Sorbonne (Pháp), nghiên cứu về ngữ pháp, văn học, và đã viết nhiều biên khảo, tuỳ bút bằng tiếng Pháp và tiếng Việt. Việc là hậu duệ trong hoàng tộc, sống và làm việc ở Pháp, chính là yếu tố khá thuận lợi cho ông trong việc tra cứu tư liệu về Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương.

Hai tác giả Vĩnh Đào và Nguyễn Thị Thanh Thúy đã ròng rã suốt 3 năm thực hiện nhiều chuyến đi tới những nơi lưu dấu của Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương ở Việt Nam (từ Sài Gòn tới Tiền Giang, rồi về Thủ Đức, Chợ Lớn, Biên Hòa, lên Đà Lạt, Kon Tum, ra Quy Nhơn, Huế, Hà Nội…) và ở Pháp (những nơi nhà vua, hoàng hậu đã đi qua, sinh sống) để tìm gặp hậu duệ của những người cùng thời, phỏng vấn nhiều nhân chứng trong và ngoài nước, trong đó có cựu thị trưởng làng Chabrignac, để tìm hiểu, đối chứng các tư liệu.

Theo các tác giả, ngày sinh 14/11/1913 của hoàng hậu tính theo âm lịch là 17.10. Tuy nhiên, do sinh cùng năm với vua Bảo Đại, nên triều nhà Nguyễn có thể đã lùi năm sinh của bà từ năm Sửu (1913) thành năm Dần (1914). Trong khi đó, ngày 17.10.1914 (âm lịch) là ngày 4.2.1914 (lịch dương), nên đã dẫn đến sự nhầm lẫn về ngày sinh của Hoàng hậu Nam Phương.

Nhieu goc khuat ve cuoc doi Hoang hau Nam Phuong-Hinh-2

Trong ấn phẩm này, nhiều thông tin mới về Hoàng hậu Nam Phương đã được công bố.

TS Vĩnh Đào cũng cho biết, sau bao vất vả kiếm tìm các nhân chứng và tư liệu về quê quán của Hoàng hậu Nam Phương, nhưng chưa có kết quả khả thi, thì tới tháng 11/2023, khi tìm trong đống hồ sơ hộ tịch lưu trữ trong thư viện số của Trung tâm Văn khố Hải ngoại tại Aix-en-Provence, đã tìm được một văn bản chính thức - tờ khai kết hôn lập tại tòa Đốc lý Sài Gòn ngày 12/11/1902 giữa chú rể Pierre Nguyễn Hữu Hào (sinh tại làng Tân Hòa, tỉnh Chợ Lớn, cư ngụ tại Sài Gòn) và cô dâu Lê Thị Bình (sinh tại Sài Gòn, cư ngụ tại làng Tân Hòa, tỉnh Chợ Lớn) - những vị thân sinh ra hoàng hậu. Theo các bản đồ vào đầu thế kỷ XX, thì làng Tân Hòa nằm trong địa phận quận 5 ngày nay, và có thể gồm cả khu vực Xóm Chiếu, Khánh Hội. Qua những thông tin trên, có thể xác định rằng Hoàng hậu Nam Phương sinh tại Sài Gòn.

Còn với tác giả Nguyễn Thị Thanh Thúy (sinh năm 1973 tại Lâm Đồng, cử nhân xã hội học, hiện là Hội trưởng Hội Quán các Bà mẹ, từng thực hiện nhiều chương trình trao đổi văn hóa quanh chủ đề “Hoàng hậu Nam Phương - Lụa là muôn thuở” từ năm 2018 đến nay), bà đã chia sẻ:

“Theo dự định ban đầu, cuốn sách chỉ tập trung viết về Hoàng hậu Nam Phương, sau mới bổ sung tư liệu về Vua Bảo Đại, bởi cuộc sống của bà có nhiều nét đặc biệt - là người đầu tiên đi ra khỏi cung cấm, xuất hiện bên cạnh hoàng đế trong những nghi lễ chính thức, những cuộc thăm viếng, còn có những hoạt động riêng về mặt xã hội, y tế, giáo dục…

Về hoạt động xã hội, Hoàng hậu Nam Phương là người rất năng động. Không thể kể hết những trường học, bệnh viện, nhà bảo sanh, trại dưỡng lão, trại người mù, cô nhi viện… bà đã đặt chân đến ở Trung Kỳ, Nam Kỳ và Tây Nguyên. Hoàng hậu có chương trình riêng, không tùy thuộc vào các hoạt động của Vua Bảo Đại, như tháng 3/1935, trong chuyến kinh lý các tỉnh miền Trung: Trong lúc Vua Bảo Đại cùng Khâm sứ Graffeuil thăm nhà thương Kim Long (bệnh viện chuyên trị và ngăn ngừa bệnh ngã nước), Hoàng hậu Nam Phương đã cùng bà Graffeuil ghé thăm nhà thương hủi Quy Hòa, nằm cách Quy Nhơn 8 cây số.

Nhieu goc khuat ve cuoc doi Hoang hau Nam Phuong-Hinh-3

Vua Bảo Đại ngự trên ngai vàng (ảnh tư liệu).

Vào cuối năm 1937, Viện Hàn lâm Y khoa Pháp đã trao tặng Hoàng hậu Nam Phương Huân chương Bạc mạ vàng (Médaille de vermeil) - huân chương cao quý nhất của Viện, tưởng thưởng những cá nhân / tổ chức có công lớn trong việc giúp đỡ người bệnh, giáo dục trị liệu, nghiên cứu y khoa và ngừa bệnh. Năm 1939, bà còn được trao tặng “Bội tinh Y tế công cộng đệ nhất đẳng” - bậc huân chương cao nhất trong lĩnh vực y tế, được thiết lập theo một nghị định ngày 18/2/1938 của chính phủ Pháp.

Ngoài ra, trong các cuộc thăm viếng các cơ sở từ thiện, bệnh viện hay viện mồ côi… hoàng hậu thường lấy tiền riêng góp vào quỹ của cơ sở từ thiện, hoặc trao thẳng cho người nghèo. Khi hoàng hậu tặng tiền cho một tổ chức hay hội đoàn (bằng cách viết ngân phiếu), người ta mới biết được số tiền, nhưng khi tặng trực tiếp, không ai có thể biết hoàng hậu đã chi bao nhiêu.

Khi xảy ra thiên tai, hoàng hậu cũng không bao giờ quên đóng góp cho việc cứu trợ; hoặc khi diễn ra một sự kiện nào đó của triều đình, cũng là dịp để hoàng hậu xuất tiền làm từ thiện - như sau khi hạ sinh Công chúa Phương Mai (năm 1937), hoàng hậu gửi 3.400 đồng đến các hội từ thiện ở Trung Kỳ, Bắc Kỳ và Nam Kỳ.

Nhieu goc khuat ve cuoc doi Hoang hau Nam Phuong-Hinh-4

Tại buổi giao lưu, tạo đàm ra mắt sách, từ trái sang: TS Vĩnh Đào - tác giả; PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương; Khúc Thị Hoa Phượng - GĐ/Tổng biên tập NXB Phụ nữ Việt Nam và tác giả Nguyễn Thị Thanh Thúy. Ảnh: L.Q.V

Trong một chuyến đi của Henriette Chandel - đặc phái viên tờ Échos de Paris, đến Sài Gòn ở năm 1936, nhằm điều tra về tình hình phụ nữ và nhi đồng tại Đông Dương - đã có dịp trò chuyện với Hoàng hậu Nam Phương tại Huế. Cuộc gặp gỡ đó đã để lại cho nữ ký giả này một ấn tượng sâu sắc và được thuật lại như sau:

“Bà nói rất cần giáo dục người phụ nữ, đó là một trong những điều kiện đầu tiên để bảo vệ trẻ em. Sẽ có biết bao trẻ em được cứu sống nếu người mẹ biết được vài nguyên tắc về vệ sinh. Để giáo dục số đông, người phụ nữ của tầng lớp thượng lưu phải đến với quần chúng và truyền lại những gì họ đã học được. Trên đất nước có nhiều thiên tai này, có biết bao nhiêu mảnh đời đau khổ cần được cứu vớt! Và trước khi nghĩ đến việc chữa trị, cần phải cho họ cơm ăn, áo mặc.

Tôi cảm thấy trong trái tim của hoàng hậu đầy những ưu tư về tình hình xã hội. Thật là kỳ diệu khi nghĩ rằng một con người chỉ mới 20 tuổi được cuộc đời hết sức ưu đãi, mà tinh thần trách nhiệm, ý chí làm vơi sự đau khổ của người khác lại cao đến vậy”.

Còn trên tờ báo Le Soir d’Asie, xuất bản tại Sài Gòn năm 1942, đã viết: “Sắc đẹp, nét duyên dáng, lòng nhân từ, trí thông minh, hiện rõ trên nét mặt của bà, toát ra trong từng cử chỉ. Người phụ nữ Annam lấy bà làm mẫu mực cần nhớ là bà từng khuyên là nên để lên hàng đầu các đức tính về trí tuệ và đạo đức.

Nhieu goc khuat ve cuoc doi Hoang hau Nam Phuong-Hinh-5

Hoàng hậu Nam Phương trong trang phục cung đình (ảnh tư liệu).

Trước hết, hoàng hậu là một người nội trợ và một người mẹ hoàn hảo. Sau khi chiếm được trái tim của mọi người trong nước, hoàng hậu đã được ngưỡng mộ tại Pháp và cả trên thế giới. Từ khi lên ngôi, hoàng hậu luôn luôn nhớ đến nhiệm vụ về mặt xã hội của một “đệ nhất phu nhân” trong đế chế, một tấm gương sáng và một người dẫn đường cho mọi phụ nữ Annam…

Bà không thích nghe nói đến “thi sắc đẹp”, “thi thanh lịch”, “trình diễn áo tắm”… Hoàng hậu quan tâm đến việc đào tạo một lớp tinh hoa mới với những nữ bác sĩ, nữ dược sĩ, nữ luật sư, nữ giáo viên, nữ giáo sư, nữ ký giả…

Đối với hoàng hậu, có một con đường mở ra cho tất cả phụ nữ, đó là vừa giữ nhiệm vụ đầu tiên làm người mẹ, người vợ, đồng thời là bàn tay cứu giúp cho mọi kẻ bất hạnh trên cõi đời này. Chính là tấm lòng bác ái của bà, cũng như lòng ngưỡng mộ trước sắc đẹp của bà, khiến cho hoàng hậu hết sức được lòng dân trong nước, được khâm phục tại Pháp và tại các nước”.

Trong khi đó, vào năm 1949, Toàn quyền tại Đông Dương Jean Decoux đã bình luận: “Trong suy nghĩ của tôi, hình ảnh hoàng đế luôn đi đôi với gương mặt dịu hiền của hoàng hậu, người bạn đường của hoàng đế những lúc vui và những lúc khó khăn. Tôi càng thấy cần phải nói đến hoàng hậu vì bà luôn luôn ảnh hưởng trên hoàng đế theo chiều hướng tốt nhất. Gốc người Nam Kỳ, theo Thiên Chúa giáo, được giáo dục phần lớn tại Paris - nơi bà có nhiều bạn bè, hoàng hậu, theo tôi, là thí dụ tốt đẹp nhất của sự kết hợp hài hòa giữa Đông và Tây mà nước Pháp đã thực hiện tại Nam Kỳ”.

Nhieu goc khuat ve cuoc doi Hoang hau Nam Phuong-Hinh-6

Tại buổi giao lưu, tọa đàm ra mắt sách, từ trái sang: Nhà nghiên cứu giáo dục lịch sử Nguyễn Quốc Vương và hai tác giả Vĩnh Đào, Nguyễn Thị Thanh Thúy. Ảnh: P.N

Xung quanh việc thực hiện ấn phẩm nói trên, phía NXB đã chia sẻ:

"Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương là hai nhân vật lịch sử chiếm được khá nhiều sự quan tâm của công chúng, có lẽ do họ là vua và hoàng hậu cuối cùng của chế độ quân chủ ở Việt Nam, và cũng có lẽ do cuộc đời, con người họ khá đặc biệt.

Đã có nhiều cuốn sách viết riêng về Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương, tuy nhiên trong đó có nhiều chi tiết, sự kiện chưa được kiểm chứng và đối chiếu, thậm chí có những chi tiết thêu dệt thành giai thoại.

Những sự kiện, chi tiết ấy, tiếc thay, chính người trong cuộc là Vua Bảo Đại, trong cuốn hồi ký “Con rồng An Nam” xuất bản tại Pháp, vì một lý do nào đó đã không nhắc đến hoặc ghi theo suy nghĩ của riêng ông. Thế nên, xung quanh Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương có nhiều giai thoại, nhiều sự kiện, sự việc được ghi chép khác nhau, thậm chí là bất nhất”.

Trong khi đó, hai tác giả đều có chung quan điểm: Không lặp lại các điều sai lầm, các giai thoại không được kiểm chứng được chép đi chép lại từ trước; Thông điệp chuyển tải và ước muốn lan tỏa những giá trị di sản: Áo dài, văn hóa dưới góc nhìn xã hội học và hướng dẫn du lịch; Cuộc đời của vị hoàng hậu cần được nghiên cứu kỹ, vì đây là một hình mẫu lý tưởng cho các phu nhân của giới chính khách có thể học hỏi trong công tác thiện nguyện hay xuất hiện trước truyền thông.

Dù vậy, trong buổi giao lưu ra mắt sách vừa được tổ chức tại Hà Nội, cũng đã có bạn đọc băn khoăn về vài chi tiết liên quan tới lịch sử chưa xác thực. Về việc này, phía các tác giả đã ghi nhận để tiếp tục nghiên cứu và đại diện phía NXB cũng đã hứa hẹn, nếu tái bản, sẽ chỉnh sửa phù hợp.

Đọc nhiều nhất

Tin mới