Thu tiền ghế ngồi của học sinh, trường học ở TP HCM phải trả lại cho phụ huynh

Trường THCS Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP.HCM thu tiền ghế ngồi của học sinh và bị Phòng GD-ĐT yêu cầu trả lại.

Trước đó, nhiều phụ huynh trường THCS Bình Chánh xôn xao về phiếu thu ghế ngồi học sinh, được lập ngày 18/7, có đóng dấu, kèm số tiền phải đóng trong 4 năm học là 40.000 đồng/cháu.

Được biết, đây là tiền ghế nhựa để học sinh lớp 6 ngồi chào cờ. Số tiền do đại diện hội phụ huynh đề xuất nhưng khi thu lại lập phiếu có dấu đỏ của nhà trường.

Sau khi biết thông tin sự việc, phòng GD-ĐT Bình Chánh yêu cầu Trường THCS Bình Chánh tạm dừng thu tiền ghế ngồi và trả lại số tiền đã thu. 400 học sinh Trường THCS Bình Chánh đóng tiền đã được nhà trường trả lại.

Liên quan đến thu chi đầu năm, vừa qua UBND TP.HCM đã có văn bản gửi đến Sở Tài chính, Sở GD-ĐT và UBND các Quận/Huyện về chủ trương thực hiện các khoản thu, sử dụng học phí… của các cơ sở giáo dục công lập năm học 2020-2021.

Theo đó, học phí năm học 2020-2021 cho học sinh công lập tại các trường ở Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Tân là từ 60.000-200.000 đồng/tháng (tùy bậc học)

Đối với kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh (Quỹ phụ huynh), UBND TP yêu cầu các trường thực hiện theo Điều 10, Thông tư 55 của Bộ GD-ĐT năm 2011. Theo đó, Quỹ phụ huynh của lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Quỹ phụ huynh của trường được trích từ Quỹ phụ huynh của lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác.

Miễn học phí, nhưng đừng lạm thu các khoản khác

Trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7/2018 vừa được ban hành mới đây, Chính phủ thống nhất chủ trương thực hiện miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở trường công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập. Thông tin này đã nhận được sự quan tâm và đồng tình của các bậc phụ huynh; nhiều phụ huynh cũng mong muốn khi miễn học phí rồi thì ngành giáo dục, chính quyền các địa phương cần có những giải pháp giám sát chặt chẽ các trường để tránh tình trạng “miễn học phí, nhưng lại lạm thu những khoản khác”.

Sẽ miễn học phí cho trẻ mầm non và học sinh THCS

Liên quan đến dự án Luật giáo dục (sửa đổi) được nêu tại Nghị quyết 104 ngày 8/8/2018, của Chính phủ đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó Chính phủ thống nhất chủ trương thực hiện miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi (hiện nay đã thực hiện chính sách miễn học phí cho học sinh cấp tiểu học – PV), học sinh trung học cơ sở trường công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập, đặc biệt là đối với các thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết số 29 khóa XI. Chính phủ giao Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương xác định nhu cầu nguồn kinh phí thực hiện chính sách này theo lộ trình phù hợp.

Học sinh THCS, mầm non 5 tuổi sẽ được miễn học phí

Chính phủ thống nhất chủ trương thực hiện chính sách miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở (THCS) trường công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập.

Hoc sinh THCS, mam non 5 tuoi se duoc mien hoc phi
 Ảnh minh họa.
Khắc phục hạn chế kỳ thi trung học phổ thông quốc gia

Tin mới