Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

(Vietnamdaily) - Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững vào sáng 14/2.

Văn phòng Chính phủ vừa có Công điện số 124 về việc tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững. Thời gian diễn ra hội nghị từ 8-12h, ngày 14/2 theo hình thức trực tuyến

Các thành phần tham dự hội nghị gồm: Bộ trưởng các Bộ Xây dựng, KH&ĐT, TN&MT, Tài chính, Công an, Tư pháp; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; các Ủy ban Kinh tế, Pháp luật của Quốc hội; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Bất động sản TP HCM;

Về phía, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gồm: Tập đoàn Vingroup, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NOVA (Novaland), Công ty CP Hưng Thịnh Land, Công ty CP Đầu tư Bất động sản Toàn Cầu (GP.INVEST), Công ty CP Đầu tư IMG, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - TNHH MTV (Becamex IDC Bình Dương);

Các chuyên gia có ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia; ông Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân; ông Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia.

Thu tuong chu tri hoi nghi truc tuyen thuc day thi truong bat dong san phat trien ben vung
 Ảnh minh họa.

Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 2/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và tín dụng cho doanh nghiệp và coi đây là "nút thắt cần gỡ để khơi thông cho các thị trường khác liên quan, như trái phiếu doanh nghiệp". Trong tháng 2, Chính phủ và các cơ quan liên quan sẽ tổ chức cuộc họp về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Bất động sản có quan hệ mật thiết với nhiều ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm. Tuy nhiên, thời gian qua, thị trường này gặp không ít khó khăn khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát, nguồn cung dư thừa so với nhu cầu và thị trường còn thiếu minh bạch... Những yếu tố này khiến giao dịch bất động sản giảm, nhiều dự án ngừng trệ không tiếp tục triển khai do đói vốn...

Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường, cuối năm 2022, Chính phủ đã lập Tổ công tác với sự tham gia của các bộ, ngành. Tổ công tác vừa qua đã làm việc với một số địa phương, doanh nghiệp bất động sản lớn để lắng nghe và tìm hướng xử lý khó khăn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh tra ngay một số lĩnh vực có nguy cơ phát sinh tham nhũng

Tại buổi tiếp xúc cử tri TP Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thông tin, giải đáp nhiều ý kiến, kiến nghị, vấn đề mà cử tri quan tâm.

Chiều 17/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ tiếp xúc cử tri quận Ninh Kiều, Cái Răng và huyện Phong Điền, sau kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Thu tuong Pham Minh Chinh: Thanh tra ngay mot so linh vuc co nguy co phat sinh tham nhung-Hinh-3

Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời ý kiến cử tri Cần Thơ chiều 17/11

Cử tri Nguyễn Thị Phượng (quận Ninh Kiều) đề nghị sớm giải quyết khó khăn của ngành y, cụ thể là tình trạng đội ngũ y bác sĩ và nhân viên xin nghỉ việc nhiều, thiếu thuốc, vật tư y tế.

Trả lời cử tri, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đang giao Bộ Y tế hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56 về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập để trình Chính phủ ban hành, trong đó dự kiến nâng phụ cấp ưu đãi nghề cho nhân viên y tế dự phòng, y tế cơ sở từ mức 40-70% lên 100%.

Đồng thời đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương cải cách tiền lương quan tâm tới chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ ngành y tế khi thực hiện chế độ tiền lương mới để nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho nhân viên y tế công lập.

Ngoài ra, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu xây dựng quy định về tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, đảm bảo nguồn lực tự chủ hoạt động của các bệnh viện công lập.

Liên quan đến vấn đề phòng chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, giám sát của Đảng, Nhà nước trong việc phát hiện các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, Thủ tướng cho biết, vừa qua thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thanh tra Chính phủ đã làm việc này rất tích cực.

“Chỉ trong năm 2022 đã hoàn thành thanh tra 7.800 cuộc thanh tra hành chính, 195.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành", Thủ tướng nói.

Để tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, sớm phát hiện, ngăn ngừa các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, Thủ tướng đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ thanh tra ngay một số lĩnh vực có nguy cơ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xử lý, thực hiện các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ đối với một số cuộc thanh tra được dư luận xã hội quan tâm.

“Chủ trương của Đảng nói rất rõ, trong công tác xây dựng Đảng, xây là quan trọng, chiến lược, cơ bản và lâu dài; chống là quan trọng và thường xuyên. Xây là phải nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, Đảng viên, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh… Phòng chống rất quan trọng; phòng là tăng cường giám sát kiểm tra, thanh tra. Chúng tôi tiếp thu tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhiều hơn để phòng ngừa sớm, từ xa”, Thủ tướng nêu.

Thu tuong Pham Minh Chinh: Thanh tra ngay mot so linh vuc co nguy co phat sinh tham nhung-Hinh-4

Cử tri TP Cần Thơ phát biểu tại buổi tiếp xúc các ĐBQH chiều 17/11

Về việc vấn đề xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thời gian qua Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, quy định pháp luật và chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho cho công nhân, cán bộ công chức, người thu nhập thấp tại đô thị với một số chính sách ưu đãi.

Đặc biệt, Chính phủ đã ban hành Nghị định; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn, số lượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại các địa phương trong thời gian qua còn nhiều hạn chế.

Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030". Hiện, đề án đang được Thủ tướng xem xét, phê duyệt để các cấp, các ngành triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thị trường dần ổn định, niềm tin được củng cố

(Vietnamdaily) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh điều này khi chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, kinh tế vĩ mô cuối năm 2022 và đầu năm 2023 vào sáng 6/12.

Nhấn mạnh tình hình trong nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là cuối tháng 10, đầu tháng 11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết cạnh tranh chiến lược vẫn diễn ra gay gắt, chính sách chống lạm phát của các nước tác động tới toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Giá nguyên vật liệu xăng dầu tiếp tục không ổn định, biến động. Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam bị thu hẹp. Tăng trưởng kinh tế của các nước chậm lại, nhiều nước có tăng trưởng âm hai quý liên tiếp.

Tin mới