Thu hoạch rộ 6 triệu tấn trái cây, lại nỗi lo ùn tắc cửa khẩu

Hàng loạt trái cây bước vào vụ thu hoạch rộ với sản lượng khoảng hơn 6 triệu tấn. Trung Quốc là khách hàng chính nên áp lực bắt đầu dồn lên các cửa khẩu ở phía Bắc. Trong khi, vận chuyển bằng đường biển mất rất nhiều thời gian.

Xe chở hàng lên cửa khẩu tăng đột biến
Thông tin mới nhất từ Bộ NN-PTNT, xuất khẩu rau quả 5 tháng đầu năm nay thu về 1,97 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc vẫn là khách hàng lớn nhất của rau quả Việt Nam xuất khẩu. Tính đến hết tháng 5/2023, quốc gia này chi 805 triệu USD mua rau quả Việt Nam, chiếm 59% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này (năm 2023 chiếm 53%).
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T, cho biết, Trung Quốc là "bệ đỡ" giúp hoạt động xuất khẩu của công ty tăng trưởng 20% doanh số 4 tháng đầu năm. Trong đó, sầu riêng, thanh long, chuối là những mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc có mức tăng mạnh.
Với sầu riêng, năm nay công ty ông đã có hợp đồng xuất khẩu 1.500 container sang thị trường này.
Hiệp hội rau quả Việt Nam dự báo xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Bởi, nhiều loại trái cây đang vào mua thu hoạch rộ, trong đó mít, xoài, sầu riêng, thanh long... được Trung Quốc ưa chuộng.
Việc Trung Quốc ồ ạt “ăn hàng” khiến tỉnh Lạng Sơn lo ngại tình trạng ùn ứ tại cửa khẩu tái diễn, nhất là khi nhiều loại trái cây bước vào vụ thu hoạch rộ với sản lượng lớn.
Thu hoach ro 6 trieu tan trai cay, lai noi lo un tac cua khau
 
Mới đây, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn có công văn gửi các địa phương, các doanh nghiệp và thương nhân, khuyến cáo về tình hình ùn tắc hàng hoá chờ xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị khi các loại trái cây vào mùa thu hoạch. Điều này tiềm ẩn nguy rất lớn gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Thời tiết nắng nóng, trái cây nhanh chín và dễ suy giảm phẩm chất, hàng không đảm bảo chất lượng sẽ phải quay đầu.
Thống kê từ Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), sản lượng trái cây quý II và III năm nay của nước ta ước đạt hơn 6 triệu tấn. Trong đó, chuối khoảng 1,09 triệu tấn, xoài 590 nghìn tấn, thanh long 625 nghìn tấn, cam 565 nghìn tấn, nhãn 490 nghìn tấn, sầu riêng 650 nghìn tấn, vải thiều 370 nghìn tấn...
Mùa thu hoạch rộ tập trung từ tháng 5 đến tháng 9. Sản lượng hầu hết các loại trái cây chủ lực đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Gần đây, tình trạng xe nông sản ùn ứ tại cửa khẩu thường xuyên diễn ra khi vào cao điểm thu hoạch, đỉnh điểm là cuối 2021 và đầu năm 2022, hàng nghìn xe chở nông sản ách tắc tại cửa khẩu do Trung Quốc thực hiện chính sách “zero Covid”. Đợt tắc biên lịch sử kéo dài mấy tháng này khiến doanh nghiệp, người nông dân bị thiệt hại nặng. Nhiều xe chở trái cây phải quay đầu về tiêu thụ tại thị trường nội địa, có xe đổ bỏ nông sản thối hỏng ngay vệ đường.
Doanh nghiệp ngại chuyển hàng bằng đường biển
Để hạn chế tình trạng ùn ứ nông sản tại cửa khẩu vào mùa cao điểm thu hoạch, các bộ ngành cũng như chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp thay vì chỉ vận chuyển bằng đường bộ có thể chuyển bớt qua đường biển và đường sắt.
Ông Nguyễn Đình Tùng chia sẻ, đầu năm ngoái, doanh nghiệp đã xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc bằng đường biển, song tỷ lệ rất nhỏ so với hàng xuất bằng đường bộ qua các cửa khẩu.
Ông thừa nhận, đi bằng đường biển chi phí rẻ hơn đường bộ, nhưng thời gian vận chuyển mất tới 6-7 ngày (tuỳ cảng), trong khi đi đường bộ chỉ tốn 2-3 ngày.
Thu hoach ro 6 trieu tan trai cay, lai noi lo un tac cua khau-Hinh-2
Nhiều loại trái cây bước vào vụ thu hoạch với sản lượng lớn (Ảnh: Thạch Thảo) 
Nhiều năm nay, doanh nghiệp xuất khẩu và đối tác nhập khẩu bên Trung Quốc đã quen với các thủ tục thông quan tại cửa khẩu, việc đóng gói bảo quản hàng thực hiện nhanh chóng. Chưa kể, xuất khẩu trái cây còn phải tính toán đến độ tươi ngon nên thời gian vận chuyển càng ngắn càng có lợi.
Đơn cử, mặt hàng sầu riêng khi thu hái sẽ tính cả thời gian vận chuyển để đảm bảo độ chín, phía Trung Quốc nhận hàng rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Quá trình vận chuyển kéo dài đồng nghĩa đối tác có rất ít thời gian để đưa sầu đi tiêu thụ. Do đó, vận chuyển bằng đường bộ có lợi hơn, hàng đảm bảo tươi ngon.
Ngoài ra, vận chuyển bằng đường bộ nếu gặp sự cố ở khâu thông quan ngay lập tức doanh nghiệp cho hàng quay về thị trường nội địa. Còn đi bằng đường biển, không may gặp sự cố ở cảng phía Trung Quốc và buộc phải quay đầu, doanh nghiệp phải chờ 6-7 ngày sau hàng về được cảng cũ (cảng lúc xuất hàng đi), ảnh hưởng đến chất lượng trái cây.
“Đối tác Trung Quốc cũng muốn nhận hàng qua đường bộ, bởi chi phí vận chuyển từ cửa khẩu về kho rẻ hơn nhận hàng từ cảng biển”, ông nói. Thế nên, đưa hàng đi bằng đường bộ hay đường biển còn phụ thuộc vào đối tác bên Trung Quốc.
Ông Tùng kiến nghị, cơ quan chức năng cần cảnh bảo sớm cho doanh nghiệp và địa phương sản xuất để tránh ùn tắc tại cửa khẩu vào những tháng cao điểm. Đồng thời, đàm phán để xuất khẩu được trái cây qua tất cả các cặp cửa khẩu, thay vì chỉ vài cửa khẩu chính như hiện tại.
“Các loại rau quả được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc ngày càng nhiều, xe chở hàng lên cửa khẩu sẽ tăng dần. Nếu chỉ xuất khẩu qua mấy cặp cửa khẩu như hiện nay dễ ùn ứ”, ông nhấn mạnh.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cùng đoàn công tác Bộ NN-PTNT có buổi hội đàm với ông Hứa Hiển Huy - Phó Chủ tịch Khu tự trị Dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, và ông Vương Vị Băng - Cục trưởng Hải quan Nam Ninh (Trung Quốc) - để thúc đẩy xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam với Quảng Tây.
Hai bên đều nhận định tình hình thông quan tại các cửa khẩu đang có dấu hiệu quá tải do vào mùa cao điểm thu hoạch của các loại trái cây.
Theo đó, phía Trung Quốc kiến nghị thiết lập hệ thống hải quan thông minh, còn phía Việt Nam cho ra đời hệ thống cửa khẩu số nên điều này rất tương đồng về quan điểm. Thứ trưởng Nam bày tỏ sự tán thành về mặt chủ trương và đề xuất phía Hải quan Nam Ninh sớm xây dựng đề án cụ thể cửa khẩu thông minh.
Ông Nam cũng kiến nghị Hải quan Nam Ninh xem xét, mở rộng quy mô lên toàn bộ 9 cặp cửa khẩu, thay vì 6 cửa khẩu như hiện nay, giảm áp lực cho các cửa khẩu truyền thống, tránh ùn tắc, bớt chi phí.

Nông sản sang Trung Quốc, giá nhiều loại trái cây tăng dựng đứng

Không chỉ sầu riêng mà chuối, mít, dưa hấu, thanh long,... cũng ùn ùn xuất sang Trung Quốc. Nhờ đó, giá các loại trái cây này tăng cao, có loại tăng dựng đứng.

Xe nông sản nối đuôi nhau sang Trung Quốc

Từ 8/1/2023, Trung Quốc mở cửa trở lại, gỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại cửa khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu, giúp xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc thuận lợi hơn.

Theo Ban quản lý Cửa khẩu tỉnh Lào Cai, trong tháng 1/2023, tổng giá trị xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tỉnh Lào Cai đạt gần 82 triệu USD (xuất khẩu 48,3 triệu, nhập khẩu 33,3 triệu USD).

Nong san sang Trung Quoc, gia nhieu loai trai cay tang dung dung
Xuất khẩu sang Trung Quốc thuận lợi, giá nhiều loại trái cây tăng mạnh (Ảnh: Phạm Hải)

Tại cửa khẩu Quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành - Lào Cai, tháng 1 có 6.713 xe nông sản được xuất nhập khẩu qua cửa khẩu này, giá trị đạt gần 59 triệu USD. Nông sản xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn, gần 33 triệu USD.

“Hàng xuất khẩu chủ yếu nông sản tươi từ phía Nam ra như: thanh long, chuối, dưa hấu, chôm chôm, mít,... Đặc biệt, trong tháng 1, gần 600 xe thanh long được đưa lên Lào Cai để xuất khẩu qua nước bạn”, Ban quản lý Cửa khẩu tỉnh Lào Cai thông tin.

Cũng trong tháng 1, kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tăng 150% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 100 triệu USD. Hiện nay, hàng hóa tại các cửa khẩu đều được xuất khẩu trong ngày, không còn tình trạng ùn tắc xe hàng tham gia xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.

Theo đại diện Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn), tại 5 cửa khẩu của địa phương, trung bình có 1.000-1.200 xe hàng xuất nhập khẩu một ngày, trong đó 75% xe hàng xuất khẩu là hoa quả, nông sản...

Chia sẻ với PV. VietNamNet, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, Trung Quốc chính thức mở cửa biên giới trở lại tạo đà cho xuất khẩu phục hồi. Cùng với đó, lợi thế từ các nghị định thư Việt Nam đã ký với Trung Quốc về xuất khẩu chính ngạch giúp xuất khẩu sầu riêng, khoai lang, chanh leo ngày càng thuận lợi.

“Nhờ đó, giá nhiều loại trái cây tăng đáng kể ngay từ đầu năm. Đây là tín hiệu đáng mừng”, ông nói.

Trái cây đồng loạt tăng giá mạnh

Cụ thể, tại các vựa cây ăn quả lớn ở nước ta, trái ngược với mức giá “rẻ như cho” cách đây một năm, tháng 1/2023, giá trái cây biến động tăng mạnh.

Cụ thể, tại tỉnh Tiền Giang xoài tăng 10.000 đồng/kg lên mức giá 80.000 đồng/kg đối với xoài cát Hòa Lộc và 40.000 đồng/kg đối với xoài Cát Chu; dưa hấu tăng 1.000 đồng/kg, lên 10.000 đồng/kg; thanh long tăng 3.000 đồng/kg, lên 28.000 đồng/kg với thanh long ruột đỏ và 24.000 đồng/kg với thanh long ruột trắng,...

Nong san sang Trung Quoc, gia nhieu loai trai cay tang dung dung-Hinh-2
Dưa hấu cũng là loại trái cây đang tăng giá (Ảnh: Phạm Hải)

Những ngày này tại Bà Rịa - Vũng Tàu, giá thanh long ruột đỏ vọt lên mức 30.000-33.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng 25.000 đồng/kg, gấp 3-4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, ông Trần Đình Trung - Giám đốc HTX Thanh long Thuận Tiến (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) - thông tin, giá thanh long ruột đỏ thu mua tại vườn tăng lên gần 40.000 đồng/kg.

Ở ĐBSCL, giá mít Thái cũng tăng mạnh do Trung Quốc “ăn hàng”. Theo đó, tại vựa trái cây Tiền Giang, mít loại 1 giá 36.000 đồng/kg, loại 2 giá 26.000 đồng/kg, mít kem có giá dao động từ 15.000-29.000 đồng/kg tuỳ loại. Mức giá này, nông dân trồng mít ở các tỉnh ĐBSCL hái trái bán tại vườn có thể lãi từ 4.000-26.000 đồng/kg tuỳ loại.

Ông Huỳnh Tấn Lộc, Giám đốc Hợp tác xã Sầu riêng Ngũ Hiệp, cũng cho biết, sầu riêng ở khu vực Tiền Giang phải đến Rằm tháng 2 Âm lịch mới vào vụ thu hoạch rộ, hiện vẫn là nghịch vụ nên khan hàng, giá neo ở mức cao kỷ lục lịch sử.

Các đây 3 ngày, sầu riêng Ri6 được thu mua tại vườn giá từ 140.000-150.000 đồng/kg, sầu monthong giá 170.000-180.000 đồng/kg tuỳ loại. Sau đó giá sầu hạ nhiệt dần. Hôm nay (9/2), giá sầu riêng đã giảm 10.000-15.000 đồng/kg.

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho rằng, Trung Quốc là một thị trường lớn, nhập khẩu 15 tỷ USD rau quả mỗi năm. Năm 2022, xuất khẩu rau quả của nước ta sang Trung Quốc 1,53 tỷ USD, chiếm thị phần nhỏ.

Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả bùng nổ trong năm 2023. Ông dự báo xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc có thể đạt kim ngạch ít nhất 2,5 tỷ USD, thậm chí có thể chạm mốc 3 tỷ USD trong năm nay. 

6 loại trái cây đắt nhất thế giới, gần 100 triệu 2 quả xoài

Với mức giá đắt đỏ lên đến vài chục triệu hay thậm chí là vài trăm triệu, những loại trái cây đắt nhất thế giới này được mệnh danh là món ăn của đại gia.

Bạn có biết, trên thế giới này có những loại trái cây mà giá trị của chúng có thể mua được một chiếc xe hơi sang trọng? Vì mức giá đắt đỏ này mà có loại quả chỉ được bán đấu giá chứ không bán tràn lan trên thị trường.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.