Thủ tướng: “Bảo vệ doanh nhân chân chính, không dung túng hành vi sai trái...”

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định như trên tại lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022 do VCCI tổ chức ngày 12/10.

Đóng góp của đội ngũ doanh nhân vô cùng quan trọng
Điểm lại những kết quả tích cực trong điều hành kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, sự khởi sắc tình hình kinh tế xã hội, Thủ tướng nhấn mạnh, sự đóng góp của đội ngũ doanh nhân vô cùng quan trọng đối với việc góp ý xây dựng thể chế chính sách, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, thực chất, hiệu quả trong tình hình mới.
Thu tuong: “Bao ve doanh nhan chan chinh, khong dung tung hanh vi sai trai...”

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022 - Ảnh: VGP

 
Theo Thủ tướng, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm và đánh giá cao vai trò của đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đây là lực lượng sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam, đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Hiện Việt Nam đã có gần 900 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 14,4 nghìn hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng phát triển và nâng cao về nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng lao động; thể hiện vai trò là lực lượng chủ lực quản lý, tổ chức các nguồn lực sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Đội ngũ doanh nhân cũng luôn thể hiện trách nhiệm xã hội, nhiều doanh nhân đã và đang tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chương trình vì cộng đồng, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Đặc biệt, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đội ngũ doanh nghiệp nêu cao tinh thần chia sẻ, đồng hành cùng đất nước, vượt qua khó khăn.
Bảo vệ doanh nhân chân chính, không dung túng hành vi sai trái, lừa đảo
Đề cập tình hình thế giới dự báo phức tạp, khó lường, trong nước có cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, đặc biệt do tác động của tình hình địa chính trị, khó khăn của kinh tế toàn cầu, Thủ tướng cũng nói rằng, xử lý những bất cập, tồn tại của thị trường tài chính nhất là trái phiếu, chứng khoán, tiền tệ sẽ có thể ảnh hưởng đến tâm lý xã hội, nhà đầu tư.
Thủ tướng khẳng định, sẽ không dung túng hành vi sai trái, lừa đảo để ảnh hưởng niềm tin, tài sản của nhân dân và văn hóa, đạo đức, uy tín nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Theo Thủ tướng, Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ, lắng nghe và sẽ tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ để đội ngũ doanh nhân vượt qua khó khăn, vươn xa hơn nữa.
"Chính phủ sẽ thực hiện nhiều giải pháp, như: điều hành lãi suất, tỉ giá phù hợp, bảo đảm tăng tín dụng hợp lý và hiệu quả, tập trung cho sản xuất kinh doanh; đồng thời, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp", Thủ tướng nhấn mạnh.
Về cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, Thủ tướng khẳng định, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tăng cường đối thoại, tham vấn ý kiến của doanh nghiệp. Luôn đồng hành, lắng nghe, chia sẻ và quyết liệt giải quyết, xử lý những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp. Đẩy mạnh ngăn ngừa, đẩy lùi những hiện tượng móc nối trục lợi, gây khó khăn, phiền hà đối với doanh nhân trong quá trình kinh doanh.
Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện, sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Phát triển mạnh các loại thị trường trong nước, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và các chuỗi cung ứng; xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phù hợp bối cảnh, tình hình mới; loại bỏ những quy định không còn phù hợp đặc biệt tháo gỡ những điểm nghẽn có thể ảnh hưởng đến hoạt động, phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân.
Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận bình đẳng với các nguồn lực phát triển; tạo điều kiện để khu vực kinh tế ngoài nhà nước tham gia thực hiện các dự án, công trình, xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội theo hình thức hợp tác công - tư.
Phát triển, lành mạnh hoá, củng cố niềm tin nhà đầu tư với các thị trường trái phiếu, chứng khoán, tiền tệ, bất động sản. Thông điệp rất rõ của Đảng và Nhà nước là không hình sự hoá các quan hệ dân sự và bảo vệ những doanh nhân kinh doanh chân chính nhưng không thể dung túng những hành vi sai trái, lừa đảo để ảnh hưởng niềm tin, tài sản của Nhân dân và văn hóa, đạo đức, uy tín nhà đầu tư, doanh nghiệp, doanh nhân chân chính.
“Tôi kêu gọi các doanh nghiệp, doanh nhân cùng nhau chia sẻ, bảo vệ cái đúng, xử lý cái sai. Việc xử lý người sai, người vi phạm để bảo vệ người làm đúng, bảo vệ sự công bằng, minh bạch và hiệu quả của những người làm theo luật pháp”, Thủ tướng khẳng định.
Thủ tướng yêu cầu VCCI phát huy truyền thống gần 60 năm xây dựng và trưởng thành, đóng góp tích cực, hiệu quả và luôn đồng hành cùng Chính phủ và cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, Chính phủ cũng yêu cầu các hiệp hội doanh nghiệp phát huy hơn nữa chức năng, nhiệm vụ, vai trò trong hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp thành viên thích ứng với tình hình mới.
Doanh nghiệp sẽ đề cao, thượng tôn pháp luật
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết, cả nước hiện có trên 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 15.000 hợp tác xã phi nông nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Số lượng doanh nhân tương ứng đã lên đến hàng triệu người. Khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 70% nguồn thu thuế cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho khoảng 15 triệu lao động. Đội ngũ doanh nhân giữ vai trò là lực lượng chủ lực trong quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu quốc dân và xuất khẩu, tạo tiềm lực, vị thế mới cho đất nước.
Doanh nhân Trần Bá Dương - một trong 10 doanh nhân tiêu biểu cho biết, khi đại đa số đã cùng chống dịch và phát triển, duy trì sản xuất, kinh doanh, cũng có doanh nghiệp đã trục lợi trong đại dịch, vượt quá quy định của pháp luật và lâm vào vòng lao lý. Là đại diện doanh nhân tiêu biểu, thời gian tới, ông Dương cam kết sẽ tập trung vào dự án, ngành nghề theo định hướng phát triển kinh tế chung của đất nước. Đồng thời khẳng định, doanh nghiệp cũng sẽ đề cao, thượng tôn pháp luật, nghiêm túc và gương mẫu thực hiện công bằng, minh bạch, liêm chính.
Nhân dịp này, VCCI cũng trao tặng danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" năm 2022 cho 60 doanh nhân, trong đó có 10 người được vinh danh TOP10 Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu gồm: ông Lê Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Cty CP Tập đoàn Trường Hải; Thiếu tướng Nguyễn Quốc Dũng, Tư lệnh Binh đoàn 11, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Tổng Cty Thành An, Chủ tịch HĐQT Tổng Cty 789; Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn GELEXIMCO; bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng chiến lược Cty CP thực phẩm Sữa TH; bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG - BRG GROUP; ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái Holdings; ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Cty CP Tập đoàn Lộc Trời; ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Điều hành Cty CP Tập đoàn Công nghệ CMC; ông Lý Ngọc Minh, Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Minh Long 1.

>>> Mời độc giả xem thêm video Doanh nhân Bỉ xây dựng sự nghiệp nhờ nước dừa Bến Tre:

Nguồn: VTV24

Lý do chọn ngày 13/10 trở thành ngày Doanh nhân Việt Nam

(Kiến Thức) - Việc Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 13/10 hàng năm là Ngày Doanh nhân Việt Nam mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc. 

Bởi vì chính ngày này năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho giới công thương Việt Nam ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 20/9/2004 Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã kí Quyết định số 990/QĐ-TTg về Ngày Doanh nhân Việt Nam, và lấy ngày 13/10 là "Ngày doanh nhân Việt Nam" hàng năm. Quyết định này nhằm phát huy vai trò, truyền thống của đội ngũ doanh nhân Việt Nam cùng với đề nghị của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp.
Ly do chon ngay 13/10 tro thanh ngay Doanh nhan Viet Nam
 
Trong thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "… Hiện nay Công thương cứu quốc đoàn đương hoạt động để làm được nhiều việc ích lợi quốc dân. Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới Công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế, tài chính vững vàng và thịnh vượng.
Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp đỡ giới thương nhân trong công cuộc kiến thiết này. Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà doanh nghiệp thịnh vượng…".
Ý nghĩa ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10
Sau 15 năm Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định lấy ngày 13/10 là "Ngày Doanh nhân Việt Nam" và hơn 5 năm Nghị quyết 09-NQ-TW của Bộ Chính trị đi vào cuộc sống, thực tế đã khẳng định ý nghĩa lịch sử của bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi giới công thương vào ngày 13/10/1945.
Trong giai đoạn đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện đường lối đúng đắn và chỉ dẫn mang tính chiến lược của Người đối với việc khẳng định vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân trong xây dựng và kiến thiết đất nước.
Quyết định số 990/QĐ-TTg ngày 20/9/2004 và Nghị quyết 09-NQ-TW ngày 09/12/2011 đã cụ thể hóa đường lối, chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp, phát huy vai trò của doanh nhân; hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tự tin góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế.

e-Magazine: Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng gửi thư chúc mừng ngày Doanh nhân Việt Nam

(Kiến Thức) - Trong thư chúc mừng, TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chia sẻ: "Trong điều kiện vô cùng khó khăn, nhưng các doanh nghiệp đã cố gắng hết sức để duy trì hoạt động, đồng thời có những đóng góp rất quan trọng trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, khôi phục sản xuất kinh doanh".

e-Magazine: Chu tich VUSTA Phan Xuan Dung gui thu chuc mung ngay Doanh nhan Viet Nam

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.