Thủ tướng: Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tiêm vắc xin

Thủ tướng yêu cầu đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tiêm vét vắc xin, ai chưa tiêm buộc phải tiêm. Không để thiếu vắc xin và lực lượng tiêm vắc xin.

Kết luận cuộc họp trực tuyến toàn quốc về phòng, chống dịch Covid-19 vào sáng 10/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, trong những ngày gần đây, dịch bệnh có diễn biến phức tạp, số ca mắc mới hàng ngày có xu hướng gia tăng, số ca tử vong tăng tại một số địa phương.

Thu tuong: Di tung ngo, go tung nha, ra tung nguoi de tiem vac xin

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Người đứng đầu Chính phủ phân tích, đa số các ca chuyển nặng và tử vong đều do chưa được tiêm vắc xin hoặc có bệnh nền. Năng lực y tế dự phòng và y tế cơ sở chưa được nâng cao nên việc người bệnh tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở còn hạn chế. Tiến độ tiêm vắc xin vẫn chưa đạt như mong muốn dù đã có bước nhảy vọt được các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao...

Phấn đấu đến hết quý I/2022 hoàn thành tiêm mũi thứ 3

Dự báo thời gian tới, tình hình dịch bệnh còn phức tạp, Thủ tướng yêu cầu phải có cảnh báo, giải pháp từ sớm, từ xa để tránh bị động, bất ngờ. Việc hồi phục và phát triển kinh tế-xã hội tuy đạt nhiều kết quả tích cực nhưng khó khăn, thách thức còn nhiều, còn rất lớn. Công tác bảo đảm an sinh xã hội cần tiếp tục được rà soát.

Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu cần cố gắng hơn nữa trong việc khôi phục thị trường lao động, khắc phục thiếu hụt lao động, nhất là tại các khu công nghiệp lớn.

"Còn nhiều dự báo, nhận định khác nhau về độ lây lan, độc lực, tính chất kháng vắc xin của chủng mới Omicron và không loại trừ việc tiếp tục xuất hiện các biến chủng mới", người đứng đầu Chính phủ lưu ý.

Về mục tiêu, Thủ tướng nêu rõ, khi thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh thì phải thực hiện bằng được mục tiêu kiểm soát rủi ro, giảm tối đa số ca chuyển nặng và tử vong.

Một mục tiêu quan trọng khác là về tiêm vắc xin, phấn đấu tới 15/12, chậm nhất tới 31/12 phải hoàn thành bằng được việc tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên. Cùng với đó, khẩn trương thực hiện sớm nhất có thể, phấn đấu đến hết quý I/2022 hoàn thành tiêm mũi thứ 3, ưu tiên cho các lực lượng tuyến đầu, người trên 50 tuổi và có bệnh nền.

Thủ tướng chỉ đạo, phấn đấu tới 31/1/2022, hoàn thành việc tiêm 2 mũi cho người từ 12 - 18 tuổi. Về tiêm cho trẻ em từ 5 - 12 tuổi, khẩn trương báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền, nghiên cứu khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, tham khảo kinh nghiệm các nước để đưa ra mục tiêu, lộ trình tiêm, phấn đấu hoàn thành trong quý I/2022.

Thu tuong: Di tung ngo, go tung nha, ra tung nguoi de tiem vac xin-Hinh-2

Cuộc họp trực tuyến toàn quốc về phòng, chống dịch Covid-19 

Về các biện pháp trọng tâm trong thời gian tới, người đứng đầu Chính phủ lưu ý, tuyệt đối không lơ là, chủ quan mất cảnh giác, cũng không lo sợ, hốt hoảng, mất bình tĩnh trước dịch bệnh, đặc biệt là nâng cao ý thức của người dân trong phòng, chống dịch.

Cùng với đó là tiếp tục hoàn thiện Nghị quyết 128 theo đúng tinh thần an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, phù hợp diễn biến, tình hình theo từng thời kỳ và từng biến chủng. Kiên trì thực hiện 3 trụ cột trong phòng chống dịch (cách ly, xét nghiệm, điều trị) và công thức “5K + vắc xin + thuốc + công nghệ + đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác”.

Thủ tướng yêu cầu, các địa phương không được ban hành các biện pháp trái quy định của Trung ương, nếu thấy các biện pháp của Trung ương không phù hợp tình hình thực tiễn thì báo cáo ngay Ban Chỉ đạo Trung ương để bổ sung, điều chỉnh.

Nhấn mạnh, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương “luôn luôn mở”, Thủ tướng lưu ý vẫn còn một số địa phương triển khai các quy định không phù hợp, nhất quán.

Rà từng người để tiêm vét vắc xin

Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu thần tốc hơn nữa trong đáp ứng nhu cầu vắc xin và thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin để đạt mục tiêu đề ra, tránh xảy ra các sự cố.

“Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tiêm vét vắc xin, ai chưa tiêm buộc phải tiêm, người nào cương quyết không tiêm thì phải xử lý bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật, ví dụ nếu không tiêm thì chữa bệnh phải trả tiền. Không để thiếu vắc xin và lực lượng tiêm vắc xin”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Ngoài ra, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu phải có kế hoạch cụ thể về bảo đảm cung ứng và phân bổ kịp thời thuốc điều trị; dự phòng các loại thuốc thiết yếu cho tình huống dịch bệnh diễn biến xấu. Đồng thời, tạo điều kiện tối đa để thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm, sản xuất vắc xin và thuốc điều trị Covid-19 trong nước, tránh tiêu cực, lợi ích nhóm...

Thủ tướng yêu cầu, các địa phương cân đối nguồn lực để tăng cường năng lực y tế dự phòng và y tế cơ sở; cùng với phòng chống dịch, phải bảo đảm việc khám chữa các loại bệnh khác cho nhân dân.

Bên cạnh đó, triển khai các gói hỗ trợ người dân, dứt khoát không để ai thiếu ăn thiếu mặc, thiếu chăm sóc y tế khi cần; tiếp tục khôi phục thị trường lao động và đề xuất chính sách phù hợp với lực lượng tuyến đầu. 

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan tham mưu, triển khai việc khôi phục các đường bay quốc tế bảo đảm an toàn; triển khai các biện pháp, phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn để vừa phòng, chống dịch tốt, vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh. 

Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh đến việc sớm hoàn thiện về công nghệ trong phòng, chống dịch bởi “không có thời cơ nào thúc đẩy chuyển đổi số nhanh như lúc này”. Các bộ ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong quá trình chống dịch, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc tại TP.HCM

Sáng 26/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới Công ty sản xuất vắc xin Nano Covax. Chiều cùng ngày, Thủ tướng làm việc với lãnh đạo TP.HCM.

Sáng 26/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen, đơn vị sản xuất vắc xin Nano Covax - vắc xin của Việt Nam. Đây cũng là nơi đầu tiên Thủ tướng đến thăm trong chuyến làm việc tại TP.HCM.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 16

Thủ tướng Phạm Minh Chính, EAS cần tiếp tục phát huy vai trò, giá trị chiến lược thúc đẩy hành xử minh bạch, đối thoại thẳng thắn, tạo dựng lòng tin.

Thu tuong Pham Minh Chinh du Hoi nghi Cap cao Dong A lan thu 16
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 16. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) 
Tối 27/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 16, cùng lãnh đạo các nước ASEAN và các Đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nga, Hoa Kỳ và Tổng Thư ký ASEAN.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã được mời trình bày về nỗ lực ứng phó COVID-19, tình hình phục hồi kinh tế toàn cầu.
Tại hội nghị, lãnh đạo các nước hoan nghênh kết quả đạt được trong triển khai Kế hoạch hành động Manila giai đoạn 2018-2022, chỉ đạo phối hợp xây dựng kế hoạch hành động mới cho giai đoạn tiếp theo phù hợp với tình hình, ưu tiên các nỗ lực ứng phó đại dịch, hướng đến phát triển xanh và bền vững.
Trên nền tảng tạo dựng hơn 15 năm qua, phát huy thế mạnh là khu vực có vị trí chiến lược chiếm 54% dân số và 62% tổng GDP toàn cầu, các nước nhấn mạnh EAS cần tiếp tục là diễn đàn hàng đầu do ASEAN dẫn dắt, là nơi các Lãnh đạo đối thoại, trao đổi về các vấn đề chiến lược của khu vực.
Trước tình hình đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, lãnh đạo các nước nhất trí cần đẩy mạnh hợp tác đa phương, khu vực và quốc tế trong giải quyết các thách thức nổi lên; ứng phó hiệu quả COVID-19; duy trì, thúc đẩy liên kết kinh tế, trao đổi thương mại, đầu tư; khôi phục, ổn định chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, hướng tới phục hồi toàn diện, bền vững. 
Các lãnh đạo nhất trí EAS cần đóng góp hiệu quả cho các nỗ lực bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Các nước nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không, xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác; kiềm chế để không có các hoạt động làm gia tăng căng thẳng, phức tạp tình hình, không quân sự hóa, không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước UNCLOS 1982.
Các nước kêu gọi ASEAN và Trung Quốc thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Các Đối tác EAS hoan nghênh và khẳng định tiếp tục ủng hộ vai trò, những nỗ lực của ASEAN nhằm thúc đẩy đối thoại, hòa giải, hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp sớm ổn định tình hình.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh EAS cần tiếp tục phát huy vai trò, giá trị chiến lược thúc đẩy hành xử minh bạch, đối thoại thẳng thắn, tạo dựng lòng tin, giúp hài hòa các khác biệt, tăng cường chia sẻ trách nhiệm góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Thủ tướng đề nghị các nước cần chung tay quản lý những thay đổi một cách phù hợp, hiệu quả, đề cao hợp tác đa phương, hài hòa chính sách, phối hợp hành động để ứng phó hiệu quả với các thách thức đang nổi lên, ngăn ngừa nguy cơ bất ổn và thúc đẩy phát triển, phục hồi bền vững, nhất là về kinh tế-xã hội sau đại dịch.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị các Đối tác EAS, với nền y học tiên tiến, đẩy mạnh hợp tác nâng cao năng lực y tế, tạo thuận lợi cho tiếp cận đầy đủ, kịp thời vaccine và thuốc điều trị COVID-19, xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, nâng cao năng lực cảnh báo sớm.
Nhân dịp này, Thủ tướng khẳng định ủng hộ cam kết quốc tế về các biện pháp y tế để chống dịch trên toàn cầu.
Nhấn mạnh các nỗ lực đẩy nhanh phục hồi kinh tế với người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, Thủ tướng đề nghị ASEAN và các Đối tác phối hợp tăng cường cơ hội tiếp cận, mở rộng thị trường của nhau; xuất khẩu, chuyển giao công nghệ số, công nghệ xanh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phục hồi đồng đều, bền vững, bao trùm ở khu vực, gắn kết với chống biến đổi khí hậu, phát triển xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn và kinh tế bao trùm.
Thu tuong Pham Minh Chinh du Hoi nghi Cap cao Dong A lan thu 16-Hinh-2
 Lãnh đạo các nước ASEAN và các nước, tổ chức quốc tế tham gia EAS tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 16 theo hình thức trực tuyến. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
 
Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đề cao tinh thần trách nhiệm, hành xử phản ánh đúng cam kết, tôn trọng lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác đa phương, thượng tôn pháp luật, duy trì quan hệ quốc tế lành mạnh, tránh làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực; duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông là lợi ích chung và cần có sự chung tay đóng góp của tất cả các nước.
Các quốc gia cần tự kiềm chế, tránh các hành động đơn phương có thể làm phức tạp tình hình, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại, theo luật pháp quốc tế, dựa trên UNCLOS 1982.
Thủ tướng kêu gọi nỗ lực thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC, thúc đẩy đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, thực chất phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, khuôn khổ điều chỉnh các hành vi, hoạt động trên biển và đại dương.
Kết thúc hội nghị, các lãnh đạo EAS đã thông qua các Tuyên bố EAS về các chủ đề hợp tác sức khỏe tinh thần, phục hồi bền vững, tăng trưởng kinh tế thông qua phục hồi du lịch.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.