Thủ tướng Anh công bố thỏa thuận Brexit cuối cùng

Giới quan sát đánh giá, bản đề xuất của Thủ tướng Johnson được cho là thỏa thuận cuối cùng, như một “tối hậu thư” mà ông muốn gửi đến EU.

Ngày 2/10, đúng như dự kiến, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã có bài phát biểu quan trọng bế mạc Đại hội thường niên đảng Bảo thủ, trong đó nêu chi tiết những đề xuất mà Anh sẽ gửi đến Liên minh châu Âu liên quan đến Brexit. Giới quan sát đánh giá, bản đề xuất này được cho là thỏa thuận cuối cùng, như một “tối hậu thư” mà ông Johnson muốn gửi đến EU. Bởi nếu EU không chấp thuận, Anh sẽ rời khỏi khối này đúng hạn - 31/10 mà không cần bất cứ thỏa thuận nào.
Thu tuong Anh cong bo thoa thuan Brexit cuoi cung
Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: BBC. 
Điểm nổi bật trong đề xuất mới nhất của Thủ tướng Johnson
Đề xuất của ông Johnson gồm 5 điểm, đầu tiên và quan trọng nhất, đó là về việc tỉnh Bắc Ireland thuộc Vương quốc Anh sẽ tiếp tục ở lại trong liên minh thuế quan châu Âu và tuân thủ các quy định của EU về hàng hoá, bao gồm cả sản phẩm nông nghiệp, trong một thời gian quá độ, trước mắt là từ cuối năm 2020 cho đến hết năm 2025. Đây là điểm khác biệt lớn so với thoả thuận Brexit cũ vốn muốn giữ toàn bộ Vương quốc Anh chứ không chỉ Bắc Ireland ở lại trong liên minh thuế quan châu Âu.
Tiếp đến, nhằm tránh việc kiểm soát ở biên giới, tức là việc tái lập biên giới cứng, giữa Bắc Ireland và nước Cộng hòa Ireland thuộc EU, chính phủ Anh chủ trương thiết lập một khu vực có quy định chung trên đảo Ireland Tuy nhiên, hàng hoá từ phần còn lại của Vương quốc Anh sang Bắc Ireland sẽ bị kiểm tra.
Để phương án này được thực thi, chính phủ Anh sẽ trao cho chính quyền và Nghị viện Bắc Ireland quyền quyết định có ủng hộ kế hoạch này hay không. Cũng chính Nghị viện Bắc Ireland sẽ phê chuẩn mỗi 4 năm một lần việc kéo dài thời gian quá độ. Một khi thời hạn quá độ kết thúc, Bắc Ireland sẽ trở lại hoàn toàn với các quy định của Vương quốc Anh.
Đến lúc đó, Thủ tướng Anh cam kết sẽ không thiết lập kiểm soát hải quan tại biên giới hay gần biên giới giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland mà sẽ tiến hành bằng cách đơn giản hoá thủ tục hải quan trên mạng hoặc kiểm tra ngay tại các kho hàng của các công ty.
Về tổng thể thì có 2 điểm cần lưu ý trong đề xuất này: một, là ông Boris Johnson kiên quyết đưa Vương quốc Anh khỏi ràng buộc của liên minh thuế quan châu Âu qua đó có thể nhanh chóng tiến hành đàm phán các Hiệp định Tự do thương mại mới với các nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Hai, đó là đã có một sự nhượng bộ đáng chú ý trong vấn đề Bắc Ireland, ở đây là việc tách Bắc Ireland khỏi Vương quốc Anh về mặt quy định hàng hoá trong một khoảng thời gian, điều mà trước đây đảng Dân chủ hợp nhất Bắc Ireland (DUP) luôn phản đối và các chính phủ Anh cũng tương đối lo ngại.
Phản ứng của Liên minh châu Âu
Trong thông cáo đưa ra ngay sau khi nhận được đề xuất từ phía Anh, EU cho biết họ ghi nhận các điểm tích cực, đặc biệt là việc để Bắc Ireland tuân thủ các quy định của EU cũng như việc kiểm soát hàng hoá từ phần còn lại của Vương quốc Anh sang Bắc Ireland. Tuy nhiên, vướng mắc mà EU lo ngại là ở việc vận hành và quản lý tất cả các quy trình này ra sao. Các phát biểu của các quan chức hàng đầu EU như Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, Jean-Claude Juncker hay Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU, Michel Barnier cũng cho thấy là đề xuất của ông Boris Johnson được đón nhận tương đối tích cực, dù phía châu Âu vẫn cho rằng còn một số vấn đề cần phải bàn kỹ thêm.
Mấu chốt ở đây là thái độ của Cộng hòa Ireland, nước có quyền lợi và ảnh hưởng trực tiếp với vấn đề backstop. Phía Cộng hòa Ireland cho biết chưa thoả mãn với đề xuất từ phía Anh và sẽ phải bàn bạc kỹ với các nước EU khác. Tác động của Brexit, đặc biệt là điều khoản backstop đến Cộng hòa Ireland không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị, liên quan đến môi trường hoà bình của nước này nên nếu Cộng hòa Ireland còn thấy vướng mắc thì đề xuất này sẽ thất bại, do EU hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận.
Tất nhiên, khi vẫn còn các bất đồng như hiện nay thì Brexit không thoả thuận vẫn là kịch bản có nguy cơ cao xảy ra, ít nhất là từ phía Anh bởi chính phủ hiện nay của ông Boris Johnson chắc chắn không đi tìm một sự gia hạn nào khác với Brexit.
Tương lai chính trị của ông Johnson
Cho đến lúc này thì bất chấp các phản đối mạnh mẽ từ Nghị viện Anh, từ các đảng đối lập và cả từ một bộ phận dân chúng, ông Boris Johnson vẫn đang tiếp tục thực thi chiến lược Brexit của mình mà chưa bị ngăn lại. Điều này cho thấy là dù gây ra rất nhiều tranh cãi gay gắt nhưng ông Boris Johnson không phải là một chính trị gia dễ bị đánh bại. Sự quyết liệt của ông Johnson được không ít cử tri Anh ủng hộ.
Điều quan trọng hơn là phe đối lập tại Anh hiện không có đủ sức mạnh cần thiết, cũng như không có các gương mặt lãnh đạo nổi trội để có thể thách thức ông Boris Johnson. So với thủ lĩnh Công đảng Jeremy Corbyn vốn nổi tiếng vì sự thiếu kiên định thì hình ảnh ông Boris Johnson bảo vệ đến cùng chiến lược Brexit của mình tạo ra nhiều thiện cảm hơn với dân chúng Anh. Nói cách khác, dù bị phản đối nhiều nhưng ông Boris Johnson vẫn được cho là người lãnh đạo phù hợp hơn để tiến hành Brexit.
Trước mắt, tương lai chính trị của ông Johnson phụ thuộc nhiều vào việc EU có chấp nhận các đề xuất mới hay không. Khả năng vào phút chót hai bên đạt được thoả thuận có lẽ đang cao hơn là kịch bản Brexit không thoả thuận. Khi đó thì cũng rất khó cho Nghị viện Anh tiếp tục bác bỏ chiến lược của ông Johnson bởi suy cho cùng, ông Boris Johnson nắm trong tay lí lẽ quan trọng nhất: đó là phải thực thi ý nguyện của người dân Anh năm 2016 về việc rời EU.
Hơn 3 năm qua, Nghị viện Anh cũng như các đảng đối lập trên thực tế cũng đã bất lực trong việc tìm giải pháp khác và sự bất lực này khiến quyền lực của các nhóm này suy yếu. Trong trường hợp cuối cùng là phải tiến đến tuyển cử sớm thì đảng Bảo thủ và ông Boris Johnson vẫn có nhiều cơ hội chiến thắng nhất hiện nay. Vì thế, điều duy nhất ngăn được ông Johnson là việc nước Anh tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân lần 2 về Brexit và quyết định ở lại trong EU. Nhưng khả năng này là cực kỳ thấp.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Mời độc giả xem thêm video về Thủ tướng Anh Boris Johnson (Nguồn: BBC News)

Ai sẽ thay bà May làm Thủ tướng tiếp theo của nước Anh?

(Kiến Thức) - Hồi tháng 3/2019, Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố sẽ từ chức nếu đó là điều cần thiết để nghị viện Anh thông qua thỏa thuận Brexit của bà. Điều khiến dư luận đang quan tâm đó là, ai sẽ trở thành người đứng đầu chính phủ tiếp theo của Anh?

Ai se thay ba May lam Thu tuong tiep theo cua nuoc Anh?
 Hãng thông tấn Reuters mới đây liệt kê một số nhân vật có thể tham gia tranh cử để trở thành Thủ tướng Anh kế nhiệm bà Theresa May. Một trong số đó là Esther Mcvey, 51 tuổi. Bà từng là người dẫn chương trình truyền hình và ủng hộ việc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (Brexit). Tháng 11/2018, bà đã từ chức Bộ trưởng Phụ trách việc làm và lương hưu để phản đối thoả thuận Brexit của bà May đạt được với EU. (Nguồn ảnh: Reuters)
Ai se thay ba May lam Thu tuong tiep theo cua nuoc Anh?-Hinh-2
 Ứng viên Thủ tướng Anh thứ hai là bà Andrea Leadsom, 56 tuổi. Bà là một chính trị gia của Đảng Bảo thủ Anh. Bà đã trở thành Lãnh đạo Hạ viện vào ngày 11/6/2017. Trước đó, kể từ ngày 14/7/2016, bà là Bộ trưởng Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn.
Ai se thay ba May lam Thu tuong tiep theo cua nuoc Anh?-Hinh-3
Rory Stewart là Bộ trưởng Phát triển Quốc tế kể từ tháng 5/2019. Chính trị gia Anh này phản đối việc Brexit không thỏa thuận và đã lên tiếng ủng hộ thỏa thuận Brexit của bà May với EU. 
Ai se thay ba May lam Thu tuong tiep theo cua nuoc Anh?-Hinh-4
 Boris Johnson, 54 tuổi, là cựu Bộ trưởng Ngoại giao Anh. Ông đã từ chức ngoại trưởng vào tháng 7 năm ngoái nhằm phản đối thỏa thuận Brexit của bà May.
Ai se thay ba May lam Thu tuong tiep theo cua nuoc Anh?-Hinh-5
 Michael Gove từng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục Anh từ năm 2010 đến 2014 và Bộ trưởng Tư pháp từ năm 2015 đến 2016. Mặc dù vậy, ông Michael vẫn chưa quyết định liệu ông có tranh cử chức Thủ tướng Anh hay không.
Ai se thay ba May lam Thu tuong tiep theo cua nuoc Anh?-Hinh-6
 Jeremy Hunt, 52 tuổi, thay thế ông Boris làm Ngoại trưởng Anh vào tháng 7/2018. Được biết, ông đã bỏ phiếu ở lại EU trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 và từng làm Bộ trưởng Y tế Anh trong 6 năm.
Ai se thay ba May lam Thu tuong tiep theo cua nuoc Anh?-Hinh-7
 Dominic Raab, 45 tuổi, đã từ chức Bộ trưởng Brexit vào năm ngoái nhằm phản đối dự thảo thoả thuận Brexit của bà May.
Ai se thay ba May lam Thu tuong tiep theo cua nuoc Anh?-Hinh-8
 Ông Sajid Javid, 49 tuổi, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nội vụ Anh vào ngày 30/4/2018. Ông đã bỏ phiếu "Ở lại" trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016.
Ai se thay ba May lam Thu tuong tiep theo cua nuoc Anh?-Hinh-9
 Ông David Davis, 70 tuổi, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Brexit dẫn đầu các cuộc đàm phán với EU vào tháng 7/2016, nhưng ông từ chức hai năm sau đó nhằm phản đối kế hoạch của bà May.
Ai se thay ba May lam Thu tuong tiep theo cua nuoc Anh?-Hinh-10
 Bà Penny Mordaunt, 46 tuổi, là nữ Bộ trưởng Quốc phòng Anh đầu tiên và là Bộ trưởng Phát triển Quốc tế từ năm 2017 đến 2019.
Ai se thay ba May lam Thu tuong tiep theo cua nuoc Anh?-Hinh-11
 Amber Rudd, 55 tuổi, từng làm Bộ trưởng Nội vụ Anh. Bà đã bỏ phiếu "Ở lại" trong cuộc trưng cầu dân ý về Brexit năm 2016 và phản đối việc Brexit không thỏa thuận.
Ai se thay ba May lam Thu tuong tiep theo cua nuoc Anh?-Hinh-12
Ông Matthew Hancock, 40 tuổi, là Bộ trưởng Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội từ năm 2018. Ông đã ủng hộ Anh ở lại EU trong cuộc trưng cầu dân ý 3 năm trước. 
Ai se thay ba May lam Thu tuong tiep theo cua nuoc Anh?-Hinh-13
 Bà Justine Greening từng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục Anh từ năm 2016 đến 2018.

Điều ít biết về người chồng kín tiếng của nữ Thủ tướng Anh

(Kiến Thức) - Ông Philip không chỉ là người chồng mà còn là người bạn đồng hành và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho nữ Thủ tướng Anh Theresa May vượt qua những khó khăn, thăng trầm trong cuộc sống.

Dieu it biet ve nguoi chong kin tieng cua nu Thu tuong Anh
 Những ngày gần đây, sau khi Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố sẽ từ chức vào ngày 7/6 tới, bà được nhìn thấy xuất hiện trong tâm trạng khá thoải mái bên cạnh chồng, ông Philip, khi đi siêu thị mua đồ hay tới nhà thờ,....Ảnh: Daily Mail. 
Dieu it biet ve nguoi chong kin tieng cua nu Thu tuong Anh-Hinh-2
Theo Daily Mail, ông Philip không chỉ là người chồng mà còn là người bạn đồng hành, luôn bên cạnh ủng hộ và động viên bà May những lúc khó khăn trong cuộc sống. Ảnh: PA. 
Dieu it biet ve nguoi chong kin tieng cua nu Thu tuong Anh-Hinh-3
Chắc hẳn ít ai biết rằng, ông Philip cũng từng có thời gian tham gia chính trường, nhưng sau đó ông quyết định từ bỏ để tập trung vào lĩnh vực tài chính. Ảnh: AP. 
Dieu it biet ve nguoi chong kin tieng cua nu Thu tuong Anh-Hinh-4
 Ông Philip sinh ngày 18/9/1957 tại Norwich, Norfolk. Cha ông là một nhà bán hàng và mẹ làm giáo viên. Ảnh: Reuters. 
Dieu it biet ve nguoi chong kin tieng cua nu Thu tuong Anh-Hinh-5
 Ông Philip tốt nghiệp trường Lincoln thuộc Đại học Oxford với chuyên ngành Lịch sử. Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc trong lĩnh vực tài chính. Ảnh: AP. 
Dieu it biet ve nguoi chong kin tieng cua nu Thu tuong Anh-Hinh-6
 Tính đến năm 2016, ông Philip đã làm việc được cho công ty Capital International với vị trí Trưởng phòng quan hệ khách hàng được hơn 10 năm. Trước đó, ông từng làm việc cho một số ngân hàng. Ảnh: Getty.
Dieu it biet ve nguoi chong kin tieng cua nu Thu tuong Anh-Hinh-7
Với tư cách là phu quân của nữ Thủ tướng Anh Theresa May, ông Philip nhiều lần xuất hiện bên cạnh vợ mình trong các chuyến công du nước ngoài hay những bài phát biểu của bà trước công chúng. Ảnh: PA.
Dieu it biet ve nguoi chong kin tieng cua nu Thu tuong Anh-Hinh-8
 Chuyến công du chính thức đầu tiên của ông Philip với tư cách là chồng của Thủ tướng May là tới Hamburg, Đức, khi tháp tùng bà May tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào tháng 7/2017. Trong chuyến đi đó, ông đã tham dự buổi hòa nhạc và trò chuyện với các phu nhân/phu quân của những vị nguyên thủ thế giới khác. Ảnh: BT.com.
Dieu it biet ve nguoi chong kin tieng cua nu Thu tuong Anh-Hinh-9
Sự quan tâm mà ông Philip dành cho vợ khiến nhiều người phải ngưỡng mộ. Ảnh: Vợ chồng bà May vẫy chào mọi người sau khi bà May trở thành Thủ tướng Anh vào năm 2016. Ảnh: PA.
Dieu it biet ve nguoi chong kin tieng cua nu Thu tuong Anh-Hinh-10
Nữ Thủ tướng Anh Theresa May và chồng đều thích đi bộ đường dài, đặc biệt là ở Bắc Wales. Ảnh: PA. 
Dieu it biet ve nguoi chong kin tieng cua nu Thu tuong Anh-Hinh-11
 Thủ tướng May và chồng, ông Philip, trò chuyện tại khu Desenzano del Garda, Bắc Italy, trong kỳ nghỉ hè tháng 7/2018. Ảnh: PA.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.