Thủ tướng: Doanh nghiệp bất động sản phải có trách nhiệm với chính mình

(Vietnamdaily) - Theo Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm với chính mình, giải quyết các khó khăn do chính mình gây ra do dự báo không sát, phát triển thị trường không tốt, đầu tư vốn không hiệu quả…

Kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững sáng 17/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính... hoàn thiện văn bản tổng hợp ý kiến của các đại biểu.

Tổng hợp ý kiến của các đại biểu, Thủ tướng chỉ ra 8 vấn đề chính của thị trường bất động sản hiện nay.

Thứ nhất, cơ cấu cung cầu lệch pha, quá tập trung cho các phân khúc cao cấp mà ít quan tâm tới phân khúc trung bình, thu nhập thấp.

Thứ hai, giá cả không hợp lý, không phù hợp với thu nhập bình quân đầu người; theo thông tin trên báo chí, phải mất 1 năm thu nhập bình quân đầu người mới mua được 2 m2 nhà ở cao cấp.

Thứ ba, phản ứng chính sách của các chủ thể liên quan (cơ quan quản lý, doanh nghiệp, ngân hàng) còn chậm.

Thứ tư là những vướng mắc về pháp lý. Thứ năm, nguồn vốn còn khó khăn (tín dụng, trái phiếu, các nguồn khác).

Thứ sáu, quy hoạch các dự án, điều chỉnh cơ cấu các dự án còn chậm. Thứ bảy, cán bộ một số nơi, một số lúc còn ngại trách nhiệm, không dám làm. Thứ tám, các doanh nghiệp chưa thực sự linh hoạt, xử lý kịp thời các vướng mắc do chính mình gây ra.

Về quan điểm, Thủ tướng nhấn mạnh, càng trong khó khăn, thách thức, các chủ thể liên quan (cơ quan quản lý, doanh nghiệp, ngân hàng, khách hàng) càng phải đoàn kết, phát huy tinh thần trách nhiệm, cùng xử lý các vấn đề trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, cấu trúc này mà không hài hòa thì sẽ không ổn định và không ai phát triển được.

Đồng thời, đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện và thực hiện có hiệu quả cụ thể, cân đong đo đếm được. Vừa giải quyết vấn đề trước mắt, vừa xử lý các vấn đề lâu dài, không chuyển trạng thái đột ngột, điều hành giật cục.

Tuân thủ quy luật thị trường, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, bất động sản bình đẳng với các ngành nghề, lĩnh vực khác. Trong đó, điểm cân bằng, dung hòa của cung cầu thể hiện ở giá cả bất động sản, giá cả phải là động lực để thúc đẩy sự phát triển, chứ không phải triệt tiêu sự phát triển.

Thu tuong: Doanh nghiep bat dong san phai co trach nhiem voi chinh minh
 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị ngày 17/2. Ảnh: Ảnh: Báo Chính phủ.

"Không thể khó khăn cũng đòi có lãi"

Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý một số vấn đề cho các cơ quan, đơn vị có liên quan. Cụ thể, các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường quản lý, rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế, xây dựng quy hoạch, tăng cường giám sát, kiểm tra, giải quyết các vấn đề nổi lên; các tổ chức ngân hàng, tài chính phải khơi thông dòng vốn, giải quyết các vấn đề tín dụng.

Các doanh nghiệp bất động sản phải có trách nhiệm với chính mình, giải quyết các khó khăn do chính mình gây ra do dự báo không sát, phát triển thị trường không tốt, đầu tư vốn không hiệu quả… Cơ cấu lại các phân khúc, giá cả hợp lý để thúc đẩy thanh khoản, hướng tới kinh doanh có lãi nhưng hài hòa.

"Lúc làm ăn có lãi bù trừ với lúc làm ăn thua lỗ, không thể lúc nào cũng có lãi được, không thể khó khăn cũng đòi có lãi, không có ai nắm tay đến tối, gối tay đến sáng, phải góp phần vì cái chung", Thủ tướng cho hay.

Các ngân hàng tiết giảm chi phí đầu vào, tăng cường chuyển đổi số, giảm lãi suất huy động với sự vào cuộc của Ngân hàng Nhà nước; từ đó giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại các nhóm nợ, giảm phí, lệ phí… Nền kinh tế có phát triển thì ngân hàng mới phát triển được.

Chính quyền các cấp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục, đẩy nhanh xây dựng các quy hoạch, thực hiện nghiêm quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch kịp thời và điều chỉnh các dự án trên địa bàn phù hợp điều kiện, tình hình địa phương.

Một nhiệm vụ quan trọng khác là bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng, đồng thời tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng lựa chọn được sản phẩm tốt, phù hợp, góp phần để thị trường phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Sắp tới, Chính phủ sẽ có đề án riêng về phát triển nhà ở, nhà ở công nhân, người thu nhập thấp, hoan nghênh Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại hội nghị đã báo cáo về gói tín dụng cho lĩnh vực này, Chính phủ sẽ xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu  tổ chức công tác truyền thông hiệu quả, đúng, trúng, kịp thời, đánh giá khách quan, trung thực, đúng bản chất tình hình, tránh các thông tin sai lệch.

Nhấn mạnh tinh thần của hội nghị là tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, không ai giải cứu cho ai, sau hội nghị, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết, nhưng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, các chủ thể phải thực hiện ngay các công việc để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.

Hai giờ của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Đại học Harvard

Tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, chiều 14/5 (sáng 15/5 giờ Việt Nam), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dành gần 2 giờ thăm, phát biểu và dự tọa đàm chính sách tại Đại học Harvard, TP Cambridge, bang Massachusetts.

Hơn 30 phút trước thời điểm Thủ tướng Phạm Minh Chính đến trường Harvard, khán phòng nhà trường đã kín những học giả, sinh viên, đặc biệt là sự xuất hiện của các giáo sư đầu ngành trong trường như: GS Kinh tế David Dapice, GS Y khoa David Golan, một số nhà khoa học từ Việt Nam như TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright tại TPHCM, đồng thời là Nhà nghiên cứu cao cấp tại trường Quản lý Nhà nước Harvard Kennedy, TS Nguyễn Xuân Thành, cán bộ nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Ash về Quản trị dân chủ và đổi mới, Đại học Harvard, PGS TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Hai gio cua Thu tuong Pham Minh Chinh tai Dai hoc Harvard

Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thăm khuôn viên Đại học Harvard

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh tra ngay một số lĩnh vực có nguy cơ phát sinh tham nhũng

Tại buổi tiếp xúc cử tri TP Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thông tin, giải đáp nhiều ý kiến, kiến nghị, vấn đề mà cử tri quan tâm.

Chiều 17/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ tiếp xúc cử tri quận Ninh Kiều, Cái Răng và huyện Phong Điền, sau kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Thu tuong Pham Minh Chinh: Thanh tra ngay mot so linh vuc co nguy co phat sinh tham nhung-Hinh-3

Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời ý kiến cử tri Cần Thơ chiều 17/11

Cử tri Nguyễn Thị Phượng (quận Ninh Kiều) đề nghị sớm giải quyết khó khăn của ngành y, cụ thể là tình trạng đội ngũ y bác sĩ và nhân viên xin nghỉ việc nhiều, thiếu thuốc, vật tư y tế.

Trả lời cử tri, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đang giao Bộ Y tế hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56 về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập để trình Chính phủ ban hành, trong đó dự kiến nâng phụ cấp ưu đãi nghề cho nhân viên y tế dự phòng, y tế cơ sở từ mức 40-70% lên 100%.

Đồng thời đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương cải cách tiền lương quan tâm tới chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ ngành y tế khi thực hiện chế độ tiền lương mới để nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho nhân viên y tế công lập.

Ngoài ra, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu xây dựng quy định về tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, đảm bảo nguồn lực tự chủ hoạt động của các bệnh viện công lập.

Liên quan đến vấn đề phòng chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, giám sát của Đảng, Nhà nước trong việc phát hiện các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, Thủ tướng cho biết, vừa qua thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thanh tra Chính phủ đã làm việc này rất tích cực.

“Chỉ trong năm 2022 đã hoàn thành thanh tra 7.800 cuộc thanh tra hành chính, 195.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành", Thủ tướng nói.

Để tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, sớm phát hiện, ngăn ngừa các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, Thủ tướng đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ thanh tra ngay một số lĩnh vực có nguy cơ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xử lý, thực hiện các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ đối với một số cuộc thanh tra được dư luận xã hội quan tâm.

“Chủ trương của Đảng nói rất rõ, trong công tác xây dựng Đảng, xây là quan trọng, chiến lược, cơ bản và lâu dài; chống là quan trọng và thường xuyên. Xây là phải nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, Đảng viên, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh… Phòng chống rất quan trọng; phòng là tăng cường giám sát kiểm tra, thanh tra. Chúng tôi tiếp thu tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhiều hơn để phòng ngừa sớm, từ xa”, Thủ tướng nêu.

Thu tuong Pham Minh Chinh: Thanh tra ngay mot so linh vuc co nguy co phat sinh tham nhung-Hinh-4

Cử tri TP Cần Thơ phát biểu tại buổi tiếp xúc các ĐBQH chiều 17/11

Về việc vấn đề xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thời gian qua Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, quy định pháp luật và chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho cho công nhân, cán bộ công chức, người thu nhập thấp tại đô thị với một số chính sách ưu đãi.

Đặc biệt, Chính phủ đã ban hành Nghị định; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn, số lượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại các địa phương trong thời gian qua còn nhiều hạn chế.

Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030". Hiện, đề án đang được Thủ tướng xem xét, phê duyệt để các cấp, các ngành triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Tin mới