Thủ tướng Medvedev và toàn bộ Chính phủ Nga từ chức

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thông báo ông cùng toàn bộ thành viên Chính phủ từ chức để tạo điều kiện cho Tổng thống Putin sửa hiến pháp.

Thủ tướng Medvedev và toàn bộ Chính phủ Nga từ chức
Ngay sau thông điệp của Tổng thống gửi Quốc hội Liên bang, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố toàn bộ chính phủ từ chức.
“Ngài Vladimir Vladimirovich đã phác thảo một số thay đổi cơ bản đối với Hiến Pháp... Đây là những thay đổi đáng kể không chỉ đối với một số điều khoản của Hiến pháp, mà còn đối với toàn bộ cán cân quyền lực. Cơ quan hành pháp, ngành lập pháp, ngành tư pháp.
Trong bối cảnh này, rõ ràng là chính phủ nên cung cấp cho Tổng thống của đất nước ta cơ hội để đưa ra tất cả các quyết định cần thiết cho việc này. Và trong những điều kiện này, tôi tin rằng điều đó là đúng đắn, theo Mục 117 của Hiến pháp, Chính phủ với thành phần đương nhiệm xin từ chức” - ông Medvedev nói trong cuộc họp với người đứng đầu nhà nước sau Thông điệp Liên bang hôm 15/1.
Thu tuong Medvedev va toan bo Chinh phu Nga tu chuc

Chính phủ Nga tuyên bố từ chức. (Ảnh: RIA)

Tổng thống Putin cảm ơn các thành viên của chính phủ đã làm việc cùng nhau, “mặc dù không phải mọi thứ đều ổn”. Nhà lãnh đạo Nga cũng cho biết, trong tương lai gần, ông sẽ gặp gỡ từng thành viên của Nội các. Hiện tại ông yêu cầu họ hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách đầy đủ.

Thu tuong Medvedev va toan bo Chinh phu Nga tu chuc-Hinh-2

Ông Putin và ông Medvedev ngày 15/1. (Ảnh: Reuters) 

Ngoài ra, Tổng thống Putin cũng thông báo ý định giới thiệu chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh và đề cử ông Medvedev vào vị trí đó. Tại vị trí đó, theo ông Putin, người đứng đầu hiện tại của Nội các có thể giải quyết các vấn đề về quốc phòng và an ninh.

Trước đó, trong thông điệp gửi tới Quốc hội Liên bang, nhà lãnh đạo Nga đã đề xuất chỉ đạo Duma Quốc gia không chỉ phối hợp đưa ra ý kiến mà còn phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng, điều này sẽ làm thay đổi thực sự hệ thống chính trị, nhưng đồng thời sẽ giúp sự tương tác giữa cơ quan dân cử và cơ quan hành pháp được hiệu quả hơn.

>>> Xem thêm video: Putin đề cử Medvedev làm Thủ tướng Nga

Nguồn: VTC 1.

Duyên nợ của Tổng thống Putin và Đảng Nước Nga Thống nhất

(Kiến Thức) - Dù được coi một chính đảng khá non trẻ nhưng Đảng Nước Nga Thống nhất luôn giành được thắng lợi lớn trong các cuộc bầu cử Hạ viện Nga.

Duyên nợ của Tổng thống Putin và Đảng Nước Nga Thống nhất
Ngày 6/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ tiếp tục ra tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử vào tháng 3/2018. Quyết định này của Tổng thống Putin đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân Nga, đặc biệt là Đảng cầm quyền Nước Nga Thống nhất (UR). Ảnh: RIA.RU.
 Ngày 6/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ tiếp tục ra tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử vào tháng 3/2018. Quyết định này của Tổng thống Putin đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân Nga, đặc biệt là Đảng cầm quyền Nước Nga Thống nhất (UR). Ảnh: RIA.RU.
“Đảng Nước Nga Thống nhất và cá nhân tôi sẽ ủng hộ ông ấy (Tổng thống Putin) hết mình nếu ông ấy có ý định tái tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2018. Chúng tôi luôn tin rằng, ông ấy là một vị tổng thống tài ba”, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, Chủ tịch Đảng UR, phát biểu. Ảnh: RIA.RU.
 “Đảng Nước Nga Thống nhất và cá nhân tôi sẽ ủng hộ ông ấy (Tổng thống Putin) hết mình nếu ông ấy có ý định tái tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2018. Chúng tôi luôn tin rằng, ông ấy là một vị tổng thống tài ba”, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, Chủ tịch Đảng UR, phát biểu. Ảnh: RIA.RU.
Nước Nga thống nhất vốn được coi là một chính đảng có "tuổi đời" khá non trẻ trong Nghị viện Nga. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin và Thủ tướng Medvedev, UR đã có những bước "chuyển mình" ngoạn mục suốt hơn 10 năm qua. Ảnh: RIA.RU.
 Nước Nga thống nhất vốn được coi là một chính đảng có "tuổi đời" khá non trẻ trong Nghị viện Nga. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin và Thủ tướng Medvedev, UR đã có những bước "chuyển mình" ngoạn mục suốt hơn 10 năm qua. Ảnh: RIA.RU.
Đảng UR ra đời năm 2001 sau sự sáp nhập của Đảng Tổ quốc - Toàn Nga do Yurii Mikhailovich Luzhkov, Yevgeny Primakov và Mintimer Shaeymiev đồng sáng lập, với Đảng Thống nhất của Nga do Sergei Shoigu và Alexander Karelin lãnh đạo. Ảnh: RIA.RU.
 Đảng UR ra đời năm 2001 sau sự sáp nhập của Đảng Tổ quốc - Toàn Nga do Yurii Mikhailovich Luzhkov, Yevgeny Primakov và Mintimer Shaeymiev đồng sáng lập, với Đảng Thống nhất của Nga do Sergei Shoigu và Alexander Karelin lãnh đạo. Ảnh: RIA.RU.
Qua thời gian, Đảng UR ngày càng phát triển lớn mạnh và có tiếng nói chính trị mạnh mẽ. Theo số liệu vào tháng 7/2007, UR có tới 1.530.000 đảng viên cùng hàng chục ngàn văn phòng địa phương, cơ sở trên toàn nước Nga. Ảnh: RIA.RU.
 Qua thời gian, Đảng UR ngày càng phát triển lớn mạnh và có tiếng nói chính trị mạnh mẽ. Theo số liệu vào tháng 7/2007, UR có tới 1.530.000 đảng viên cùng hàng chục ngàn văn phòng địa phương, cơ sở trên toàn nước Nga. Ảnh: RIA.RU.
Trong bầu cử tổng thống năm 2004, Đảng Nước Nga thống nhất lên tiếng ủng hộ ông Putin và góp phần vào chiến thắng của Tổng thống Putin cho nhiệm kỳ thứ hai. Tháng 1/2005, Đảng này giành được đa số, với 305/450 ghế trong cuộc bầu cử Hạ viện. Ảnh: EPA.
 Trong bầu cử tổng thống năm 2004, Đảng Nước Nga thống nhất lên tiếng ủng hộ ông Putin và góp phần vào chiến thắng của Tổng thống Putin cho nhiệm kỳ thứ hai. Tháng 1/2005, Đảng này giành được đa số, với 305/450 ghế trong cuộc bầu cử Hạ viện. Ảnh: EPA.
Trong cuộc bầu cử năm 2007, Đảng Nước Nga Thống nhất do Thủ tướng Nga khi đó là ông Putin làm Chủ tịch đã giành tới 64,3% số phiếu, qua đó kiểm soát 315 ghế và nắm đa số tuyệt đối (2/3) tại Hạ viện. Ảnh: Wikimedia.
 Trong cuộc bầu cử năm 2007, Đảng Nước Nga Thống nhất do Thủ tướng Nga khi đó là ông Putin làm Chủ tịch đã giành tới 64,3% số phiếu, qua đó kiểm soát 315 ghế và nắm đa số tuyệt đối (2/3) tại Hạ viện. Ảnh: Wikimedia.
Đến năm 2016, UR lại một lần nữa giành chiến thắng thuyết phục khi giành thế siêu đa số với 343/450 ghế tại Hạ viện, tiếp tục trở thành Đảng cầm quyền “chèo lái” đất nước Nga trong hơn một thập kỷ. Ảnh: President of Russia.
 Đến năm 2016, UR lại một lần nữa giành chiến thắng thuyết phục khi giành thế siêu đa số với 343/450 ghế tại Hạ viện, tiếp tục trở thành Đảng cầm quyền “chèo lái” đất nước Nga trong hơn một thập kỷ. Ảnh: President of Russia.
Được biết, Liên bang Nga hiện có 4 chính đảng trong Quốc hội và Đảng Nước Nga thống nhất hiện đang chiếm ưu thế nhất. Ảnh: Kremlin.ru.
Được biết, Liên bang Nga hiện có 4 chính đảng trong Quốc hội và Đảng Nước Nga thống nhất hiện đang chiếm ưu thế nhất. Ảnh: Kremlin.ru.
Có lẽ không hề quá khi nói rằng, sở dĩ Đảng Nước Nga thống nhất giành thắng lợi trong những cuộc bỏ phiếu liên bang và địa phương gần đây là một phần nhờ vào tình cảm yêu mến của cử tri dành cho Tổng thống Putin. Ảnh: AP.
 Có lẽ không hề quá khi nói rằng, sở dĩ Đảng Nước Nga thống nhất giành thắng lợi trong những cuộc bỏ phiếu liên bang và địa phương gần đây là một phần nhờ vào tình cảm yêu mến của cử tri dành cho Tổng thống Putin. Ảnh: AP.
Thắng lợi của UR một lần nữa cho thấy sự ủng hộ của nhân dân Nga dành cho Tổng thống Putin, Thủ tướng Dmitry Medvedev cũng như Đảng Nước Nga thống nhất, chính đảng cầm quyền trong suốt hơn một thập niên qua trên chính trường Nga. Ảnh: Getty Images.
 Thắng lợi của UR một lần nữa cho thấy sự ủng hộ của nhân dân Nga dành cho Tổng thống Putin, Thủ tướng Dmitry Medvedev cũng như Đảng Nước Nga thống nhất, chính đảng cầm quyền trong suốt hơn một thập niên qua trên chính trường Nga. Ảnh: Getty Images.
Trong những năm sau khi Liên Xô tan rã, nền kinh tế nước Nga bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính UR cùng Tổng thống Putin và Thủ tướng Medvedev đã góp phần đáng kể giúp vực dậy nền kinh tế nước này qua giai đoạn khủng hoảng và trở thành một trong những quốc gia “đầu tàu” thế giới như hiện nay. Ảnh: AP.
Trong những năm sau khi Liên Xô tan rã, nền kinh tế nước Nga bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính UR cùng Tổng thống Putin và Thủ tướng  Medvedev đã góp phần đáng kể giúp vực dậy nền kinh tế nước này qua giai đoạn khủng hoảng và trở thành một trong những quốc gia “đầu tàu” thế giới như hiện nay. Ảnh: AP. 

Nga điều thêm máy bay vũ trang đến đảo tranh chấp với Nhật

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 2/2 đã chấp thuận kế hoạch đưa chiến đấu cơ đến một quần đảo tranh chấp với Nhật, thúc đẩy quá trình quân sự hoá ở cơ sở này.

Nga điều thêm máy bay  vũ trang đến đảo tranh chấp với Nhật
Theo kế hoạch, Thủ tướng Medvedev cho phép Bộ Quốc phòng Nga sử dụng sân bay dân sự trên đảo Iturup (mà Nhật gọi là đảo Etorofu) để làm nơi hạ cánh và bãi đậu cho các máy bay chiến đấu nước này.

Thủ tướng Nga: Moscow sẵn sàng đáp trả lệnh trừng phạt mới của Mỹ

Trong một cuộc họp chính phủ hôm 9/4, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã chỉ đạo chính phủ chuẩn bị các kế hoạch đáp trả, sau khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhằm vào Moskva hồi tuần trước.
 

Thủ tướng Nga: Moscow sẵn sàng đáp trả lệnh trừng phạt mới của Mỹ
Theo hãng tin Interfax, Thủ tướng Medvedev đã gọi lệnh trừng phạt của Mỹ là "không hợp pháp" và "không thể chấp nhận", đồng thời khẳng định Nga có quyền đáp trả. Ông Medvedev cũng yêu cầu chính phủ lên kế hoạch giúp đỡ các công ty nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ, bao gồm các công ty trong lĩnh vực luyện kim, năng lượng và quốc phòng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.