Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư công trung hạn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 29/CĐ-TTg về hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Căn cứ Nghị quyết số 112/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội về việc sử dụng dự phòng chung, dự phòng nguồn ngân sách trung ương của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho 34 nhiệm vụ, dự án với tổng số vốn là 33.156,987 tỷ đồng (bằng với số vốn Quốc hội quyết nghị). Đồng thời, yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
Thu tuong chi dao khan truong hoan thien thu tuc dau tu cong trung han

Thủ tướng chỉ đạo hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 06 bộ, cơ quan trung ương và 12 địa phương chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định để trình cấp có thẩm quyền giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 và giao vốn kế hoạch năm 2024 để thực hiện nhiệm vụ, dự án (các bộ, cơ quan trung ương gồm: Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các địa phương gồm: Quảng Trị, Bình Dương, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Thái Bình, Ninh Bình, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Vĩnh Long, Lâm Đồng)
Để bảo đảm kịp thời phân bổ vốn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022, sớm đưa vốn vào nền kinh tế để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ những điểm nghẽn cho phát triển, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu trên tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ sau:
1. Đối với những dự án đã được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022:
Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương: Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Quảng Trị, Bình Dương, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Thái Bình khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, bảo đảm điều kiện bố trí kế hoạch vốn hằng năm theo quy định tại Điều 53 Luật Đầu tư công, đề xuất bổ sung kế hoạch vốn năm 2024, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 10 tháng 4 năm 2024 để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định; sau thời hạn này, trường hợp các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để báo cáo cấp có thẩm quyền về việc điều chỉnh cho các bộ, cơ quan, địa phương, các dự án có đủ điều kiện theo quy định.
2. Đối với những dự án dự kiến sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 nhưng chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư:
Các bộ, địa phương: Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ninh Bình, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Vĩnh Long, Lâm Đồng khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ thông báo danh mục, mức vốn tại các văn bản: số 1303/TTg-KTTH ngày 06 tháng 12 năm 2023 và số 167/TTg-KTTH ngày 06 tháng 12 năm 2023 theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đầu tư công và các Nghị quyết của Quốc hội, gửi danh mục dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 10 tháng 4 năm 2024 để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 theo quy định; sau thời hạn này, trường hợp các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để báo cáo cấp có thẩm quyền về việc điều chỉnh cho các bộ, cơ quan, địa phương, các dự án có đủ điều kiện theo quy định.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trước ngày 20 tháng 4 năm 2024 để trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho phép giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022, giao kế hoạch vốn năm 2024 cho các nhiệm vụ, dự án đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại điểm 1, điểm 2 nêu trên chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm các nhiệm vụ tại Công điện này và chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp tiếp tục chậm trễ trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022./.

Điểm loạt dự án vàng "đắp chiếu" của Tập đoàn Bảo Việt

Là CĐT của nhiều dự án trị giá vài trăm đến hàng nghìn tỷ đồng, Tập đoàn Bảo Việt có đang lãng phí tài nguyên đất đai khi nhiều dự án nằm đắp chiếu?

Là tập đoàn hàng đầu về kinh doanh bảo hiểm, Tập đoàn Bảo Việt giờ đây đã lấn sân sang nhiều lĩnh vực khác như: Ngân hàng, đầu tư, môi giới, quản lý quỹ, bất động sản. Thế nhưng, dư luận đặt ra nhiều nghi vấn khi nhiều dự án bất động sản thuộc sở hữu của Tập đoàn Bảo Việt vẫn nằm đắp chiếu hay bị bỏ hoang cả chục năm trời. Đặc biệt hơn, là nhiều dự án thuộc địa bàn Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của nước ta.
Những dự án của Tập đoàn Bảo Việt làm chủ đầu tư bị bỏ hoang, chậm tiến độ trên địa bàn Thành phố Hà Nội bao gồm: Dự án Nhà ở cao tầng để bán thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì; Dự án Tháp tài chính quốc tế IFT số 220 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy; Dự án Văn phòng cho các Hiệp hội Hà Nội (tên thương mại Seven Star) tại lô đất D27 2,2ha quận Cầu Giấy, ước tính tổng vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng.

5 dự án giao thông lớn: Điểm nhấn của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV

Kỳ họp lần thứ 3, Quốc hội khóa XV, sẽ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư 5 dự án Giao thông quan trọng liên vùng và quốc gia.

Đây là nội dung quan trọng, điểm nhấn của kỳ họp để hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.