Thư pháp bị biến thành “công cụ tham nhũng” ở Trung Quốc

(Kiến Thức) - Theo báo chí Pháp, nghệ thuật truyền thống thư pháp đã bị nhiều quan chức Trung Quốc “biến tướng” thành một hình thức tham nhũng an toàn trong thời gian dài.

Báo Pháp Le Figaro phản ánh hiện tượng này trong bài viết “Tham nhũng ẩn mình sau thư pháp Trung Quốc”.
Theo báo Le Figaro, từ một năm nay, trong  chiến dịch chống tham nhũng, Chủ tịch Tập Cận Bình đã yêu cầu giới công chức “hạn chế tài năng nghệ sĩ” của họ. Từ đó, công việc kinh doanh tại khu phố thư pháp ngay cạnh Tử Cấm Thành trở nên ế ẩm. Một người kinh doanh tại đây cho biết: “Không ai dám mua hay bán tác phẩm của các cán bộ đương chức. Còn tác phẩm của các quan chức nghỉ hưu thì chẳng còn giá trị”.
Đây là biện pháp mới của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng, sau khi đã “sờ gáy” những sở thích sang trọng của quan chức như sưu tập rượu quý, đồng hồ hay xe hơi hạng sang. Kết quả là nhiều cán bộ đương nhiệm đã phải từ chức tại các hội thư pháp-hội họa vì theo nhận định của ủy ban này, loại hình nghệ thuật thư pháp là một cách hối lộ tinh vi, dưới nhiều hình thức khác nhau.
Một cán bộ cấp cao viết thư pháp hay vẽ tranh ngoài giờ làm việc. Các nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp giàu có được mời tới để thưởng thức tác phẩm. Và người nào mua một trong những tác phẩm đó sẽ trúng thầu một dự án bất động sản. Thậm chí, để bán tác phẩm với giá cao nhất, nhiều cán bộ còn tổ chức bán đấu giá tác phẩm của mình song song với các thông báo mời thầu của chính quyền địa phương. Cán bộ có chức càng cao, tác phẩm thư pháp càng có giá trị. Các doanh nhân hay những người muốn mở công ty cũng thường treo thư pháp của cán bộ có chức có quyền để chứng tỏ có “quan hệ”.
Một cách thức khác là các quan chức bán tranh tại các triển lãm dưới một tên giả. Thế nhưng, các doanh nhân vẫn “tinh ý” nhận ra dấu ấn của tác giả nhờ sự giúp đỡ của một chuyên gia được trả thù lao hậu hĩnh. Khi đã mua được bức tranh, doanh nhân sẽ tới chào và thể hiện sự ngưỡng mộ tài năng đối với tác giả, trước khi chuyển qua chuyện làm ăn.
Thu phap bi bien thanh “cong cu tham nhung” o Trung Quoc
“Học thư pháp như leo núi. Cần phải kiên nhẫn trước khi lên tới đỉnh".
Một số quan chức trao đổi tác phẩm với các nghệ sĩ nổi tiếng. Những người này không dám từ chối. Trong khi, tác phẩm thư pháp của quan chức đó chẳng có giá trị gì, thì tác phẩm của người nghệ sĩ được vị quan chức rao bán với giá vài trăm nghìn nhân dân tệ.
Mới đây, báo China Daily phản ánh trường hợp một trợ lý giám đốc Phòng Tuyên truyền của tỉnh Giang Tô. Các tác phẩm của cựu quan chức này có giá tới 1,7 triệu euro. Khi nghiên cứu thị trường bất động sản tại đây, các nhà điều tra đã phát hiện rằng nhiều nhà đầu tư sẵn sàng chi tới 200 euro để mua một tác phẩm của ông ta.
Thay lời kết luận, bài viết trên báo Le Figaro dẫn lời một chuyên gia về thư pháp nói: “Học thư pháp như leo núi. Cần phải có lòng kiên nhẫn trước khi lên tới đỉnh. Để trở thành một bậc thầy nổi tiếng ngày nay, phải nắm được hết các kỹ thuật của các bậc tiền bối trước khi phát triển phong cách riêng của mình. Các nhà lãnh đạo và cán bộ hiện nay chỉ ở trình độ rất thấp. Các bức vẽ nguệch ngoạc của họ chẳng có giá trị gì thế nhưng được bán với giá rất cao”.

Nước nào tham nhũng nhất thế giới?

(Kiến Thức) - Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) mới công bố bảng xếp hạng thường niên về tham nhũng trên thế giới dựa trên Chỉ số nhận thức tham nhũng.

TI xếp hạng 177 quốc gia theo thang điểm từ 0-100 điểm. Điểm 0 chứng tỏ mức tham nhũng cao nhất. Năm nay, 3 quốc gia là Afghanistan, Triều Tiên và Somalia cùng được 8 điểm. Trong ảnh, bé trai người Afghanistan đang đứng ngơ ngác ở giữa một bãi rác.

TI xếp hạng 177 quốc gia theo thang điểm từ 0-100 điểm. Điểm 0 chứng tỏ mức tham nhũng cao nhất. Năm nay, 3 quốc gia là  Afghanistan, Triều Tiên và Somalia cùng được 8 điểm. Trong ảnh, bé trai người Afghanistan đang đứng ngơ ngác ở giữa một bãi rác. 

Đất nước Triều Tiên ghi nhận nạn tham nhũng cao ở đội ngũ công quyền.
Đất nước Triều Tiên ghi nhận nạn tham nhũng cao ở đội ngũ công quyền. 

Nạn tham nhũng: Cuộc chiến cam go khác ở Ukraine

(Kiến Thức) - Ngoài cuộc xung đột vũ trang ở miền đông, chính quyền Ukraine đang đau đầu trước nạn tham nhũng tràn lan trong hàng ngũ lãnh đạo đất nước.

Các nhà lãnh đạo thế giới, những chuyên gia phân tích hay các học giả hàng đầu thế giới không khỏi trăn trở trước câu hỏi: Cách tốt nhất để cứu đất nước Ukraine là gì?
“Đó là cải cách đất nước”, thành viên Quốc hội Ukraine (tức Rada Tối cao), ông Sergei Leshchenko nói. Cuộc chiến đối phó với mối đe dọa từ nước láng giềng hùng mạnh không phải là mặt trận duy nhất mà nước này đối mặt trong cuộc chiến sống còn này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.