Thủ tướng chỉ đạo giải quyết dứt điểm kiến nghị của Trung Nam Thuận Nam

(Vietnamdaily) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương chỉ đạo EVN giải quyết dứt điểm kiến nghị có cơ sở của Công ty TNHH Điện mặt trời (ĐMT) Trung Nam Thuận Nam, khẩn trương đưa vào khai thác phần công suất còn lại của dự án

Cụ thể, ngày 6/5, Văn phòng UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo số 2824/VPCP-QHĐP truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện thông báo kết luận của UBTVQH về báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 2.2023

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công thương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, nghiên cứu ban hành quy định làm cơ sở pháp lý để Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) tiếp nhận, quản lý và vận hành trạm biến áp 500 kV Thuận Nam và hạ tầng truyền tải 500 kV, 200 kV Thuận Nam do Công ty TNHH ĐMT Trung Nam Thuận Nam (Công ty Trung Nam) đầu tư, xây dựng bảo đảm hiệu quả đúng quy định pháp luật.

Thu tuong chi dao giai quyet dut diem kien nghi cua Trung Nam Thuan Nam
Trạm  biến áp 500kV Thuận Nam

Giao Bộ Công thương tiếp tục chỉ đạo EVN giải quyết dứt điểm kiến nghị có cơ sở của Công ty Trung Nam, khẩn trương đưa vào khai thác phần công suất 172 MW tại Nhà máy ĐMT 450 MW của Công ty Trung Nam, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, thực hiện đúng cam kết hợp đồng mua bán điện giữa các bên. Đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo EVN khẩn trương hoàn thành việc xác định giá mua điện đối với nhà máy ĐMT, điện gió chuyển tiếp nói chung và Nhà máy ĐMT 450 MW nói riêng theo quy định và hướng dẫn của Bộ Công thương, làm cơ sở cho việc huy động, khai thác nguồn năng lượng tái tạo đã được sản xuất.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng giao UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với EVN và chủ đầu tư dự án Nhà máy ĐMT 450 MW để hoàn thiện hồ sơ dự án phục vụ công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26.1.2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng. Ngoài ra xử lý nghiêm đúng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng đối với Công ty Trung Nam do có hành vi xây dựng công trình khi chưa được cấp có thẩm quyền giao đất để thực hiện dự án Nhà máy ĐMT Trung Nam Thuận Nam.

Thu tuong chi dao giai quyet dut diem kien nghi cua Trung Nam Thuan Nam-Hinh-2
Điện máy mặt trởi Trung Nam Thuận Nam hiện chỉ khai thác 60% công suất gây nhiều thiệt hại và lãng phí cho nhà đầu tư 

Được biết, Nhà máy ĐMT 450 MW là dự án đầu tư có điều kiện được tỉnh Ninh Thuận tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định của pháp luật. Nhà đầu tư đã xây dựng trạm biến áp 500kV và đường dây 500 kV Thuận Nam - Vĩnh Tân với tổng kinh phí hơn 2.000 tỉ đồng, chịu chi phí quản lý vận hành và sẽ bù đắp bằng doanh thu bán điện từ việc khai thác toàn bộ công suất của dự án.

Ngày 31.8.2022, Công ty mua bán điện thuộc EVN có thông báo kể từ 0 giờ ngày 1.9, công ty sẽ dừng khai thác đối với phần công suất chưa có cơ chế giá bán điện của Nhà máy ĐMT 450 MW (40% công suất). Việc này đồng nghĩa dự án chỉ vận hành đạt hơn phân nữa so với thiết kế, sẽ phá vỡ cam kết của nhà đầu tư về phương án tài chính được tổ chức tín dụng thống nhất, dẫn đến dự án mất khả năng cân đối trả nợ vay, gây ảnh hưởng rất lớn đến nhà đầu tư.

VHG lỗ lũy kế hơn 1.300 tỷ và bị cưỡng chế nợ thuế khiến kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

(Vietnamdaily) - Báo cáo tài chính soát xét 6 tháng 2021 của CTCP Đầu tư và Phát triển Việt Trung Nam (UPCoM: VHG) ghi nhận thua lỗ tới hơn 33 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ lỗ nhẹ hơn 3 tỷ đồng.

Theo giải trình của VHG, do trong năm công ty chưa có doanh thu, đồng thời vẫn phát sinh hàng loạt chi phí.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2021, VHG đã thực hiện thoái 9.6 triệu cổ phần tại công ty con là CTCO Công nghiệp Cao su Quảng Nam nên lỗ 82 tỷ và thực hiện hoàn nhập dự phòng đối với khoản đầu tư vào Công ty con sau khi thực hiện chuyển nhượng cổ phần, số hoàn nhập là 55.5 tỷ đồng.

Sắp phát hành 60 triệu cổ phiếu, Licogi muốn cơ cấu vốn tại loạt dự án

(Vietnamdaily) - Licogi 16 vừa đưa ra loạt quyết định trong việc thoái vốn tại các dự án điện mặt trời nhưng lại tăng đầu tư vào dự án xây dựng hạ tầng, BOT trong bối cảnh sắp phát hành gần 60 triệu cổ phiếu.

HĐQT CTCP Licogi 16 (HoSE: LCG) vừa thông qua chủ trương tham gia liên danh thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu tái định cư và khu dân cư nông thôn tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

LCG cũng quyết định tách CTCP Đầu tư Năng lượng tái tạo Licogi 16 Gia Lai để thành lập CTCP Điện mặt trời Chư Ngọc. Đồng thời, LCG cũng sẽ chuyển nhượng cổ phần tại các doanh nghiệp dự án nhà máy điện mặt trời Chư Ngọc, nhà máy điện mặt trời Nhơn Hải, mở các tài khoản tại Ngân hàng Bangkok Đại chúng chi nhánh TPHCM phục vụ cho việc chuyển nhượng cổ phần.

Tin mới