Thú vị “tên nôm” các chúa Nguyễn

Thú vị “tên nôm” các chúa Nguyễn
- Trước khi dựng nên triều đại nhà Nguyễn, các chúa Nguyễn đã trải 9 đời làm Chúa phương Nam.

Tượng chúa Nguyễn Hoàng ở Bảo tàng tỉnh Quảng Trị (ảnh: NLV).
Tượng chúa Nguyễn Hoàng ở Bảo tàng tỉnh Quảng Trị (ảnh: NLV).
- Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) - vị chúa đầu tiên, được dân gian tôn xưng là Chúa Tiên.

- Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635) tính hiền hòa, mộ đạo Phật, dựng và sửa nhiều chùa chiền, nên được gọi là Chúa Sãi.

- Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648) lấy hiệu là Thượng Vương, nên được gọi là Chúa Thương.

- Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) lấy hiệu là Hiền Vương, nên được gọi là Chúa Hiên.

- Nguyễn Phúc Thái (1687 - 1691). Do Chúa chăm lo cho dân trăm họ nên từ quan tới dân gọi chúa là Chúa Ngãi (Chúa Nghĩa).

- Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725) được gọi là Chúa Minh vì khi lên ngôi lấy hiệu là Minh Vương.

- Nguyễn Phúc Thụ (1725 - 1738) lấy hiệu là Ninh Vương, nên gọi là Chúa Ninh.

- Nguyễn Phúc Khoát (1738 - 1765) hiệu là Võ Vương, nên được gọi là Chúa Võ.

- Nguyễn Phúc Thuần (1765 - 1777) hiệu là Định Vương, nên được gọi là Chúa Định.
Dĩ Nguyên
[links()]

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Có nên đốt trầm hương trên bàn thờ ngày Tết?

Có nên đốt trầm hương trên bàn thờ ngày Tết?

Theo quan niệm phong thủy, Trầm hương có khả năng thanh lọc không khí, xua đuổi tà khí và các năng lượng xấu. Việc đốt trầm trên bàn thờ Thần Tài, gia tiên liệu có nên hay không? Khi nào nên đốt trầm hương trên bàn thờ?