Thủ tướng Israel tự cách ly do cố vấn nhiễm COVID-19
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tự cách ly từ ngày 30/3 để theo dõi y tế, sau khi một cố vấn của ông xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Theo Hoàng Nguyễn/VOV.VN
Các quan chức cho biết, ông Benjamin Netanyahu sẽ được xét nghiệm COVID-19 vào ngày 31/3. Trong một xét nghiệm trước đó vào ngày 15 tháng 3, ông đã cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tự cách ly từ ngày 30/3 để theo dõi y tế, sau khi một cố vấn của ông xét nghiệm dương tính với Covid-19. Ảnh: Times of Israel.
Bộ Y tế Israel yêu cầu tự cách ly trong 14 ngày đối với bất kỳ ai được coi là đã ở tiếp xúc gần với bệnh nhân. Cố vấn của thủ tướng bị nhiễm bệnh đã có mặt tại phiên họp quốc hội khẩn cấp vào tuần trước nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng do COVID-19 gây ra.
Hiện số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Israel tiếp tục tăng mạnh, lên tới 4 nghìn 347 người, 15 người tử vong và 135 người bình phục.
Cận cảnh cuộc sống người dân ở Hồ Bắc sau khi hết phong tỏa
(Kiến Thức) - Cuộc sống của người dân ở tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) dần trở lại bình thường sau khi được dỡ bỏ lệnh phong tỏa.
Từ 0h ngày 25/3, các địa phương tại tỉnh Hồ Bắc, trừ thành phố Vũ hán, chính thức được gỡ bỏ hạn chế đi lại sau hai tháng bị phong tỏa vì Covid-19. Vũ Hán, thành phố bị coi là "tâm dịch" Covid-19 ở Trung Quốc, sẽ được dỡ bỏ phong tỏa từ 8/4. (Nguồn ảnh: Reuters)
Với việc lệnh phong tỏa được dỡ bỏ khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, cuộc sống của người dân ở Hồ Bắc cũng dần trở lại bình thường.
Tuy nhiên, người dân vẫn được yêu cầu đeo khẩu trang để đề phòng.
Lệnh phong thành được dỡ bỏ cho phép hơn 50 triệu người ở Hồ Bắc có thể tự do đi lại.
Em nhỏ thưởng thức kem trong ngày đầu tiên Hồ Bắc dỡ bỏ lệnh phong tỏa, tại Hàm Ninh hôm 25/3.
Một người bán hoa quả trên đường phố ở Kinh Châu ngày 27/3.
Người dân đeo khẩu trang kín mít đi mua đồ ăn ở Kinh Châu.
Khách hàng cẩn thận đeo khẩu trang, kính phòng hộ khi đi mua hàng trong siêu thị ở thành phố Vũ Hán hôm 26/3.
Một số điểm du lịch trong tỉnh này đã được mở cửa đón khách hôm 26/3.
Đường phố ở Hồ Bắc đông đúc hơn so với những ngày nơi này bị đóng cửa.
Được biết, một số nhà ga tàu và sân bay ở Hồ Bắc cũng đã bắt đầu hoạt động trở lại.
Tổng thống Brazil đi ngược lại thế giới khi cho rằng Covid-19 không nguy hiểm
Tổng thống Brazil Bolsonaro cho rằng giới truyền thông và đối thủ chính trị đang cường điệu hóa Covid-19. Ông so sánh Covid-19 chỉ là cảm cúm nhẹ và nói rằng tự cách ly là "giam cầm hàng loạt", đồng thời ra lệnh mở cửa lại các nhà thờ cũng như kêu gọi mở cửa lại trường học.
Trong bối cảnh Covid-19 đã xuất hiện tại gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, Jair Bolsonaro, Tổng thống Brazil, đất nước lớn nhất khu vực Mỹ Latin, kêu gọi người dân trở lại nơi làm việc, các không gian công cộng và hoạt động thương mại.
Bất chấp diễn biến phức tạp, ông vẫn giữ nguyên quan điểm từ giai đoạn đầu dịch bệnh, công kích giới truyền thông và các đối thủ chính trị đã cường điệu hóa Covid-19.
"Hầu hết hãng truyền thông đang làm phản. Họ lan truyền cảm giác sợ hãi bằng cách ưu tiên đưa ra số nạn nhân lớn ở Italy. Đó là kịch bản hoàn hảo dùng để truyền bá sự kích động", ông Bolsonaro phát biểu trước toàn quốc qua truyền hình hôm 24/3.
"Cụ thể như trường hợp của tôi, với quãng thời gian từng làm vận động viên, tôi không cần phải lo lắng nếu nhiễm virus. Tôi sẽ không cảm thấy bất cứ điều gì. Ngay cả khi ảnh hưởng nặng hơn, nó cũng chỉ như một cơn cảm cúm nhẹ", Tổng thống 65 tuổi nói thêm.
Thay vì xoa dịu cơn hoảng loạn và hoang mang, những phát ngôn của Tổng thống Bolsonaro được cho là chỉ "đổ thêm dầu vào lửa".
Brazil đang dẫn đầu khu vực Mỹ Latin cả về số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19, với hơn 2.500 bệnh nhân và khoảng 60 người chết.
Bộ trưởng Y tế Brazil Luiz Henrique Mandetta hôm 20-3 cảnh báo hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước này có nguy cơ sụp đổ vào cuối tháng 4-2020. "Bạn có thể sở hữu nhiều tiền, có chuyên cơ riêng, cũng có thể xin được lệnh từ tòa án. Nhưng bạn sẽ không tìm được phòng bệnh cho mình", ông nói.
Tuy nhiên, trong mắt Tổng thống Brazil, tình hình không tệ đến mức đó. Ông cho rằng những biện pháp mà các thống đốc bang đang triển khai nhằm kiềm chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, như cách biệt cộng đồng, đóng cửa các nhà thờ, trung tâm thương mại và trường học, là làm quá vấn đề một cách không cần thiết.
"Mọi thứ sẽ sớm qua đi. Cuộc sống của chúng ta phải tiếp tục. Công việc nên được duy trì", ông Bolsonaro phát biểu hôm 24/3, đồng thời kêu gọi doanh nghiệp và trường học hoạt động trở lại.
Tổng thống Bolsonaro dường như đang đặt cược lớn, bất chấp cảnh báo của giới chuyên gia về viễn cảnh thương vong hàng loạt và hệ thống y tế gục ngã, khiến nền kinh tế không thể vận hành. Theo các nhà phân tích, cách ứng phó của Tổng thống Brazil khá giống người đồng cấp Mỹ là ông Donald Trump.
"Ông Bolsonaro tìm những lý lẽ chính đáng bằng cách mô phỏng các bài phát biểu của ông Trump. Tuy nhiên, ông ấy quên rằng Brazil không có nguồn tài chính tương tự Mỹ, nên không thể nói trước một số điều nhất định. Hai đất nước hoàn toàn khác nhau", ông Fernanda Magnotta, nhà khoa học chính trị ở Sao Paulo, nhận xét.
Brazil là một trong những quốc gia bất bình đẳng nhất thế giới. Hơn 40 triệu người, chiếm gần 20% dân số, làm việc trong các lĩnh vực kinh tế không chính thức.
Họ dọn nhà thuê, bán đồ ăn vặt hoặc bán hàng rong trên các bãi biển. Sự nghèo khổ buộc họ phải chen chúc trong những khu ổ chuột ở Rio de Janeiro và Sao Paulo.
Tình trạng đông đúc và thiếu vệ sinh tại các khu ổ chuột có nguy cơ khiến Covid-19 lây lan rộng hơn ở Brazil. Trong khi đó, gần như tất cả người dân thuộc những tầng lớp thấp hơn đều phụ thuộc vào hệ thống y tế cộng đồng, nơi vốn đã chạm đến giới hạn và hỗn loạn trước cả khi Covid-19 bùng phát.
Giới chức từng đề xuất hỗ trợ những người lao động không chính thức bị mất thu nhập do đại dịch 40 USD mỗi tháng.
Tuy nhiên, Tổng thống Bolsonaro sau đó đề xuất cho phép doanh nghiệp giữ lại các khoản thanh toán theo hợp đồng từ nhân viên của họ trong tối đa 4 tháng. Kế hoạch này vấp phải sự phẫn nộ trên toàn quốc khiến ông phải rút lại. Hình ảnh các cẩu thủ bóng đá tại Brazil phải ra sân trong một giải đấu giữa đại dịch Covid-19.
Ông Bolsonaro còn đối mặt với việc mất dần đồng minh. Những thống đốc từng ủng hộ ông đang đi theo con đường của riêng họ. Chủ tịch Thượng viện Brazil Davi Alcolumbre, người bị nhiễm Covid-19 và là đồng minh của Bolsonaro, cũng thừa nhận Tổng thống đang đặt đất nước vào nguy hiểm.
"Trong tình huống trầm trọng này, đất nước cần sự lãnh đạo nghiêm túc, có trách nhiệm, cũng như cam kết bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của người dân", ông Alcolumbre cho biết sau bài phát biểu hôm 24-3 của ông Bolsonaro. "Chúng tôi cho rằng quan điểm công khai của Tổng thống hôm nay gây tổn hại nghiêm trọng đến các biện pháp ngăn chặn Covid-19".
"Tổng thống Brazil đã bỏ lỡ thời cơ trong cuộc khủng hoảng và đang bị hiện thực tấn công. Ông ấy chống lại cả thế giới bằng cách đặt cược gấp đôi rằng đại dịch cuối cùng sẽ không khiến quá nhiều người chết", ông Carlos Melo, giáo sư khoa học chính trị tại Viện Nghiên cứu và Giảng dạy Sao Paulo, nhận định.
Các chuyên gia y tế còn cảnh báo về những thông tin sai lệch nghiêm trọng mà ông Bolsonaro tiếp tục lan truyền.
Những cuộc biểu tình phản đối thái độ thờ ơ của ông Bolsonaro ngày càng gia tăng. Trong khi đó, ông Bolsonaro vẫn tiếp tục thái độ đi ngược lại thế giới khi hôm 26-3 ra sắc lệnh mở cửa lại các nhà thờ và trung tâm tôn giáo bất chấp sự phản đối của chính giới chức tôn giáo nước này vì lo ngại dịch sẽ lan rộng.
Trong số 86 nhân viên Liên Hợp Quốc nhiễm virus corona, phần lớn đến từ châu Âu. Cơ quan này đã chuyển sang làm việc từ xa để ngăn chặn virus lây lan.
Stephane Dujarric, người phát ngôn Liên Hợp Quốc, cho biết phần lớn ca nhiễm virus corona từ châu Âu, một số ở châu Phi, châu Á, Mỹ và Trung Đông. Đa số nhân viên Liên Hợp Quốc chuyển sang làm việc tại nhà để phòng ngừa lây nhiễm, ABC News đưa tin.
(Kiến Thức) - Đập Tam Hiệp của Trung Quốc hiện là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện thông tin cho rằng đập này có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào.
(Kiến Thức) - Với chiều cao 270 mét, Ô Đông Đức ở Trung Quốc là một trong những đập thủy điện cao nhất thế giới, thậm chí còn cao hơn cả đập Tam Hiệp (185 mét).
(Kiến Thức) - Trước sức ép lớn do mưa lũ kéo dài ở Trung Quốc, đập Tam Hiệp đã phải nhiều lần mở cửa xả lũ. Gần đây, đồn đoán rằng con đập này đang bị biến dạng lại khiến nhiều người lo lắng.
Hàng nghìn bình đựng tro cốt được chuyển tới các nhà tang lễ Vũ Hán và hàng dài người xếp hàng nhận tro cốt người thân làm dấy lên nghi ngờ về tính xác thực của số ca tử vong vì Covid-19 tại Trung Quốc, một tờ báo Anh đăng tải.
(Kiến Thức) - Lực lượng Taliban đã bắn chết Nazar Mohammad, một diễn viên hài trên TikTok của Afghanistan. Trên đường bị áp giải đến nơi hành quyết, ông Nazar vẫn không ngừng "chọc tức" các tay súng.
(Kiến Thức) - Dưới đây là chiều cao của một số nhà lãnh đạo nổi tiếng thế giới như Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump hay Thủ tướng Đức Angela Merkel,...được trang Business Insider tiết lộ.
(Kiến Thức) - Bà Lyudmila Putina, vợ cũ của Tổng thống Nga Putin, từng là tiếp viên hàng không của hãng Aeroflot và có thời gian giảng dạy ngôn ngữ tại trường Đại học Tổng hợp Leningrad.
Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ hôm qua (10/1) đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại bang California để giải quyết những tác động về sức khỏe từ cháy rừng ở Los Angeles.
Một chuyến bay của hãng hàng không Delta phải sơ tán trên đường băng tại Sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta, bang Georgia, Mỹ vì lỗi động cơ giữa bão tuyết. Sự việc khiến nhiều người bị thương.
Thảm họa cháy rừng tại Mỹ đang gây ra những rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe người dân. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại bang California.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 9/1 cho biết, một cuộc gặp giữa ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin đang được sắp xếp, nhưng ông Trump không nói rõ cuộc gặp sẽ diễn ra vào thời điểm nào.
Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
Tổ chức giám sát nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, hơn 100 chiến binh đã thiệt mạng trong những ngày qua ở miền Bắc Syria, do các cuộc giao tranh giữa các nhóm được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và lực lượng người Kurd ở Syria.
Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.
Hôm 4/1, một đoạn video xuất hiện trên mạng ghi lại khoảnh khắc máy bay không người lái Ukraine nhằm vào cảng biển thương mại Ust-Luga của Nga ở vùng Leningrad.
Hai lá thư do Matthew Livelsberger - nghi phạm vụ ô tô Tesla Cybertruck phát nổ ngoài Khách sạn Quốc tế Trump ngày 1/1 - viết bằng ứng dụng ghi chú trên điện thoại di động phần nào hé lộ động cơ của nghi phạm.
Cảnh sát đã công bố một số bức ảnh gây sốc bên trong chiếc ô tô Cybertruck phát nổ bên ngoài khách sạn quốc tế Trump (Trump International Hotel) ở Las Vegas (Mỹ) vào đúng ngày đầu năm mới 2025.
Ngày 1/1 (giờ địa phương), lực lượng điều tra đã xác định danh tính nghi phạm vụ đâm xe và xả súng kinh hoàng khiến ít nhất 45 người thương vong tại TP. New Orleans, Mỹ, phát hiện nhiều thiết bị nổ và lá cờ của IS.