Thủ tướng Bangladesh thắng cử nhiệm kỳ 5

Ủy ban bầu cử Bangladesh vừa thông báo, Thủ tướng Sheikh Hasina đã thắng cử nhiệm kỳ 5 và trở thành lãnh đạo chính phủ tại vị lâu nhất của đất nước.

Reuters dẫn thông cáo hôm nay (8/1) của Ủy ban bầu cử Bangladesh cho biết, bà Sheikh Hasina đã tái đắc cử ghế lãnh đạo chính phủ, sau khi đảng Liên đoàn Awami giành được đa số tuyệt đối trong cuộc tổng tuyển cử cuối tuần qua.

Thu tuong Bangladesh thang cu nhiem ky 5
Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina. Ảnh: The Patriot 
Truyền thông Bangladesh trước đó đưa tin, ngay sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa hôm 7/1, kết quả thăm dò dư luận hé lộ, đảng của bà Hasina dự kiến giành được ít nhất 172 trong tổng số 225 ghế tại Quốc hội.
Theo đài RT, bà Hasina đã được dự đoán chắc chắn chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm nay do đảng đối lập chính - Đảng Dân tộc quốc gia Bangladesh (BNP) tẩy chay bầu cử, sau khi hàng nghìn thành viên của đảng này bị bắt trong những tuần trước các cuộc bỏ phiếu.
Ít nhất 18 vụ tấn công đốt phá nhằm vào 10 điểm bỏ phiếu đã diễn ra trong các ngày 5 – 6/1. Trong vụ việc nghiêm trọng nhất, 4 người, bao gồm một trẻ em, đã thiệt mạng khi một đoàn tàu chở khách tới thủ đô Dhaka bốc cháy. Cảnh sát đổ lỗi sự cố cho BNP và bắt giữ 7 thành viên của đảng hôm 7/1. Tuy nhiên, BNP phủ nhận có liên quan đến vụ việc.
Chiến thắng nhiệm kỳ 5 và cũng là nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp đánh dấu việc bà Hasina, 76 tuổi là thủ tướng cầm quyền lâu nhất ở Bangladesh. Là con gái của nhà lãnh đạo hậu thuộc địa đầu tiên của quốc gia Nam Á này, bà Hasina đã nổi lên như một nhân vật hàng đầu phản đối chính quyền quân sự quản lý đất nước trong suốt những năm 1980.
Bà Hasina giữ chức Thủ tướng Bangladesh nhiệm kỳ đầu tiên 1996 - 2001 và 3 nhiệm kỳ liên tiếp kể từ năm 2009 đến nay.
Bangladesh là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới. Bà Hasina được ca ngợi vì đã cải thiện mức lương và điều kiện làm việc của khoảng 4 triệu lao động trong ngành này của đất nước.
Tuy nhiên, nền kinh tế Bangladesh đã gặp nhiều khó khăn, thách thức trong những năm gần đây, buộc chính phủ của bà Hasina năm ngoái phải chấp nhận khoản cứu trợ 4,7 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Cám cảnh dân nghèo Bangladesh "quay cuồng" trong mùa dịch COVID-19

(Kiến Thức) - Nhiều người dân nghèo ở Bangladesh phải trông chờ vào sự trợ giúp của chính phủ sau khi nước này áp đặt lệnh phong tỏa vì dịch COVID-19.

Cám cảnh dân nghèo Bangladesh "quay cuồng" trong mùa dịch COVID-19
Cam canh dan ngheo Bangladesh
 Theo Al Jazeera, Bangladesh quyết định phong tỏa đất nước từ ngày 26/3 nhằm đối phó với dịch bệnh COVID-19. Lệnh phong tỏa kéo dài đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người dân đất nước này. Nhiều người mất thu nhập và phải trông chờ vào sự trợ giúp của chính phủ. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)
Cam canh dan ngheo Bangladesh
Moina Dewan, làm nghề kéo xe chở khách, sống cùng 6 người trong gia đình ở khu ổ chuột Korail. Khi dịch bệnh bùng phát, Moina mất thu nhập do không có khách nào trong nhiều tuần. Anh cũng chưa nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền. "Nếu tình trạng này tiếp diễn, chúng tôi sẽ chết đói", Moina chia sẻ. 
Cam canh dan ngheo Bangladesh
 Rahima từng làm việc tại một trung tâm chẩn đoán. Tuy nhiên, cô phải nghỉ việc không lương từ tháng 3. Rahima lo lắng vì tiền thuê nhà và các khoản chi phí khác của gia đình cô trong khu ổ chuột Korail, Dhaka.
Cam canh dan ngheo Bangladesh
Palash làm nhân viên phục vụ tại một nhà hàng ở Kalachandpur, thủ đô Dhaka. Anh không thể trở về quê nhà do lệnh phong tỏa. 
Cam canh dan ngheo Bangladesh
 Nafisa Akhtar là một công nhân may, đang làm việc tại Dhaka. "Tôi đến từ một vùng quê và phải hỗ trợ mẹ già. Trong đợt dịch này, chính quyền thông báo đóng cửa đất nước và tôi đã nghĩ đến việc phải rời khỏi Dhaka. Nhưng may mắn, nhà máy của tôi vẫn làm việc để sản xuất thiết bị bảo vệ và tôi vẫn được trả lương", Nafisa chia sẻ.
Cam canh dan ngheo Bangladesh
Bangladesh vẫn đang thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát dịch COVID-19. Ảnh: Binh sĩ quân đội Bangladesh phun thuốc khử trùng các phương tiện ở Dhaka do lo ngại dịch bệnh COVID-19 lây lan. 
Cam canh dan ngheo Bangladesh
 Người đàn ông bán khẩu trang trên đường phố Dhaka.
Cam canh dan ngheo Bangladesh
 Cảnh sát phong tỏa một khu dân cư ở Kamrangirchar, Dhaka.
Cam canh dan ngheo Bangladesh
 Hai nhân viên đi giao bình oxy trong thời gian Dhaka bị phong tỏa.
Cam canh dan ngheo Bangladesh
Người đàn ông được kiểm tra sức khỏe tại Bangla Bazar ở thủ đô Bangladesh
Cam canh dan ngheo Bangladesh
 Đường phố Dhaka vắng vẻ trong thời gian đóng cửa.
Cam canh dan ngheo Bangladesh
 Thi thể một bệnh nhân tử vong vì COVID-19 được đem đi chôn cất tại nghĩa trang Khilgaon-Taltola.
Cam canh dan ngheo Bangladesh
Các thành viên của Khoa Hóa trường Đại học Công nghệ và Kỹ thuật Bangladesh sản xuất nước rửa tay sát khuẩn để cung cấp miễn phí cho bệnh viện và các tổ chức y tế khác ở Dhaka trong thời gian chiến đấu với dịch bệnh. 

Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1)

Dịch COVID-19 chưa qua, thảm họa khác lại tàn phá Ấn Độ-Bangladesh

(Kiến Thức) - Trong khi đang đối phó với dịch COVID-19, Ấn Độ và Bangladesh lại phải "gồng mình" chống chọi với trận bão kèm lốc xoáy Amphan.

Dịch COVID-19 chưa qua, thảm họa khác lại tàn phá Ấn Độ-Bangladesh
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh
 Theo Al Jazeera, trận bão Amphan đã đổ bộ vào Ấn Độ và Bangladesh ngày 20/5, khiến ít nhất 14 người thiệt mạng và phá hủy hàng nghìn ngôi nhà giữa lúc dịch COVID-19 đang hoành hành tại hai quốc gia này. (Nguồn ảnh: Reuters/ANI)
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh-Hinh-2
"Tình hình đáng lo ngại hơn cả đại dịch COVID-19. Chúng tôi không biết phải đối phó như thế nào", Thủ hiến bang Tây Bengal (Ấn Độ) Mamata Banerjee nói. 
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh-Hinh-3
Ít nhất 12 người đã tử vong ở Ấn Độ sau khi bão Amphan đổ bộ vào nước này sáng 20/5, trong đó có một nạn nhân thiệt mạng vì bức tường nhà cô bị đổ sập. 
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh-Hinh-4
 Do ảnh hưởng của bão Amphan, hàng trăm nghìn người dân ở Ấn Độ đã phải sơ tán đến nơi an toàn, nhiều ngôi nhà bị tàn phá và liên lạc bị cắt đứt.
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh-Hinh-5
 Tại thành phố Kolkata, bang Tây Bengal, gió mạnh khiến những chiếc ô tô lật nhào trên đường, cây cối và cột điện gãy đổ. Nhiều khu vực trong thành phố này bị mất điện.
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh-Hinh-6
Những đám mây đen trên bầu trời ở Kolkata hôm 19/5. 
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh-Hinh-7
 Cây cối đổ rạp trên đường phố Kolkata sau khi bão Amphan càn quét ngày 20/5. 
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh-Hinh-8
 Cảnh sát phong tỏa một con đường dẫn lên cầu vượt trước khi bão Amphan đổ bộ ở Kolkata hôm 20/5.
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh-Hinh-9
Bangladesh cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận bão này khi có ít nhất 4 người thiệt mạng và nhiều khu vực bị cắt điện.  
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh-Hinh-10
 Các nhà chức trách Bangladesh đã đưa khoảng 2,4 triệu người tới hơn 15.000 cơ sở tránh bão để đảm bảo an toàn.
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh-Hinh-11
 Cảnh đông đúc trong một cơ sở tránh bão ở Gabura, ngoại ô Satkhira, Bangladesh, hôm 20/5.
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh-Hinh-12
 Người dân địa phương ở Gabura gia cố bờ sông trước khi bão Amphan ập tới ngày 20/5.
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh-Hinh-13
 Tại khu Cox's Bazar, Bangladesh, người dân cũng khẩn trương gia cố mái nhà để chống chọi với trận bão.

Bangladesh sẽ tử hình tội phạm hiếp dâm

Nội các Bangladesh ngày 12/10 đã thông qua án tử hình đối với tội phạm hiếp dâm, giữa lúc biểu tình rầm rộ sau hàng loạt vụ cưỡng hiếp tập thể và tấn công tình dục ở nước này.

Bangladesh sẽ tử hình tội phạm hiếp dâm
Nội các của Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina đã thông qua đề xuất áp dụng án tử hình là hình phạt cao nhất đối với tội phạm hiếp dâm, Bộ trưởng Luật pháp Anisul Huq nói với Reuters ngày 13/10.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.