Thứ trưởng Bộ Công Thương: Biểu giá 5 bậc, 98% số hộ trả ít tiền điện hơn

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng cần thiết duy trì quy định giá điện sinh hoạt theo bậc vì tính chất đặc biệt của loại hàng hóa này.

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Biểu giá 5 bậc, 98% số hộ trả ít tiền điện hơn
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 6/12, lý giải về sự cần thiết của việc tiếp tục duy trì quy định giá điện sinh hoạt theo bậc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, điện năng là một hàng hóa đặc biệt, việc sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, việc lưu trữ điện năng rất tốn kém.
Nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả, nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia... đều áp dụng giá điện cho mục đích sinh hoạt theo các bậc với giá điện của bậc thang sau cao hơn so với bậc thang trước tương tự như Việt Nam đang tiến hành.
Thứ trưởng Hải nêu rõ việc ghép các bậc lại với nhau để tăng khoảng cách mức tiêu thụ tiêu thụ điện giữa các bậc và nới rộng khoảng cách mức tiêu thụ của bậc cao hơn nhằm phản ánh tình hình thực tế tiêu thụ điện và khuyến khích việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó việc này còn hạn chế được một phần việc tiền điện phải trả tăng cao trong những tháng giao mùa.
Thu truong Bo Cong Thuong: Bieu gia 5 bac, 98% so ho tra it tien dien hon
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải thông tin về những vấn đề liên quan đến biểu giá điện 5 bậc (Ảnh: VGP). 
Thứ trưởng cũng dẫn chứng các nước đã áp dụng và khoảng cách của các bậc, như tại Nam California (Mỹ) mức chênh lệch giữa bậc đầu và bậc cuối cùng là 2,2 lần; Hàn Quốc là 3 lần; Lào là 2,88 lần; Thái Lan là 1,65 lần
Do vậy, ưu điểm của phương án khi áp dụng là các hộ có mức sử dụng điện từ 710 kWh/tháng trở xuống (chiếm khoảng 98% số hộ) sẽ có tiền điện phải trả giảm đi so với cách tính cũ là 6 bậc.
Ở chiều ngược lại, nhược điểm là tiền điện của các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện cao từ 711 kWh/tháng trở lên (khoảng 2% số hộ) sẽ phải trả thêm tiền điện.
"Như vậy, tổng thể của phương pháp tính vẫn giữ nguyên, chỉ là có sự tăng lên giảm xuống tương ứng giữa các thành phần khách hàng sử dụng điện", Thứ trưởng đánh giá.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng cho rằng việc thiết kế giá bán lẻ điện cho sinh hoạt theo các bậc phù hợp với các mức sử dụng điện khác nhau của các hộ dân với giá điện theo các bậc tăng dần nhằm khuyến khích các hộ dân sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
"Thực tế áp dụng trong những năm gần đây cho thấy việc áp dụng giá bán điện sinh hoạt theo các bậc là đơn giản trong áp dụng, nhưng vẫn đạt được mục tiêu khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả và tương đối phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay ở nước ta", Thứ trưởng Bộ Công Thương đánh giá.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, kinh nghiệm áp dụng tại các nước trên thế giới cho thấy giá bán điện hai thành phần gồm giá công suất và giá điện năng chỉ áp dụng cho các khách hàng sử dụng điện cho mục đích sản xuất và kinh doanh. Cơ chế giá này không áp dụng cho các khách hàng sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt.

Hoá đơn tiền điện tăng “sốc“: Sơ suất ở một số cá nhân

Chiều 1/7, tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra công tác ghi chỉ số lập hoá đơn tiền điện và giải quyết kiến nghị khách hàng sử dụng điện,...

Hoá đơn tiền điện tăng “sốc“: Sơ suất ở một số cá nhân

Chiều 1/7, tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra công tác ghi chỉ số lập hoá đơn tiền điện và giải quyết kiến nghị khách hàng sử dụng điện, Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, việc xảy ra những trường hợp hoá đơn điện tăng sốc vừa qua là do sơ suất của một số cá nhân.

Đã số hoá quy trình những vẫn có sơ suất cá nhân

Phát hiện hơn 6.200 trường hợp sai chỉ số hóa đơn tiền điện

Tại buổi tọa đàm “Câu chuyện chỉ số công tơ và hóa đơn tiền điện tăng cao”, bà Tô Lan Phương, Trưởng ban kinh doanh TCty Điện lực Hà Nội cho biết, tiêu thụ điện của khách hàng liên tục tăng tăng trong các tháng 5,6 và 7-2020.

Phát hiện hơn 6.200 trường hợp sai chỉ số hóa đơn tiền điện
Trong đó, tháng 5, sản lượng tiêu thụ trung bình lên gần 63tr kWh/ngày, tăng 43% sản lượng trung bình của tháng 4. Tháng 6 tiêu thụ điện tiếp tục tăng cao so với tháng 5-2020. Đặc biệt, ngày 9-6, sản lượng tiêu thụ điện đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, là 89,2 triệu kWh. Sản lượng bình quân tháng 6 là trên 78 triệu kWh, tăng gần 25% tháng 5 và 81,72% so với cùng kỳ năm ngoái. Bước sang tháng 7, tiêu thụ điện chững lại so với tháng 6 nhưng vẫn ở mức cao.
Phat hien hon 6.200 truong hop sai chi so hoa don tien dien
Tháng 7/2020, có 25,04% khách hàng tiêu dùng điện tăng trên 30% so với tháng 6-2020. 

Hà Nội: Khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt 99,71%

Tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc thanh toán tiền điện mọi lúc, mọi nơi, ngoài việc đẩy mạnh các kênh thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt.

Hà Nội: Khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt 99,71%
Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVNHANOI) còn hợp tác với 18 ngân hàng và 13 tổ chức trung gian thanh toán. Đến nay, tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt tại Hà Nội lên đến 99,71%.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.