Thủ tướng: Thí điểm đón 2-3 triệu khách quốc tế đến Phú Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc. Ông cũng yêu cầu xây dựng kịch bản phục hồi kinh tế trong điều kiện đã tiêm vaccine bao phủ diện rộng.

Thủ tướng: Thí điểm đón 2-3 triệu khách quốc tế đến Phú Quốc

Thí điểm thu hút khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc từ nay đến cuối năm (dự kiến 2-3 triệu lượt người) là một trong những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm thời gian tới được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu ra trong phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 6/9.

Thủ tướng nêu rõ ưu tiên cao nhất hiện nay là cho việc sớm kiểm soát dịch bệnh, đồng thời từng bước khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh ở những nơi bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Có biện pháp thu phù hợp

Người đứng đầu yêu cầu xây dựng kịch bản phục hồi, tăng trưởng kinh tế trong điều kiện đã tiêm vaccine bao phủ diện rộng. Ông nhấn mạnh phải điều hành hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách khác, giữ ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, an sinh xã hội và chuỗi cung ứng không bị đứt gãy.

Thu tuong: Thi diem don 2-3 trieu khach quoc te den Phu Quoc

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu kiểm soát tốt dịch bệnh là yếu tố quyết định phục hồi kinh tế. Ảnh: Nhật Bắc/VGP.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, trước hết chọn 1-2 tổ chức để làm trước, rút kinh nghiệm. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; triệt để tiết kiệm chi hơn nữa để tập trung nguồn cho phòng, chống dịch.

“Phải có biện pháp thu phù hợp với tình hình khi người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn, có cách làm tốt hơn, đặc biệt là đẩy mạnh chuyển đổi số, thu thuế trực tuyến để tránh thất thu và an toàn về phòng, chống dịch”, Thủ tướng lưu ý.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tập trung cho hạ tầng cứng và mềm; nơi nào không giải ngân được, không có dự án thì dứt khoát cắt vốn, tập trung cho các dự án tốt. Sắp tới, lãnh đạo Chính phủ sẽ làm việc với các địa phương, bộ ngành có tỷ lệ giải ngân dưới 40% để có giải pháp phù hợp.

Khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã trong bối cảnh dịch bệnh sau khi được ban hành. Tập trung đẩy nhanh tiến độ sửa đổi các quy định pháp luật còn chồng chéo, chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tiễn. Các cấp, các ngành chủ động tiếp nhận, xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc xuất hiện từ tình hình dịch bệnh cho doanh nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ, không để ứ đọng nông sản nhằm đảm bảo không bị đứt gãy chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất cung ứng. Bảo đảm nguồn cung giống cây trồng, vật nuôi, không để gián đoạn sản xuất.

“Trong lúc khó khăn này, phải biến nguy thành cơ, cơ hội để đánh giá quản trị quốc gia, cơ hội đánh giá cán bộ, cơ hội chuyển đổi số, phát triển kinh tế số” Thủ tướng nhấn mạnh.

Hơn 15 triệu lao động được hỗ trợ

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng chịu tác động rất lớn bởi dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhanh, khó dự đoán, gây bất ngờ cho các nước, trong đó có Việt Nam.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm, giải ngân vốn đầu tư công chậm, đến nay mới đạt 40,6% kế hoạch, trong đó vốn ngoài nước đạt 7,94%. Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm; tình hình an ninh, trật tự trên một số địa bàn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp...

Tuy nhiên bức tranh kinh tế vĩ mô vẫn ổn định, lạm phát được kiểm soát, CPI tháng 8 tăng 0,25% so với tháng 7; bình quân 8 tháng tăng 1,79% so với cùng kỳ và là thấp nhất kể từ năm 2016. Thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm.

Thu ngân sách mặc dù trong những tháng gần đây có xu hướng giảm do tác động của dịch bệnh nhưng tính chung 8 tháng đạt gần 75% dự toán, tăng hơn 14% so với cùng kỳ, góp phần bảo đảm các nhiệm vụ chi, nhất là cho phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người dân.

Sản xuất nông nghiệp là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 8 tháng tăng 5,6%, trong đó một số địa phương tăng ở mức cao như Ninh Thuận tăng 34,1%; Nghệ An tăng 23,1%; Hải Phòng tăng 20,6%; Bắc Ninh tăng 9,8%...

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng tăng 27,2% (xuất khẩu tăng 21,2%). Thị trường trong nước được chú trọng; thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt có chiều hướng phát triển. Vốn FDI thực hiện hơn 11,58 tỷ USD, tăng trưởng 2%.

Công tác hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, nhất là những nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Chính phủ sắp ban hành nghị quyết về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.

Đến nay cả nước có khoảng 15 triệu lao động được hỗ trợ theo Nghị quyết 68 với tổng số tiền 8.400 tỷ đồng; hỗ trợ 1,2 triệu lao động tự do với số tiền hơn 2.100 tỷ đồng; có 37.000 hộ sản xuất kinh doanh được nhận hỗ trợ. Xuất cấp 134.000 tấn gạo hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch bệnh; triển khai 2 triệu túi an sinh xã hội.

Ăn lẩu hết 7 triệu, cả đoàn khách Trung Quốc không ai chịu trả tiền

Đoàn khách du lịch Trung Quốc 12 người vào một quán lẩu ở thành phố Đài Bắc ăn 2 nồi lẩu rồi rời đi mà không ai chịu thanh toán hóa đơn gần 7 triệu đồng.

Ăn lẩu hết 7 triệu, cả đoàn khách Trung Quốc không ai chịu trả tiền
Sự việc xảy ra tại một nhà hàng lẩu ở quận Da'an, thành phố Đài Bắc, Đài Loan, Trung Quốc vào ngày 16/11 vừa qua.

Đẹp tựa trời Âu, Đại học ở Đà Lạt khiến CĐM phải lên tận nơi check-in

(Kiến Thức) - Nằm bên bờ hồ Xuân Hương, trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt với lối kiến trúc đặc biệt và tuổi đời gần 100 năm tuổi trở thành điểm check-in đẹp tựa trời Âu khiến khách du lịch phải lên tận nơi chụp ảnh khi tới du lịch "thành phố mộng mơ".

Đẹp tựa trời Âu, Đại học ở Đà Lạt khiến CĐM phải lên tận nơi check-in
Dep tua troi Au, Dai hoc o Da Lat khien CDM phai len tan noi check-in
 Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là điểm check-in không thể bỏ qua với những người từng có dịp lên du lịch "cao nguyên mộng mơ". Ngôi trường có tuổi đời gần 100 năm này là công trình cho kiến trúc sư người Pháp thực hiện. Ảnh: Vân Nguyễn

Tour nội địa giảm sâu: Cách tránh “dính bẫy” combo du lịch giá rẻ

(Kiến Thức) - Đi du lịch thời điểm này người tiêu dùng sẽ được hưởng nhiều ưu đãi về giá. Dù vậy, khách hàng cũng nên tìm hiểu kỹ về đơn vị cung cấp tour du lịch để tránh tiền mất tật mang. 

Tour nội địa giảm sâu: Cách tránh “dính bẫy” combo du lịch giá rẻ
Công ty du lịch ồ ạt tung khuyến mại

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.