Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu mở cửa lại tất cả trường học từ 7/2 đến 14/2

Chiều 3/2 (mùng 3 Tết Nhâm Dần), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình Tết Nguyên đán Nhâm Dần từ ngày 31-1 (29 tháng Chạp) đến hết ngày 2-2 (Mùng 2 Tết) và các nhiệm vụ trọng tâm sau Tết.

Mở cửa du lịch an toàn càng sớm càng tốt

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, do đó cần coi trọng công tác phòng chống dịch, không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. 

Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần “vui Xuân mới không quên nhiệm vụ mới”. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành đóng góp ý kiến để ngay sau kỳ nghỉ Tết, Thủ tướng ban hành Chỉ thị về những nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết và quý I năm 2022.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, cần tiếp tục kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì tiếp tục thúc đẩy chiến dịch thần tốc tiêm chủng vaccine mùa Xuân. Kinh nghiệm cho thấy khi mũi 3 phát huy tác dụng thì việc mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế - xã hội rất an toàn.

Thủ tướng yêu cầu mở cửa trường học trên phạm vi toàn quốc tại tất cả các cấp học từ 7-2 - 14-2 theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, bảo đảm để các cháu đi học an toàn, khoa học, hiệu quả, hợp lý và giúp các phụ huynh học sinh bớt lo toan.

Thu tuong Pham Minh Chinh yeu cau mo cua lai tat ca truong hoc tu 7/2 den 14/2

Thủ tướng yêu cầu mở cửa trường học trên phạm vi toàn quốc tại tất cả các cấp học từ 7-2 - 14-2. Ảnh: VGP

Thủ tướng cũng yêu cầu chuẩn bị mở cửa du lịch an toàn càng sớm càng tốt, chậm nhất là dịp 30-4 - 1-5 và cố gắng từ 30-3, sau khi cơ bản tiêm mũi thứ 3 cho các đối tượng chỉ định và có quy định kiểm soát xuất nhập cảnh hợp lý.

Thủ tướng tiếp tục nhấn mạnh tinh thần chung là khi chính sách đã ban hành thì phải thực hiện nghiêm túc, thống nhất, nhất quán trên toàn quốc, “không có lý do gì để các địa phương ban hành các quy định trái với quy định chung”.

Thủ tướng cũng lưu ý nhiệm vụ tiếp tục bảo đảm trật tự an toàn xã hội cho nhân dân, an ninh, an toàn, an dân để phục vụ kiểm soát dịch bệnh, phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Làm tốt công tác phòng ngừa, chuẩn bị ứng phó tình trạng cháy rừng và hạn hán có thể xảy ra.

Nhân dịp kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930-3-2-2022), thay mặt Chính phủ, Thủ tướng đã gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta quyết tâm thực hiện nghiêm túc, hiệu quả đường lối, chính sách Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và các cơ quan.

Thu tuong Pham Minh Chinh yeu cau mo cua lai tat ca truong hoc tu 7/2 den 14/2-Hinh-2

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tại cuộc họp. Ảnh: VGP

Số ca mắc mới, số chuyển nặng, tử vong có xu hướng giảm

Về tình hình dịch bệnh, theo báo cáo của Bộ Y tế, trong năm ngày nghỉ Tết (từ 29-1 - 2-2-2022), trung bình mỗi ngày ghi nhận khoảng 12.200 ca mắc và 100 ca tử vong (thấp hơn so với tuần trước đó, mỗi ngày ghi nhận khoảng 15.300 ca mắc và 140 ca tử vong). So với tuần trước, số ca tử vong trong tuần giảm 22%, số ca đang điều trị tại bệnh viện giảm 15,1% và số ca nặng, nguy kịch giảm 22,4%.

Trong 5 ngày nghỉ, cả nước tiếp tục chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân với hơn 782.000 liều tại 30 tỉnh, thành phố; trong đó có 92.689 liều mũi 2, 339.512 liều bổ sung và 311.221 liều mũi 3 (liều nhắc lại).

Theo nhận định của Bộ Y tế, đến nay, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước; công tác phòng, chống dịch đang từng bước đạt được những kết quả khả quan. Số ca mắc mới, số chuyển nặng, tử vong có xu hướng giảm. Các hoạt động giao thương, đi lại của người dân trong dịp Tết cơ bản diễn ra thuận lợi.

Các ý kiến tại cuộc họp cũng nhận định trong dịp Tết, các ca nhiễm, chuyển bệnh nặng và tử vong có xu hướng giảm có thể là dấu hiệu tích cực đối với công tác kiểm soát, phòng, chống dịch trong thời gian tới, tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế, xã hội tiếp tục có bước phục hồi mạnh mẽ. Công tác khám chữa bệnh được tổ chức thực hiện nghiêm túc.

Mặc dù vậy, trong bối cảnh nước ta đang dần mở cửa lại các hoạt động phục hồi, phát triển kinh tế xã hội; nhất là trong dịp Tết Nguyên đán có sự gia tăng giao lưu đi lại của người dân tại tất cả các địa phương, việc tổ chức lễ hội văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, việc thăm hỏi người thân, việc di chuyển của người dân trở lại làm việc sau Tết… dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ gia tăng số ca nhiễm bệnh sau dịp Tết, lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, kể cả việc lây nhiễm biến thể Omicron.

Nếu không kiểm soát, số mắc tăng quá mức, sẽ tăng ca nặng, gây quá tải hệ thống y tế dẫn đến nhiều trường hợp tử vong ngoài ý muốn.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết thêm, tính đến thời điểm này, nhiều chỉ số cho thấy Tết Nhâm Dần là một cái Tết yên bình về mặt y tế. So với cùng kỳ Tết Tân Sửu 2021, số ca khám cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông giảm 172,8%, số ca tử vong do tai nạn giao thông giảm 34,3%; số ca khám, cấp cứu do tai nạn pháo nổ tăng 45%; số ca khám, cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ khác tăng 350%; số ca cấp cứu tai nạn đánh nhau giảm 211,4%, số ca tai nạn do đánh nhau phải nhập viện giảm 98,3%. Theo thông tin từ hệ thống trực an toàn thực phẩm, đến ngày 2-2-2022 chưa ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết Bộ đã quyết liệt chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đưa học sinh trở lại trường sau Tết.

Theo tổng hợp, 100% các trường đại học, cao đẳng đã lên kế hoạch đưa sinh viên trở lại trong tháng 2, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đã lên kế hoạch cho học sinh trung học đi học từ 7-14-2;  60 tỉnh, thành phố đã có kế hoạch với học sinh tiểu học, mầm non, còn Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai đã lên kế hoạch nhưng phải chờ việc lấy ý kiến phụ huynh để ấn định ngày đi học cụ thể.

Huyền tích hổ mẹ hổ con cứu mạng vua Lê Đại Hành

Chuyện rằng khi còn hàn vi, đang thời kỳ đi chiêu tập anh tài, kết bạn, Lê Hoàn bị lạc vào một khu rừng rậm cây cối chằng chịt, không biết phương hướng nào để thoát ra. 

Lê Đại Hành sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu (941), xuất thân từ nhà thường dân, cha là Lê Mịch làm nghề đơm đó, mẹ là Đặng thị (không rõ tên), còn dân gian gọi là Đặng Thị Sen, bà làm công quả quét sân chùa, do đó với có câu truyền tụng về vua như sau: “Cha đó cá, mẹ lá chùa”. Sau này khi đã làm vua, ông truy phong cha làm Trường Hưng Vương và mẹ làm Hoàng thái hậu.
Tượng vua Lê Đại Hành. Ảnh: Youtube
Tượng vua Lê Đại Hành. Ảnh: Youtube.
Cách sách sử ghi chép về quê quán của Lê Đại Hành không đồng nhất, sách Đại Việt sử lược chép Lê Đại Hành quê ở Trường Châu (nay là tỉnh Ninh Bình), còn sách Đại Việt sử ký, bản kỷ thì viết ông người làng Bảo Thái, huyện Thanh Liêm (nay thuộc tỉnh Hà Nam). Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi quê vua ở Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay), có tài liệu còn ghi rõ nguyên quán vua ở Kẻ Sập, sách Khả Lập, huyện Thụy Nguyên (nay là thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa).
Lê Đại Hành đăng quang ngôi vị tháng 7 năm Canh Thìn (980), làm vua đến tháng 3 năm Ất Tị (1005) thì mất ở điện Trường Xuân, kinh đô Hoa Lư, thọ 64 tuổi. Thi hài vua được an táng tại sơn lăng Trường Yên, dưới chân núi Hoàn Ỷ Sơn (nay thuộc Hoa Lư, Ninh Bình), làm vua được 25 năm. Đánh giá về ông, sử sách nhận định cả ưu điểm và nhược điểm, sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Vua nhân gian dâm trong cung mà lấy được nước, dẹp giặc bên ngoài, để yên lòng dân, trong nước lặng yên, Bắc Nam vô sự. Tiếc rằng không sớm đặt con nối, để cho con cái làm loạn bên trong, rồi đến mất nước; về luân thường vợ chồng có nhiều điều đáng thẹn”.
Về vị vua này, có một giai thoại khá thú vị liên quan đến hổ. Chuyện kể rằng ở phía Nam làng Nhuế, xã Liêm Cần (Thanh Liêm, Hà Nam) có địa danh gọi là “Mả Kễnh” (kễnh là một từ khác để gọi hổ, nên mả kễnh = mả hổ) có liên quan đến giai thoại lạ về Lê Đại Hành được hổ cứu nạn.
Giai ma huyen tich ho me ho con cuu mang vua Le Dai Hanh
Tranh minh họa vua Lê Đại Hành. Nguồn: Internet. 
Chuyện rằng khi còn hàn vi, đang thời kỳ đi chiêu tập anh tài, kết bạn, Lê Hoàn bị lạc vào một khu rừng rậm cây cối chằng chịt, không biết phương hướng nào để thoát ra. Bất chợt ông thấy một vệt máu dài trước mặt, thế rồi ông cứ lần theo vệt máu ấy mà đi, vệt máu dẫn ông thoát khỏi khu rừng và về tới tận núi Bảo Cái quê nhà thì hết.
Lúc đó ông tìm quanh xem có sự lạ gì liên quan đến vệt máu ấy thì thấy xác một con hổ trắng, khi lật ngửa xác hổ lên, Lê Hoàn thấy ngực hổ bị xé toạc, từ vết thương máu vẫn còn rỉ. Đoán rằng con hổ đó đã hi sinh thân mình để cứu ông, Lê Hoàn xót xa, cảm động; ông đem xác hổ chôn cất bên bờ sông.
Từ hôm đó, đêm nào người ta cũng nghe tiếng gào thét, tiếng khóc thê thảm ở bờ sông. Biết chuyện, Lê Hoàn rình xem thì vào một đêm ông thấy có hai con hổ trắng từ rừng tiến đến bên mộ con hổ mà ông chôn cất, chúng dừng lại phục xuống mà kêu gào, khóc thảm. Biết chúng là con của ân nhân, Lê Hoàn tiến lại nói rằng:
- Mẹ hai vị đã vì tôi mà chết, ơn cứu mạng này biết đền đáp ra sao?
Theo sách viết về huyền thoại, truyền thuyết Đinh Lê ở Hà Nam thì khi nghe Lê Hoàn nói, hai hổ trắng lau nước mắt nhìn ông “rồi ngửa mặt nhìn trời, cúi mặt nhìn đất, quay nhìn bốn hướng, cúi đầu lạy tạ”, sau đó chúng quay hướng đi về rừng.
Lúc ấy Lê Hoàn trầm tư suy nghĩ, cho rằng ý hổ muốn nói rằng giữ yên trời đất, bốn phương non nước này là cách đền ơn trả nghĩa tốt nhất. Vừa lạy tạ trước mộ hổ mẹ thì đột nhiên có tiếng hô hét vang lên, đuốc lửa sáng rực khiến hai hổ con hoảng sợ cuống cuồng tìm đường chạy, hóa ra là một đoàn thợ săn rình bắt hổ, Lê Hoàn vội vàng lao đến cản nhưng không kịp, hai con hổ bị bắn tên độc đầy mình.
Trong lúc hỗn loạn, Lê Hoàn cũng không may dính hai mũi tên vào vai, thấy vậy một con hổ đem hết sức còn lại lao lên rút tên độc ra, con còn lại nhảy lên cắn đứt phần thịt ngấm độc ở vai Lê Hoàn rồi cùng lăn ra chết.
Khi toán thợ săn chạy đến chứng kiến cảnh tượng lạ, họ nghe Lê Hoàn kể lại ngọn ngành câu chuyện, tất cả đều hối hận ngậm ngùi rồi cùng nhau chôn cất hai hổ bên mộ hổ mẹ. Nơi đó, sau này người dân gọi là “Mả Kễnh” hay “cửa Kễnh” ở Liêm Cần (Thanh Liêm, Hà Nam), đến nay ở đây vẫn lưu truyền câu cửa miệng: “Đi qua Mả Kễnh mà lên đồng rừng”, hay “Đi qua cửa Kễnh mà lên đồng rừng”.

Toyota Corolla Altis 2022 sắp về Việt Nam

Toyota Corolla Altis 2022 không hề thua kém Mazda3 về công nghệ và thậm chí còn có thể có đủ sức lấy lại danh tiếng khi xưa.

Toyota Corolla Altis 2022 sap ve Viet Nam, co ca dong co Hybrid

Sau nhiều tháng mong đợi, cuối cùng Toyota Corolla Altis 2022 mới đã bước đầu “đánh tiếng” tại Việt Nam. Theo thông tin từ đại lý, thế hệ mới của mẫu sedan hạng C này cũng được hãng xe Nhật Bản lên kế hoạch ra mắt vào tháng 3/2022 tới đây tương tự như bộ đôi Toyota Avanza 2022 và Toyota Veloz 2022.

Toyota Corolla Altis 2022 sap ve Viet Nam, co ca dong co Hybrid-Hinh-2

Đúng với chiến lược trẻ hóa dòng sản phẩm của Toyota Việt Nam, Corolla Altis thế hệ mới sẽ có nhiều điểm hấp dẫn nổi bật hơn hẳn so với thế hệ cũ. Về ngoại hình, xe được phát triển dựa trên cơ sở gầm bệ TNGA mới tương tự như "đàn anh" Camry.

Toyota Corolla Altis 2022 sap ve Viet Nam, co ca dong co Hybrid-Hinh-3
Cụ thể việc thiết kế cột A sẽ được thu nhỏ, trọng tâm lái đặt thấp hơn giúp cải thiện được tầm quan sát. Xe sẽ được trang bị hệ thống đèn full LED, tích hợp đèn pha tự động thích ứng trên bản 1.8V và 1.8HV, đây cũng là tính năng thuộc gói công nghệ Toyota Safety Sense.
Toyota Corolla Altis 2022 sap ve Viet Nam, co ca dong co Hybrid-Hinh-4
Mâm hợp kim có 2 kích thước, thứ nhất là 16 inch cho bản 1.8G tiêu chuẩn và 17 inch cho 2 phiên bản còn lại. Ngoài ra, gương chiếu hậu trên bản 1.8HV còn có tính năng tự động điều chỉnh khi lùi giống xe ở thị trường Thái Lan.
Toyota Corolla Altis 2022 sap ve Viet Nam, co ca dong co Hybrid-Hinh-5
Bước và bên trong, nội thất của mẫu xe sedan Toyota Corolla Altis 2022 cũng mang thiết kế hiện đại với màn hình giải trí 8 inch đặt nổi (trên 2 bản 1.8V và 1.8HV) có kết nối Apple CarPlay không dây, bảng đồng hồ thông tin 7 inch sau vô lăng.
Toyota Corolla Altis 2022 sap ve Viet Nam, co ca dong co Hybrid-Hinh-6
Một số tiện nghi hấp dẫn của xe Toyota Corolla Altis thế hệ mới gồm có điều hòa tự động 2 vùng, ghế chỉnh điện, phanh tay điện tử và nhiều khả năng là cả sạc điện thoại không dây...
Toyota Corolla Altis 2022 sap ve Viet Nam, co ca dong co Hybrid-Hinh-7
Theo một số tư vấn bán hàng tại Việt Nam cho hay, mẫu xe này sẽ có cả động cơ Hybrid và gói công nghệ Toyota Safety Sense 2.0, 2 chi tiết đang dần phổ cập trên các dòng xe Toyota hiện nay, điển hình là Toyota Corolla Cross và Toyota Camry.
Toyota Corolla Altis 2022 sap ve Viet Nam, co ca dong co Hybrid-Hinh-8
Được biết, cách sắp xếp phiên bản của Toyota Corolla Altis 2022 mới sắp về Việt Nam cũng sẽ có sự thay đổi, gồm có 1.8G, 1.8V và 1.8HV tương tự như mẫu C-SUV Toyota Corolla Cross.
Toyota Corolla Altis 2022 sap ve Viet Nam, co ca dong co Hybrid-Hinh-9
 Bên dưới nắp ca-pô, Toyota Corolla Altis 2022 sẽ có 2 tùy chọn động cơ. Đầu tiên là máy xăng 1.8L sản sinh công suất tối đa 138 mã lực cùng mô-men xoắn cực đại đạt 173 Nm. 
Toyota Corolla Altis 2022 sap ve Viet Nam, co ca dong co Hybrid-Hinh-10
 Thứ 2 là động cơ Hybrid (bản 1.8HV) gồm máy xăng 1.8L có thông số kỹ thuật là 97 mã lực và 142 Nm, kết hợp với mô-tơ điện có 72 mã lực và 163 Nm cho tổng công suất là 122 mã lực. Về phần trang bị an toàn, ngoài gói Toyota Safety Sense 2.0 trên bản 1.8V và 1.8HV, được biết trên bản cao nhất xe còn được trang bị thêm cảnh báo điểm mù.
Toyota Corolla Altis 2022 sap ve Viet Nam, co ca dong co Hybrid-Hinh-11
Mức giá xe Toyota Corolla Altis 2022 vẫn là một ẩn số tại Việt Nam. Với thế hệ mới này, Corolla Altis và Honda Civic chuẩn bị đón bán nâng cấp. Hiện tại ở phân khúc sedan hạng C chỉ còn Hyundai Elantra là vẫn “bình chân như vại” nhưng sẽ không tụt lại phía sau quá lâu.

Tin mới