Thử tên lửa mới: Trung Quốc sẵn sàng thách thức Mỹ

(Kiến Thức) - Trung Quốc đang phát triển các công nghệ tên lửa để thách thức Mỹ trong không gian.

Thử tên lửa mới: Trung Quốc sẵn sàng thách thức Mỹ
Ngày 23/7, Trung Quốc đã tiến hành một vũ thử tên lửa mới được thiết kế để tiêu diệt các vệ tinh trên quỹ đạo Trái đất. Đó là tin của Bộ Ngoại giao Mỹ dựa theo các dữ liệu tình báo.
Vào tháng 4/2014, trong chuyến đi thị sát một đơn vị không quân, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên tuyên bố rằng, Trung Quốc phải có khả năng đáp trả quá trình quân sự hóa vũ trụ do các đối thủ của Trung Quốc, trước hết là Mỹ, thực hiện. Tháng 5/2013, Bắc Kinh đã thực hiện cuộc thử nghiệm đầu tiên tên lửa tiêu diệt các vệ tinh.
Tên lửa đánh chặn vệ tinh mới của Trung Quốc.
Tên lửa đánh chặn vệ tinh mới của Trung Quốc. 
Song, các chuyên gia cho rằng, tiêu diệt các loại thiết bị vũ trụ của đối phương không phải là phương án hiệu quả nhất. Cách hiệu quả nhất là sử dụng vũ khí điện tử hoặc laser. Không loại trừ rằng, lần này Trung Quốc đã thực hiện một vụ thử nghiệm như vậy. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Xã hội Vladimir Yevseyev nói rằng, Trung Quốc có thể sở hữu loại vũ khí tiêu diệt vệ tinh bằng laser: “Trung Quốc đang phát triển các loại thiết bị có khả năng không chỉ trực tiếp tiêu diệt vệ tinh mà còn dùng tia laser làm mù vệ tinh. Ví dụ, bằng cách đưa các vệ tinh mini tới thiết bị vũ trụ của đối phương, rồi bao vây và làm mù chúng. Xét theo mọi việc, đó là mục tiêu cuối cùng của dự án này. Các công việc đang được thực hiện, vấn đề khác là dự án này đang ở giai đoạn nào. Trong mọi trường hợp, Trung Quốc đang tích cực chuẩn bị cho chiến tranh không gian”.
Mỹ đã nhiều lần bày tỏ sự lo ngại về việc Trung Quốc đang phát triển các hệ thống chống vệ tinh. Họ kêu gọi ban lãnh đạo Trung Quốc ngưng phát triển và thử nghiệm các loại vũ khí như vậy. Washington giải thích thêm rằng, phải làm như vậy để phục vụ lợi ích an ninh trong không gian. Theo ý kiến của thiếu tướng nghỉ hưu Vladimir Dvorkin, chuyên viên của Viện IMEMO, Mỹ lo ngại rằng, Trung Quốc có thể thực hiện bước nhảy vọt vào không gian: “Bất kỳ hoạt động quân sự của Hoa Kỳ, đặc biệt các chiến dịch tình báo và kiểm soát, đều phụ thuộc vào không gian. Vì vậy, Washington rất lo lắng khi những quốc gia khác bắt đầu phát triển hay thử nghiệm thiết bị có thể bằng cách nào đó gây tác động tiêu cực đến các hoạt động không gian của họ. Mỹ lo ngại rằng, Trung Quốc có thể thành lập hệ thống chống vệ tinh có thể cản trở việc chỉ huy quân đội thông qua các vệ tinh”.
Trung Quốc thách thức nghiêm trọng Mỹ trong không gian, và bây giờ đang cạnh tranh với họ trong lĩnh vực chế tạo các loại vũ khí chống vệ tinh. Năm 2007, Trung Quốc đã thực hiện vụ thử nghiệm lớn đầu tiên vũ khí chống vệ tinh. Tên lửa đạn đạo đã tiêu diệt vệ tinh thời tiết cũ của Trung Quốc trên quỹ đạo thấp. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy rằng, Trung Quốc có khả năng tiêu diệt thiết bị vũ trụ trên quỹ đạo địa tĩnh.
Nga và Trung Quốc đã đề xuất sáng kiến ký kết hiệp ước quốc tế chặn vũ khí trong không gian. Vì thế, các chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ không triển khai các loại vũ khí trên quỹ đạo Trái đất. Mặc dù Bắc Kinh muốn có khả năng như vậy và đang làm việc theo hướng này.

Chuyên gia Nga lý giải Trung Quốc di chuyển giàn khoan

(Kiến Thức) - Chuyên gia Nga cho rằng thái độ của Việt Nam đóng vai trò lớn khiến TQ di chuyển giàn khoan nhưng cũng cảnh báo TQ không từ bỏ dã tâm.

Chuyên gia Nga lý giải Trung Quốc di chuyển giàn khoan
"Thái độ Việt Nam đóng vai trò lớn"
Theo tờ Tiếng nói nước Nga dẫn ý kiến của chuyên gia Dmitry Mosyakov, Viện Nghiên cứu phương Đông, ngoài lý do về mùa bão đang tiến vào khu vực, Trung Quốc cũng di chuyển giàn khoan về phía đảo Hải Nam, ra khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam nhằm giảm bớt sự căng thẳng giữa 2 nước.

Trung Quốc và những “giao kèo” hai mặt ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Việt Nam cần tránh những giao kèo 2 mặt của Trung Quốc từng áp dụng với Philippines nhằm chiếm chủ quyền biển đảo trên Biển Đông.

Trung Quốc và những “giao kèo” hai mặt ở Biển Đông
Bãi cạn Scarborough: Trung Quốc giao kèo và lật lọng
Trong các tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng, Việt Nam và Philippines dường như có nhiều điểm tương đồng, thậm chí là “kịch bản” đã lặp lại khi tranh chấp leo thang gây ra căng thẳng kéo dài. Điển hình như cuộc đối đầu giữa Trung Quốc - Philippines tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham và giữa Trung Quốc – Việt Nam tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Cận cảnh hiện trường Su-25 của Ukraine bị bắn rơi

(Kiến Thức) - 2 máy bay chiến đấu Su-25 của Không quân Ukraine bị bắn rơi ở miền đông sau khi không kích dân quân Tự vệ miền đông.

Cận cảnh hiện trường Su-25 của Ukraine bị bắn rơi
Ngày 23/7, 2 máy bay chiến đấu Su-25 của Ukraine bị bắn rơi ở làng Stepanovka, tỉnh Donetsk, miền đông nước này.
Ngày 23/7, 2 máy bay chiến đấu Su-25 của Ukraine bị bắn rơi ở làng Stepanovka, tỉnh Donetsk, miền đông nước này.

Phiến quân ly khai miền đông Ukraine đứng trên cánh của chiếc máy bay bị bắn rơi.
Phiến quân ly khai miền đông Ukraine đứng trên cánh của chiếc máy bay bị bắn rơi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.