Thủ lĩnh Tả Phìn

(Kiến Thức) - Một thanh niên dân tộc Dao xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã trở thành thủ lĩnh dẫn dắt người dân trong bản thoát nghèo nhờ mô hình dịch vụ tắm thuốc dân tộc.

Đó là Chảo Vần Phú, người được mệnh danh là thủ lĩnh Tả Phìn dù Phú mới học hết cấp I, không có trình độ văn hóa, quản lý như nhiều người được đào tạo chuyên nghiệp.
Thấy người ta làm mình cũng làm
Nằm cách QL 4D chừng 10km, xã Tả Phìn là nơi được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến không chỉ bởi nơi này có nhiều ruộng bậc thang uốn lượn vòng quanh những dãy núi trùng trùng, điệp điệp như sợi chỉ xanh khổng lồ, mà còn giữ được những nét văn hóa bản nguyên khiến du khách không khỏi tò mò, thú vị... trong đó có tục tắm nước thuốc của người Dao.
Nắm bắt được điểm mạnh của cao nguyên Tả Phìn, Chảo Vần Phú đã không ngần ngại đầu tư hẳn một hệ thống nhà tắm rộng rãi, thoải mái để phục vụ du khách. Việc này đã làm nhiều người "choáng", trong số đó, không ít người đã phản đối, nhưng Phú vẫn kiên quyết thực hiện bằng được mơ ước đưa gia đình, bà con thoát cảnh đói nghèo nhờ phát triển dịch vụ tắm nước lá thuốc mà cha ông bao đời để lại.
Men theo con đường nhỏ xuyên qua xã Tả Phìn, chúng tôi tìm đến nhà của Chảo Vần Phú, anh thanh niên bản địa với nước da ngăm đen, dáng người vạm vỡ đang hìu hục tung những mẻ thuốc ra sân hong khô để khịp nấu nước phục vụ khách. Phú bảo: "Năm 2007 em thấy mấy gia đình người Kinh ở gần UBND xã làm dịch vụ tắm lá thuốc của người Dao kiếm ra tiền nên cũng nảy sinh ý định làm theo, lúc đó, trong xã mới chỉ xuất hiện những hộ kinh doanh nhỏ lẻ, chưa có qui mô, bài bản... nên muốn thành lập HTX tắm lá thuốc, mình lại là người Dao, nên những bài thuốc tắm em biết rất rõ...".
Chảo Vần Phú phơi các vị thuốc tắm của người Dao.
 Chảo Vần Phú phơi các vị thuốc tắm của người Dao.
Thế rồi ý tưởng thành lập HTX dịch vụ tắm lá thuốc lập tức được triển khai, đầu tiên, Phú gọi anh em, họ hàng và một số bà con dân tộc Dao trong xã đến nhà họp, bàn cách kiếm tiền nhờ bài thuốc gia truyền mà tổ tiên người Dao để lại. Sau buổi họp đó, Phú đã nhanh chóng mua vật liệu về xây dựng nhà xưởng, đắp lò nấu nước cỡ lớn... nhưng thật không may là việc này bị chính quyền xã ngăn cản. 
"Khi em mới bắt đầu xây dựng nhà cửa, ban kiểm tra của xã đến bảo phá đi, nhưng em không chịu,. Em lên huyện xin giấy phép kinh doanh, các anh, chị trên đó ủng hộ nhiệt tình lắm, em đem giấy phép đó về trình xã lúc đó họ mới chịu để em làm", Phú cho biết.
Khi xây xong nhà xưởng, Phú phân công việc cho mỗi gia đình, ví như người thì chuyên lên núi hái thuốc, người thì chuyên phơi khô, những người sức khỏe yếu thì ở nhà nấu nước thuốc phục vụ khách... ai biết công việc của người nấy tạo nên nền nếp làm việc rất chuyên nghiệp, còn riêng Phú thì chịu trách nhiệm cao nhất là mở rộng thị trường, kêu gọi khách đến với HTX ngày càng nhiều hơn.
Lá thuốc người Dao rất dễ kiếm vì chúng mọc khắp nơi, tại các dãy núi của xã Tả Phìn.
Lá thuốc người Dao rất dễ kiếm vì chúng mọc khắp nơi, tại các dãy núi của xã Tả Phìn. 
Chủ nhiệm mới học hết lớp 5
Trong ngôi nhà rộng thênh thang, chúng tôi nghe Phú say sưa nói về những ý tưởng táo bạo đã và sẽ thực hiện khiến người nghe không thể tin là anh thanh niên xóm núi này vừa mới học hết lớp 5. Phú bảo: "Năm 2007, khi mở HTX, em thấy trước đó đã có mấy hộ người Kinh có dịch vụ này, nhưng họ chỉ làm ăn rất manh mún, không đem lại lợi ích cho nhiều người, nhìn thấy cách làm của họ em nghĩ mình có thể làm tốt hơn bằng cách thiết lập một hệ thống dịch vụ tắm lá thuốc với sự tham gia của tất cả mọi người dân, khi lợi ích của người dân được đảm bảo thì họ sẽ say mê công việc, mình bảo thì họ sẽ nghe".
Đúng như tính toán của Chảo Vần Phú, từ khi triển khai thực hiện, khách du lịch tìm đến ngày một đông, nhiều người dân trong HTX có thêm khoản thu nhập mà lại không phải vất vả như trồng ngô, sắn... từ đó càng có nhiều gia đình xin gia nhập HTX do Phú thành lập.
Một lò nấu nước tắm tại HTX do Phú thành lập đủ dùng cho gần 100 người/ngày.
Một lò nấu nước tắm tại HTX do Phú thành lập đủ dùng cho gần 100 người/ngày. 
Phú tiết lộ: "Hiện tại em thấy việc kinh doanh dịch vụ tắm lá thuốc vẫn chưa hình thành được một hệ thống bài bản, theo ý muốn... sắp tới, em định mở rộng nhà xưởng, tăng cường dịch vụ nhà nghỉ, ăn uống để khách du lịch lưu lại Tả Phìn nhiều hơn. Ngoài ra, em đã sản xuất được nước tắm lá thuốc đóng chai bán đi Hà Nội, Lào Cai và một số tỉnh lân cận. Lợi nhuận của việc này thậm chí còn cao hơn cả dịch vụ tắm lá thuốc tại địa phương, chỉ mỗi tội là vất vả vì phải nghĩ cách phân phối sản phẩm xuống miền xuôi. Không những thế, em đã nghĩ cách chế xuất tinh dầu lá thuốc của người Dao dùng để giải cảm, trị đau khớp...".
Nói rồi, Phú chạy vào nhà lấy ra những lọ dầu lá thuốc đầu tiên vừa chế xuất được khoe với chúng tôi rồi thả hồn vào những dự định tương lai: "Em ước mơ một ngày sản phẩm này sẽ được bán rộng rãi khắp các thị trường từ miền xuôi đến miền ngược, lúc đó bà con dân tộc Dao ở Tả Phìn sẽ có thêm công việc và thu nhập, không phải vất vả như làm nương, rẫy nữa".
"Hiện tại, mỗi ngày HTX của em đón khoảng 50 - 60 lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tắm lá thuốc, lúc cao điểm có thể lên tới 250 - 300 người. Với lượng khách ngày càng đông và ổn định như vậy, mỗi năm HTX thu về trên 1 tỷ đồng, đây là số thu nhập mà trước đây người dân có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến...". Chảo Vần Phú 

Nơi đồ cổ bán như... rau

- Cầm những chiếc rìu đồng có niên đại 2.000 năm, gã nông dân tên Trần Anh Vũ ở thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái khoe: "Tôi mua lại những đồ vật này của một người Dao đỏ từ Viễn Sơn đem xuống chợ bán. Ở đây, mỗi khi người dân phát hiện đồ cổ họ đều đem xuống chợ bán như mớ rau, mớ cỏ, ai nhanh tay mua được rồi bán lại cho dân chơi đồ cổ thì người đó vớ bẫm".

Nỗi hổ thẹn ở “thiên đường du lịch” Sa Pa

Không đâu trên đất nước Việt Nam lại nghe thấy nhiều từ "money" (tiền) như ở Sa Pa.

Giữa mùa hè oi bức, khách du lịch nườm nượp kéo về Sa Pa, coi đó là nơi tránh nóng lý tưởng nhất của miền Bắc. Khách nước ngoài, dường như đến Việt Nam không thể không đến Sa Pa, Hạ Long, Cố đô Huế. Nhưng không đâu trên đất nước Việt Nam lại nghe thấy nhiều từ "money" (tiền) như ở Sa Pa - câu chuyện không có tiền không… chụp ảnh, không có tiền không… nói chuyện; câu chuyện về những người bán hàng bám du khách như… ăn xin đã hết sức quen thuộc ở nơi này.

Những đứa trẻ đòi tiền

Sa Pa đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế mỗi năm. Khi người Pháp phát hiện và khai phá vẻ đẹp nguyên sơ của nơi này, họ đã quy hoạch và xây dựng nó thành một nơi nghỉ mát có một không hai ở miền Bắc Việt Nam. Sa Pa đã sớm phát triển, nhưng sự "trưởng thành" sớm ấy, lại thêm việc buông lỏng quản lý, ăn xổi ở thì trong thời bung ra gần đây, đã rước thảm họa đến với Sa Pa… Những hệ lụy từ phát triển du lịch đã lấy đi của Sa Pa nhiều thứ, cái mất lớn nhất chính là sự mai một cái đẹp hồn hậu, mến khách của phần nhiều cư dân nơi đây.

Hình ảnh làm xấu thiên đường du lịch Sa Pa.
Hình ảnh làm xấu thiên đường du lịch Sa Pa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.