Thủ tướng nêu 3 đột phá để phục hồi kinh tế

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Việt Nam đang tập trung cho ba khâu đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực.

Sáng 21-2, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự phiên cấp cao Diễn đàn doanh nghiệp (DN) Việt Nam (VN) (VBF) thường niên với chủ đề “Phục hồi kinh tế và phát triển chuỗi cung ứng trong bối cảnh bình thường mới”.

Diễn đàn do Bộ KH&ĐT, Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và Liên minh Diễn đàn DN VN tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại các điểm cầu.

Thu tuong neu 3 dot pha de phuc hoi kinh te

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên cấp cao Diễn đàn
doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF). Ảnh: TTXVN

Sẽ có làn sóng FDI mới vào Việt Nam

Tại diễn đàn, các hiệp hội DN Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều đánh giá cao những nỗ lực và kết quả tích cực trong năm 2021, lạc quan về triển vọng mở cửa, phục hồi và phát triển của VN, với sự lãnh đạo vững vàng, những cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và sự đoàn kết vững chắc của nhân dân.

Theo Hiệp hội DN Hàn Quốc, VN đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc lấy lại đà tăng trưởng nhờ việc gia tăng kim ngạch thương mại và phục hồi nền kinh tế nhanh chóng, bất chấp những hoàn cảnh khó khăn do đại dịch gây ra. Cùng với đó, Chính phủ VN đã không ngừng hỗ trợ rất tích cực cho các DN.

Hiệp hội DN châu Âu  đánh giá cao việc “Chính phủ VN đã triển khai nhanh chóng việc tiêm phủ vaccine, với nỗ lực không mệt mỏi và anh hùng của các chuyên gia y tế trên tuyến đầu, đã giúp đất nước dần mở cửa trở lại”.

Theo Chủ tịch Eurocham Alain Cany, các DN đã đưa ra những tín hiệu lạc quan và tự tin với môi trường đầu tư “bình thường mới” của VN, khi chỉ số môi trường kinh doanh của Eurocham đã tăng 42 điểm lên 61 điểm vào tháng 1.

“Khi dịch  COVID-19 dần được kiểm soát, EVFTA đã có hiệu lực và EVIPA sẽ sớm được thực hiện, VN có cơ hội thu hút một làn sóng FDI mới từ các nhà đầu tư châu Âu đang tìm kiếm một môi trường đầu tư đầy tiềm năng, an toàn và cạnh tranh” - ông Alain Cany nhận định.

Giám đốc quốc gia WB Carolyn Turk chia sẻ về khả năng chống chịu, tính cạnh tranh và tính xanh của nền kinh tế VN. Bên cạnh nêu một số khuyến nghị, bà Carolyn Turk cho biết WB và các đối tác sẽ tiếp tục hợp tác, ủng hộ VN trong quá trình thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và giảm phát thải cùng lúc.

Ghi nhận những nỗ lực tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh của Chính phủ trong năm 2021, các ý kiến cũng nêu nhiều kiến nghị nhằm nâng cao năng lực ngành sản xuất, công nghiệp hỗ trợ trong nước. Cạnh đó là phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; tăng cường liên kết giữa DN FDI và DN trong nước; cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng; phát triển kinh tế bền vững trên nền tảng công nghệ số, kinh tế số và chính phủ số…

Ba đột phá về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực

Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, “trách nhiệm với VN, yêu VN và hiểu VN”, đánh giá khách quan, sát thực tế về những thành tựu, khó khăn, vướng mắc của VN.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, Thủ tướng bày tỏ trân trọng cám ơn sự giúp đỡ quý báu của bạn bè, đối tác quốc tế, các DN, nhà đầu tư với VN thời gian qua; đồng thời chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc, mất mát, thiệt thòi, hy sinh của các DN, hiệp hội DN, tổ chức quốc tế do đại dịch trên toàn cầu cũng như tại VN.

Theo Thủ tướng, VN đang tập trung cho ba khâu đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực.

Về thể chế, VN sẽ tập trung sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, nhất là các vấn đề thực tiễn mới phát sinh, cần điều chỉnh để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Về hạ tầng, VN tập trung cho hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng số, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu...

Về đào tạo nguồn nhân lực, VN chuyển mạnh từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.

Thủ tướng nhấn mạnh VN đang đẩy mạnh chuyển đổi số (xây dựng hạ tầng số, chính phủ số, công dân số, phát triển kinh tế số) và đẩy mạnh chuyển đổi xanh, trên tinh thần không đánh đổi môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Trong điều kiện một nước đang phát triển, trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt, còn rất nhiều khó khăn, thách thức, Thủ tướng nhấn mạnh VN kêu gọi bảo đảm công bằng, công lý trong quá trình chuyển đổi xanh…•

Phải xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và ổn định

Theo Thủ tướng, VN đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu trong bối cảnh khó khăn của năm 2021.

Thứ nhất, tình hình càng khó khăn, phức tạp, càng phải giữ vững bản lĩnh, đoàn kết, thống nhất, bình tĩnh, kiên trì, sáng suốt lựa chọn con đường, giải pháp phù hợp, tổ chức thực hiện hiệu quả.

Thứ hai, phải xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, không để đứt gãy các chuỗi cung ứng, phối hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác.

Thứ ba, với các vấn đề như dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, VN xác định cách tiếp cận toàn cầu, đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương… 

Giá heo hơi hôm nay giảm cao nhất 3.000 đồng/kg

(Vietnamdaily) - Giá heo hơi hôm nay 22/2 ghi nhận giảm 1.000 - 3.000 đồng/kg và được thu mua trong khoảng 54.000 - 57.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại miền Bắc giảm mạnh
Cụ thể, giá heo hơi tại tỉnh Thái Bình điều chỉnh giao dịch xuống còn 55.000 đồng/kg.

ACB tiếp tục kế hoạch tăng vốn bằng trả cổ tức trong năm 2022

(Vietnamdaily) - Năm 2022 ACB tiếp tục lên kế hoạch tăng vốn điều lệ từ cổ tức bằng cổ phiếu.

Ngày 7/4, Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) sẽ tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2022 bàn về loạt vấn đề quan trọng.

Tin mới