Thủ tướng nói rõ về cách ly toàn xã hội

Sáng 1/4, phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020, Thủ tướng nêu rõ cách ly xã hội không phải ngăn cấm giao thông, phong tỏa xã hội…

Phiên họp tổ chức theo hình thức trực tuyến, kết nối tới 21 bộ, cơ quan ngang bộ, 7 cơ quan thuộc Chính phủ và TP. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết phiên họp diễn ra trong bối cảnh COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu, lây nhiễm tới trên 200 nước và vùng lãnh thổ, có hàng chục vạn người nhiễm và hàng vạn người tử vong.

Trong bối cảnh như vậy, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đoàn kết một lòng, quyết tâm chống dịch đạt kết quả tốt đẹp. Thủ tướng đã ban hành các Chỉ thị 15, 16 về các biện pháp phòng chống dịch và tại Chỉ thị 16 ban hành ngày 31/3, có đặt vấn đề cách ly xã hội.
Thu tuong noi ro ve cach ly toan xa hoi
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp.

Giải thích thêm về vấn đề này, Thủ tướng nói rõ cách ly xã hội là một tình huống pháp lý không trái pháp luật để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của nhân dân. Cách ly xã hội mang ý nghĩa là giữ khoảng cách trong xã hội để đối phó với tình huống nguy hiểm, bùng phát dịch bệnh, giữ khoảng cách người với người, cộng đồng với cộng đồng, không phải là ngăn cấm giao thông, chưa phải phong toả xã hội mà chỉ hạn chế giao thông.

Trong bối cảnh ấy, chúng ta vẫn phải duy trì hàng hoá lưu thông, sản xuất an toàn, nhất là hàng thiết yếu, vật tư y tế, hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt xuất khẩu bằng đường biển, đường bộ vẫn bình thường.

Bảo đảm làm việc tại nhà bình thường, chất lượng công việc tốt, đặc biệt thời gian công việc. Trong Chỉ thị 16 vừa ban hành cũng đặt vấn đề là có hiệu lực trong vòng 15 ngày, đây là khoảng “thời gian vàng” để hạn chế tối đa việc lây nhiễm ra cộng đồng, vấn đề một số nước đã vấp phải.

“Nếu chúng ta không cương quyết việc này thì hậu quả khôn lường đối với sức khoẻ, tính mạng của nhân dân”, Thủ tướng nêu rõ.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng khẳng định: “Chính phủ Việt Nam chủ động kiểm soát mọi tình hình”. Thủ tướng dẫn lại đánh giá của Ngân hàng Thế giới (trong Báo cáo Đông Á và Thái Bình Dương thời COVID-19 vừa được công bố chiều 31/3) nhìn nhận nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững trước các cú sốc bên ngoài trong mấy tháng đầu năm 2020, không gục ngã, đặt mức tăng trưởng cao nhất.
Thu tuong noi ro ve cach ly toan xa hoi-Hinh-2
 

Quý I/2020, tăng trưởng đạt 3,82%, mức thấp nhất trong 11 năm qua nhưng là con số cao nhất trong số các nước có được số liệu đến thời điểm này.

Với điều kiện hội nhập như Việt Nam, chúng ta đã cố gắng giữ vững nhịp độ cần thiết. Chính phủ nỗ lực bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt lo cho người dân, nhất là người, những người thất nghiệp.

Thủ tướng cho biết, hôm nay, Chính phủ sẽ thảo luận nghị quyết về gói an sinh xã hội quan trọng này.

“Chính phủ sẽ tiếp tục thảo luận, ban hành những chủ trương, biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh đầu tư công, bảo đảm an ninh trật tự nhưng trước hết đánh giá tác động trực tiếp nhất của vấn đề này là an sinh xã hội cho người dân”, Thủ tướng nói.

Trong 15 ngày tới là thời điểm quyết định để ngăn chặn dịch. Nếu quyết liệt, cách ly xã hội, cách ly người với người thì chúng ta sẽ hạn chế được tổn thất về tính mạng người dân. Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm các chủ trương, biện pháp mà Chính phủ đã nêu. Các cấp, các ngành phải tập trung sức chỉ đạo thực hiện quyết liệt những giải pháp có thể có để ngăn chặn hiệu quả, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật cần thiết, thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng; yêu cầu mọi người dân tích cực chấp hành việc khai báo y tế tự nguyện, phải tự bảo vệ mình, gia đình mình, tham gia có trách nhiệm vào các hoạt động phòng chống của các cơ quan có chức năng.

Thủ tướng nhấn mạnh: “Tôi yêu cầu người đứng đầu doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm áp dụng biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khoẻ, an toàn cho người dân. Tôi xin nhắc lại thời gian 15 ngày tới có ý nghĩa quyết định việc dịch có bùng phát trên diện rộng hay không ở nước ta”. Thủ tướng mong "từng người, từng nhà, từng doanh nghiệp, từng khu phố, thôn xóm, bản làng, từng xã, từng huyện, từng tỉnh, từng thành phố đều là những pháo đài phòng chống dịch. Từng người dân Việt Nam đều là những chiến sĩ phòng, chống dịch".

Vũ Khắc Tiệp nói gì về thời gian tự cách ly tại nhà do trở về từ vùng dịch Covid-19

(VietnamDaily) - Sau thông tin bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19 tại Việt Nam từng dự show thời trang tại Milan (Italy), Khắc Tiệp vào nơi cách ly. Trước đó, anh tự cách ly ở nhà. 
 
 

Mới đây, trên trang cá nhân, Khắc Tiệp cho biết, anh đã đi cách ly sau khi Sở Y tế TP HCM kêu gọi các nghệ sĩ từng tham gia các sự kiện thời trang tại Milan (Italy) có bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19 đi kiểm tra sức khỏe. Ông bầu chia sẻ: “Hôm nay là 14 ngày đặt chân tới Việt Nam.

Sếp công ty điện gió ở Quảng Trị cho 'lính' đi cách ly thay mình bị xử thế nào?

(VietnamDaily) - Luật sư Cường cho rằng, hành vi trốn tránh cách ly mà gây hậu quả nghiêm trọng, người trốn tránh mắc bệnh và lây bệnh cho công đồng (với lỗi cố ý) thì có căn cứ xử lý hình sự về tội làm lây lan bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều 240 Bộ luật hình sự.

Dư luận tỉnh Quảng Trị và cả nước đang xôn xao trước sự việc Chủ tịch HĐQT Công ty điện gió khi bị yêu cầu cách ly để theo dõi dịch Covid-19 đã để nhân viên đi thay.
Trước đó, 4 người thuộc một Công ty Điện gió đến lưu trú, làm việc tại địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) gồm: N.T.L, N.B.S, N.M.Đ, L.T.H (cùng trú tại Hà Nội).

Tin mới