Thủ tướng tới New York, sẽ đề cao phát triển bền vững tại LHQ

Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn cấp cao đã đến New York (Mỹ), bắt đầu chuyến công du với bài phát biểu quan trọng tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
 

Thủ tướng tới New York, sẽ đề cao phát triển bền vững tại LHQ
21h ngày 26/9 (giờ New York, sáng nay theo giờ Hà Nội), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn Việt Nam đã đến thành phố New York để tham dự khóa họp lần thứ 73 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Đón đoàn tại sân bay John F. Kennedy có Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Đặng Đình Quý và Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc. Nhiệt độ ở New York vào khoảng 22 độ C. Trời gió nhẹ, có mưa rào khi đoàn di chuyển ra khỏi sân bay.
Thu tuong toi New York, se de cao phat trien ben vung tai LHQ
Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Đặng Đình Quý (bên trái) và Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc đón Thủ tướng tại sân bay. Ảnh: VGP. 
Thủ tướng sẽ tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 73 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc diễn ra tại New York vào chiều 27/9 (giờ địa phương).
Thủ tướng dự kiến có các cuộc gặp với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres và Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Maria Fernanda Espinosa Garces.
Việt Nam tự tin với trọng trách ở Hội đồng Bảo an
Trong bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc, Thủ tướng sẽ nhấn mạnh những chủ điểm quan trọng: Đề cao vai trò của Liên Hợp Quốc trong giải quyết các vấn đề toàn cầu; đề cao việc duy trì hòa bình ổn định, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế; các thành tựu Việt Nam đã đạt được đóng góp cho các Mục tiêu thiên niên kỷ; đề cao phát triển bền vững; lãnh đạo toàn cầu, chia sẻ trách nhiệm, xã hội bền vững; khẳng định Việt Nam sẽ đảm đương và hoàn thành tốt trọng trách tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Trả lời TTXVN trước chuyến đi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Việt Nam đến với kỳ họp năm nay với một vinh dự và cùng với đó là trách nhiệm hết sức to lớn là ứng cử viên không chỉ của ASEAN mà còn của cả nhóm châu Á - Thái Bình Dương gồm 54 nước vào vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Việt Nam đã có vinh dự gánh vác trọng trách này trong nhiệm kỳ 2008-2009 và đã có những đóng góp quan trọng được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao".
"Với kinh nghiệm đã đúc kết được, với tinh thần hợp tác tích cực và chân thành và sự ủng hộ của các nước thành viên Liên Hợp Quốc, chúng ta tự tin sẽ đảm đương và hoàn thành tốt trọng trách tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, tiếp tục đóng góp lớn hơn vào hòa bình, phát triển và thịnh vượng trên thế giới”, Thủ tướng cho biết.
Việt Nam chính thức gia nhập Liên Hợp Quốc ngày 20/9/1977. Tháng 6/2014, Việt Nam lần đầu tiên cử lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Hiện nay, Việt Nam đang đảm nhiệm vai trò thành viên của Hội đồng Kinh tế Xã hội của Liên Hợp Quốc (ECOSOC).
Gặp gỡ bạn bè, doanh nghiệp Mỹ
Sáng 27/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự kiến dự buổi toạ đàm với các doanh nghiệp Mỹ về thu hút đầu tư tại Việt Nam. Chiều tối cùng ngày, Thủ tướng cũng dự kiến có các cuộc gặp song phương với lãnh đạo các nước Tây Ban Nha, Ba Lan, Fiji, Cuba, Croatia, Bulgaria…
Trước khi lên máy bay về nước, Thủ tướng sẽ có cuộc gặp với bạn bè Mỹ, cán bộ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc và đại diện cộng đồng người Việt tại New York.
Thu tuong toi New York, se de cao phat trien ben vung tai LHQ-Hinh-2
 Trong chuyến đi lần này, Thủ tướng sẽ tham dự, có bài phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 73 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc cùng nhiều cuộc gặp khác tại New York. Ảnh: VGP.
Tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến công du có Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh; Quyền Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến…
Phiên thảo luận Cấp cao của Đại hội đồng LHQ diễn ra từ ngày 25/9 đến 1/10, có chủ đề “Làm cho Liên Hợp Quốc gắn bó với tất cả người dân: Lãnh đạo toàn cầu và chia sẻ trách nhiệm vì các xã hội hòa bình, công bằng và bền vững”.

Dư luận thế giới sau khi Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ

(Kiến Thức) - Nhiều nhà lãnh đạo thế giới, Liên Hợp Quốc và các tổ chức nhân quyền đã bày tỏ sự thất vọng cũng như lên tiếng chỉ trích quyết định rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Dư luận thế giới sau khi Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ
Ngày 19/6, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley tuyên bố Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) với lý do cơ quan này phân biệt đối xử đối với Israel, đồng thời chỉ trích UNHRC là tổ chức “đạo đức giả, giễu cợt nhân quyền”.
Theo ABC News, nhiều lãnh đạo thế giới đã bày tỏ sự thất vọng sau quyết định bất ngờ của Washington. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết ông mong muốn Mỹ vẫn ở lại UNHRC, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của cơ quan này trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới.

Loạt hình ấn tượng ông Kofi Annan bên các nguyên thủ thế giới

(Kiến Thức) - Trong sự nghiệp chính trị của mình, cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đã tiếp xúc và làm việc với nhiều vị nguyên thủ thế giới, trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin hay Thủ tướng Đức Angela Merkel…

Loạt hình ấn tượng ông Kofi Annan bên các nguyên thủ thế giới
Loat hinh an tuong ong Kofi Annan ben cac nguyen thu the gioi
 Nhiều nhà lãnh đạo thế giới và người dân đã bày tỏ lòng tiếc thương khi hay tin cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan qua đời tại bệnh viện ở Bern, Thụy Sĩ, vào ngày 18/8 vừa qua. Ảnh: Getty.
Loat hinh an tuong ong Kofi Annan ben cac nguyen thu the gioi-Hinh-2
Trong sự nghiệp chính trị của mình, cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đã tiếp xúc và làm việc với nhiều vị nguyên thủ thế giới, trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Tổng thống Nga Putin bắt tay ông Kofi Annan, khi đó là Đặc phái viên Liên Hợp Quốc, tại thủ đô Moscow, Nga, ngày 17/7/2012. Ảnh: AP. 
Loat hinh an tuong ong Kofi Annan ben cac nguyen thu the gioi-Hinh-3
 Thủ tướng Đức Angela Merkel và cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan cười tươi trong bức ảnh chụp năm 2006. Ảnh: DW.
Loat hinh an tuong ong Kofi Annan ben cac nguyen thu the gioi-Hinh-4
Tổng thống Pháp khi đó là ông Jacques Chirac (trái) trao đổi với ông Kofi Annan tại hội nghị thượng đỉnh G8 ở Kananaskis, Canada, ngày 27/6/2002. Ảnh: Ảnh: Getty. 
Loat hinh an tuong ong Kofi Annan ben cac nguyen thu the gioi-Hinh-5
 Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã hội đàm với Tổng thống Syria Bashar Al-Assad tại thủ đô Damascus hồi năm 2012. Được biết, ông Annan là người đã đề ra các kế hoạch quốc tế nổi bật nhất để chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Syria. Ảnh: Reuters.
Loat hinh an tuong ong Kofi Annan ben cac nguyen thu the gioi-Hinh-6
 Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela (trái) gặp Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan tại Johannesburg, Nam Phi, ngày 15/3/2006. Ảnh: EPA.
Loat hinh an tuong ong Kofi Annan ben cac nguyen thu the gioi-Hinh-7
 Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush bắt tay ông Kofi Annan tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở thủ đô New York, Mỹ, ngày 19/9/2006. Ảnh: Getty.
Loat hinh an tuong ong Kofi Annan ben cac nguyen thu the gioi-Hinh-8
 Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan trả lời câu hỏi trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Mỹ khi đó là ông Bill Clinton tại Nhà Trắng ngày 23/1/1997. Ảnh: AP.
Loat hinh an tuong ong Kofi Annan ben cac nguyen thu the gioi-Hinh-9
 Lãnh tụ Cuba Fidel Castro (trái) và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Annan duyệt đội danh dự tại thủ đô La Habana, Cuba, ngày 11/4/2000. Ảnh: Getty.
Loat hinh an tuong ong Kofi Annan ben cac nguyen thu the gioi-Hinh-10
 Ông Kofi Annan trao đổi với Giáo hoàng John Paul II trong chuyến thăm Vatican ngày 15/4/1997. Ảnh: AP.
Loat hinh an tuong ong Kofi Annan ben cac nguyen thu the gioi-Hinh-11
 Hình ảnh Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan trao đổi với nhà lãnh đạo Palestine khi đó là ông Yasser Arafat tại văn phòng Liên Hợp Quốc ngày 5/3/1997 được ghi lại. Ảnh: AP.
Loat hinh an tuong ong Kofi Annan ben cac nguyen thu the gioi-Hinh-12
 Ông Kofi Annan bắt tay cựu Thủ tướng Anh Tony Blair (trái). Ảnh: Getty.
Loat hinh an tuong ong Kofi Annan ben cac nguyen thu the gioi-Hinh-13
 Cựu Tổng thư ký LHQ Kofi Annan được ca ngợi là nhà lãnh đạo và nhà cải cách vĩ đại của Liên Hợp Quốc với những đóng góp to lớn trong việc biến thế giới trở thành nơi tốt đẹp hơn. Ảnh: DW.

Quê hương châu Phi tưởng nhớ ông Kofi Annan vĩ đại

Người dân và các nhà lãnh đạo nhiều nước châu Phi bày tỏ tiếc thương trước sự ra đi của cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan, người có đóng góp lớn cho hòa bình thế giới.

Quê hương châu Phi tưởng nhớ ông Kofi Annan vĩ đại
Que huong chau Phi tuong nho ong Kofi Annan vi dai
Quốc gia Tây Phi Ghana hôm 18/8 trải qua cú sốc lớn khi cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan qua đời. Trong ảnh, người thân ngồi bên tấm poster tưởng nhớ ông Kofi Annan tại ngôi nhà của gia đình Annan ở Kumasi, thành phố lớn thứ 2 của Ghana. Ảnh: Reuters. 
Que huong chau Phi tuong nho ong Kofi Annan vi dai-Hinh-2
 Tổng thống Ghana Akufo Addo ra lệnh treo cờ rủ trên toàn quốc trong một tuần để bày tỏ lòng tiếc thương tới cựu chính khách 80 tuổi. Ông Addo khẳng định cựu tổng thư ký đã ra đi mà không phải chịu đau đớn. "Tôi thấy an ủi vì ông ấy ra đi trong giấc ngủ. Hãy yên nghỉ nhé, Kofi", Tổng thống Addo nói. Trong ảnh, người Ghana chơi bộ trống truyền thống bên ngoài tư gia của gia đình Annan. Ảnh: Reuters.
Que huong chau Phi tuong nho ong Kofi Annan vi dai-Hinh-3
 "Ông nội thường kể cho tôi biết Kofi Annan là một người tử tế tới nhường nào. Kofi Annan vĩ đại cho chúng tôi lý do để sống và tiếp tục tin tưởng vào cội nguồn châu Phi của mình", Kojo Manu, một thợ máy Ghana sống cùng khu vực với gia đình Annan, cho biết. Trong ảnh, người thân khóc thương ông Kofi Annan hôm 18/8. Ảnh: Reuters.
Que huong chau Phi tuong nho ong Kofi Annan vi dai-Hinh-4
 "Thực sự là một tin chấn động khi biết ông ấy qua đời", cựu tổng thống Ghana John Kufor nói với AP. Ông Kufor cho biết suốt nhiệm kỳ tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Annan về thăm quê nhà Ghana mỗi năm 3 lần, và luôn bày tỏ sự hân hạnh trước những lời mời trở về quê hương. Trong ảnh, một người dân ở thủ đô Accra, Ghana trước tin ông Kofi Annan qua đời. Ảnh: AFP.
Que huong chau Phi tuong nho ong Kofi Annan vi dai-Hinh-5
 Không chỉ ở quê nhà Ghana, ông Kofi Annan được tưởng nhớ tại nhiều quốc gia châu Phi khác. Hôm 18/8, lãnh đạo phe đối lập ở Kenya Raila Odinga cho biết sẽ luôn trân trọng ký ức về ông Annan vì những đóng góp của cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho nền hòa bình ở Kenya. Năm 2007, ông Annan đã làm trung gian cho thỏa thuận chia sẻ quyền lực, ngăn chặn nội chiến sau cuộc bầu cử tổng thống đầy bạo lực với gần 1.000 người thiệt mạng. Trong ảnh, người dân tại thủ đô Nairobi, Kenya theo dõi tin tức về sự ra đi của Kofi Annan hôm 18/8. Ảnh: AFP.
Que huong chau Phi tuong nho ong Kofi Annan vi dai-Hinh-6
 "Quê nhà và xuất thân của Annan là Ghana, nhưng vai trò lãnh đạo hiếm có của ông ấy, tinh thần nhân đạo, đóng góp cho hòa bình và phát triển toàn cầu sẽ mãi được ghi nhớ trong lịch sử trên toàn thế giới", Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari phát biểu hôm 18/8. Trong ảnh, báo chí Kenya với dòng tiêu đề "Người đàn ông cứu rỗi Kenya" nhắc lại công lao của Kofi Annan với quốc gia này. Ảnh: AFP.
Que huong chau Phi tuong nho ong Kofi Annan vi dai-Hinh-7
 Cho đến những năm tháng cuối đời, bất chấp sức khỏe suy giảm vì bệnh tật, Kofi Annan tìm cách dùng ảnh hưởng của bản thân để đóng góp cho hòa bình thế giới. Lần xuất hiện trước công chúng cuối cùng của ông là tại Zimbabwe hồi tháng 7 trước thềm cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên sau triều đại Robert Mugabe. Tại đây, cựu tổng thư ký Kofi Annan kêu gọi người dân Zimbabwe bỏ phiếu trong hòa bình. Theo AP, ông Annan ho liên tục trong suốt chuyến đi, hầu như không thể tự di chuyển và luôn phải nhận sự hỗ trợ từ các trợ lý y tế. Trong ảnh, ông Kofi Annan đến Zimbabwe trong những ngày cuối của cuộc đời. Ảnh: Elders.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.