Thủ tướng: Hợp tác đa phương là chìa khóa để giải quyết các thách thức hiện nay

Thủ tướng kêu gọi các nước G7 và các đối tác phát triển có chương trình hành động cụ thể, tăng cường hỗ trợ nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách số, làm chủ công nghệ tiên phong...

Chiều 20/5 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các nước và nhiều tổ chức quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng được tổ chức tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị.
Sau đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh đạo dự phiên thảo luận về chủ đề "Cùng hợp tác xử lý đa khủng hoảng".
Thu tuong: Hop tac da phuong la chia khoa de giai quyet cac thach thuc hien nay
 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc
Đây là Phiên họp đầu tiên của Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng, có sự tham dự của lãnh đạo cấp cao các nước G7, 8 nước khách mời và một số tổ chức quốc tế lớn. Các nhà lãnh đạo đã cùng nhau thảo luận về các biện pháp ứng phó với các cuộc khủng hoảng chưa có tiền lệ, diễn ra ngày càng thường xuyên, trong nhiều lĩnh vực như lương thực, y tế, kinh tế-phát triển...
G7 cần tiếp tục hỗ trợ các nước đang phát triển qua cung cấp tài chính xanh
Trong phát biểu quan trọng tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ, bối cảnh chưa có tiền lệ hiện tại đòi hỏi phải hành động vượt ra ngoài tiền lệ với cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân và đề cao chủ nghĩa đa phương.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh, yêu cầu cấp thiết là thúc đẩy và tạo ra những động lực mới cho phục hồi tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn cầu theo hướng xanh hơn, sạch hơn, bền vững hơn.
Từ đó, Thủ tướng đề xuất cần nâng cao hiệu quả quản trị kinh tế toàn cầu, tăng cường phối hợp chính sách, nhất là về lãi suất, tài chính - tiền tệ, thương mại và đầu tư, cải cách hệ thống thương mại đa phương với vai trò trung tâm của WTO.
Thủ tướng hoan nghênh sáng kiến của G7 về Đối tác cơ sở hạ tầng và đầu tư toàn cầu (PGII) và đề nghị G7 tiếp tục hỗ trợ các nước đang phát triển thông qua cung cấp tài chính xanh, hợp tác phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược, nhất là về giao thông.
Thu tuong: Hop tac da phuong la chia khoa de giai quyet cac thach thuc hien nay-Hinh-2
 Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng đẩy mạnh sản xuất lương thực để đóng góp vào thực hiện Tuyên bố Hiroshima.
Nêu thông điệp về thúc đẩy quan hệ đối tác toàn cầu thực chất, hiệu quả hơn, Thủ tướng nhấn mạnh việc đề cao đoàn kết quốc tế, kiên trì hợp tác đa phương là chìa khóa để giải quyết các thách thức, phức tạp hiện nay; lấy người dân là trung tâm, động lực, chủ thể, nguồn lực và mục tiêu của phát triển.
Khẳng định Việt Nam đánh giá cao Tuyên bố hành động Hiroshima về an ninh lương thực tự cường toàn cầu, Thủ tướng đề nghị G7 và đối tác đẩy mạnh mở cửa thị trường nông sản, thúc đẩy hợp tác nông nghiệp xanh, tăng cường tham gia và hỗ trợ triển khai các cơ chế hợp tác Nam - Nam và ba bên trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.
Ngoài ra, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh đến quyết tâm và hành động trên quy mô toàn cầu nhằm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết.
Trên tinh thần không để ai, không để quốc gia nào bị bỏ lại phía sau, Thủ tướng kêu gọi các nước G7 và các đối tác phát triển có chương trình hành động cụ thể, tăng cường hỗ trợ nguồn lực thực hiện các mục tiêu SDG, thu hẹp khoảng cách số, làm chủ công nghệ tiên phong, bảo đảm an ninh nguồn nước xuyên biên giới, thực thi bình đẳng giới và xây dựng các cơ chế hiệu quả để ứng phó với các tình huống y tế khẩn cấp trong tương lai.
Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ Việt Nam luôn trân trọng sự giúp đỡ thiết thực, kịp thời của các nước G7 và cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch.
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam luôn là một thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và tích cực đóng góp vào các nỗ lực giải quyết các thách thức chung trên toàn cầu, vì phát triển bền vững, phồn vinh của nhân loại, vì hạnh phúc của người dân.
Tạo thêm các động lực mới cho phát triển bền vững
Tại phiên họp, các nhà lãnh đạo G7 và khách mời đã tập trung thảo luận về các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác, thúc đẩy phục hồi kinh tế và phát triển bền vững.
Các ý kiến thảo luận nhấn mạnh thế giới đang đứng trước nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng đan xen, trong đó có nguy cơ nợ tăng cao ở nhiều nước nghèo và đang phát triển, khoảng cách phát triển và bất bình đẳng gia tăng.
Thu tuong: Hop tac da phuong la chia khoa de giai quyet cac thach thuc hien nay-Hinh-3
 Lãnh đạo các nước G7 cùng 8 nước khách mời và một số tổ chức quốc tế lớn đã thống nhất ra Tuyên bố hành động Hiroshima về an ninh lương thực tự cường toàn cầu theo sáng kiến của Nhật Bản.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng nhấn mạnh cần đặt phát triển làm trung tâm, tăng cường các sáng kiến huy động nguồn lực, thúc đẩy hợp tác công – tư trong phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có triển khai sáng kiến PGII của G7.
Các nhà lãnh đạo đã chia sẻ quan điểm và đưa ra nhiều giải pháp tạo thêm các động lực mới cho chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững; trong đó chú trọng huy động nguồn lực của khu vực tư nhân, tăng cường tài chính cho phát triển, cải cách hệ thống tài chính toàn cầu, bảo đảm minh bạch về nợ, tiếp tục hợp tác y tế và bình đẳng giới.
Phiên họp đã tán thành triển khai mạnh mẽ Tuyên bố hành động Hiroshima về an ninh lương thực tự cường toàn cầu theo sáng kiến của Nhật Bản.
Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng có sự tham dự của các nhà lãnh đạo của 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu và các quốc gia, tổ chức quốc tế có uy tín để thảo luận thúc đẩy hợp tác xử lý các vấn đề toàn cầu.
Đây là lần thứ 3 Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng trong 7 năm trở lại đây. Điều này phản ánh sự ghi nhận, đánh giá tích cực của các nước G7 và cộng đồng quốc tế đối với vị thế, uy tín cũng như những nỗ lực và đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam vào thúc đẩy hợp tác quốc tế trong giải quyết các thách thức toàn cầu trong thời gian qua.

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công du Hoa Kỳ

Sáng nay (19/5), Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm, làm việc tại Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc từ ngày 11-17/5.
Chuyến công tác của Thủ tướng thành công trên nhiều phương diện, góp phần thúc đẩy quan hệ ASEAN - Mỹ; thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Liên Hợp Quốc; làm sâu sắc thêm quan hệ Việt - Mỹ; khẳng định vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.

Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Campuchia

Sáng 8/11, tại Cung Hòa Bình, Thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam thăm chính thức Campuchia.

Le don chinh thuc Thu tuong Pham Minh Chinh tham Campuchia

Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Vương quốc Campuchia của Thủ tướng Phạm Minh Chính và có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt. Đặc biệt, chuyến thăm càng thêm ý nghĩa khi diễn ra trong "Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Campuchia - Việt Nam 2022", kỷ niệm 45 năm "Hành trình hướng tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot" và 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước và đúng vào thời điểm nhân dân Campuchia đang long trọng kỷ niệm 69 năm Ngày độc lập (9/11/1953).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.