Thứ trưởng GTVT: Không yêu cầu đổi tên thành trạm thu tiền

Thứ trưởng GTVT Lê Đình Thọ nói rõ, Bộ không đề xuất đổi tên các trạm thu phí thành trạm thu tiền. Khái niệm trạm thu tiền là giải thích nội hàm chứ không phải để thay tên gọi.

Xung quanh đề xuất Bộ GTVT xây dựng dự thảo đổi tên trạm thu phí đường bộ thành trạm thu tiền, trao đổi với VietNamNet, ông Bùi Khắc Điệp - Phó vụ trưởng Vụ kết cấu hạ tầng (Bộ GTVT) cho biết, khi một luật ban hành văn bản ra đời thì phải chỉnh sửa nội dung cho phù hợp.
Việc đề xuất từ “thu phí” sang “thu tiền” là đề xuất của ban soạn thảo văn bản. Sau khi có ý kiến của đông đảo người dân, Bộ sẽ nghiên cứu tiếp thu cho phù hợp.
Ông cũng nêu quan điểm, nếu để “trạm thu phí” thì vướng mắc trong văn bản quy phạm pháp luật sau khi luật Phí chuyển thành giá.
Trước đây, luật Phí sử dụng đường bộ thì gọi là trạm thu phí, khi luật Giá chuyển từ phí sang giá thì phải điều chỉnh cho phù hợp.
Thu truong GTVT: Khong yeu cau doi ten thanh tram thu tien
 Bộ GTVT cho rằng, khái niệm trạm thu tiền là giải thích nội hàm chứ không phải để đổi tên gọi trạm thu phí
“Văn bản quy định phải thống nhất, đồng bộ. Luật đề là giá sử dụng đường bộ, dù thay đổi tên gọi không ảnh hưởng gì nhưng vẫn phải sửa cho thống nhất”, ông Điệp nói.
Khi được hỏi cơ sở nào Bộ GTVT chuyển từ trạm thu phí thành "thu tiền" sử dụng đường bộ, ông Điệp cho hay, giá cũng là tiền, phí cũng là tiền, bằng cách trung hoà, Bộ GTVT đã chọn cách đưa ra xin ý kiến.
Thứ trưởng GTVT Lê Đình Thọ nói rõ, Thông tư thay thế Thông tư 49/2016 về xây dựng, tổ chức hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đang ở giai đoạn xây dựng dự thảo lấy ý kiến đóng góp.
Ông nói rõ, nội dung Thông tư cũng không hề đưa ra đề xuất yêu cầu các trạm thu phí tại các dự án đường bộ phải đổi tên.
"Bộ GTVT không đề xuất đổi tên các trạm thu phí thành trạm thu tiền mà chỉ đưa ra khái niệm cũng như giải thích nội hàm của các trạm thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ theo đúng quy định của luật Giá của Quốc hội", Thứ trưởng nói.
Ông khẳng định đây là vấn đề giải thích nội hàm chứ không phải thay đổi tên gọi.
Việc giải thích nội hàm này là cần thiết, phù hợp với quy định của luật Giá của Quốc hội.
"Trạm thu phí", "trạm thu giá" hay "trạm kiểm soát vé" chỉ là cái tên xác định vị trí địa điểm thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ của các dự án giao thông.
“Bản chất của các trạm BOT vẫn là nơi để thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ và việc định nghĩa các trạm này phải phù hợp với luật Giá. Do đó, không phải vì Thông tư ra đời mà các trạm này sẽ thay đổi tên gọi", ông Thọ nhấn mạnh.

Xe ôtô đi từ Bắc vào Nam hết bao nhiêu tiền phí BOT?

Có gần 40 trạm thu phí BOT đường bộ trên tuyến quốc lộ 1. Một ôtô dưới 12 chỗ nếu đi từ Bắc vào Nam sẽ trả gần 1,4 triệu đồng tiền phí qua các trạm thu phí.

Video: Xe ôtô đi từ Bắc vào Nam hết bao nhiêu tiền phí BOT?:

Hàng trăm xe ô tô né trạm mỗi ngày, Khánh Hòa đề xuất dời trạm BOT Cam Thịnh

Qua kiểm tra có hơn 400 xe tô tô né trạm BOT Cam Thịnh, tương đương hụt thu khoảng 22 triệu đồng.

Trạm thu phí Cam Thịnh.
 Trạm thu phí Cam Thịnh.
UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải, đề nghị xem xét di dời Trạm thu phí Cam Thịnh nhằm giải quyết tình trạng xe tải liên tục né trạm thu phí đi vào tuyến đường tỉnh, dẫn đến hư hỏng nghiêm trọng và mất an toàn giao thông.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.