Thủ Đức House làm ăn khó khăn hay sao mà “bầy hầy” nộp thuế?

(Kiến Thức) - Thủ Đức House vừa bị phạt hành chính hơn 7,2 tỷ đồng do đã kê khai sai thuế giá trị gia tăng, kê khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp. Sau sự việc, dư luận đặt câu hỏi: Doanh nghiệp này làm ăn khó khăn hay sao mà "bầy hầy" nộp thuế?

Thông tin Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thủ Đức House - mã chứng khoán: TDH) vừa công bố quyết định của Cục thuế TP HCM về việc xử phạt vi phạm hành chính hơn 7,2 tỷ do đã kê khai sai thuế giá trị gia tăng, kê khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp đang gây xôn xao dư luận. Cùng với đó là câu hỏi được đưa ra: Thủ Đức House làm ăn khó khăn hay sao mà "bầy hầy" nộp thuế?.
Theo tìm hiểu của PV, tại phiên giao dịch chiều ngày 19/9 cổ phiếu TDH có giá 11.000 đồng/cổ phiếu. Cập nhật lúc 14h30 chiều ở mức 1.078.510 đơn vị. Vốn hóa thị trường của Công ty ghi nhận hơn nghìn tỷ.
Còn ở phiên giao dịch trước đó ngày 13/9, cổ phiếu TDH khá bấp bênh khi lên xuống liên tục ở mức giá 9.000 - 10.000 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, cổ phiếu TDH giảm tới hơn 80% so với thời điểm mới lên sàn chứng khoán.
Thu Duc House lam an kho khan hay sao ma “bay hay” nop thue?
 Thủ Đức House vừa bị phạt hành chính số tiền hơn 7,2 tỷ đồng do đã kê khai sai thuế giá trị gia tăng, kê khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp.
Về kết quả kinh doanh, lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, TDH ghi nhận doanh thu thuần hơn 2.454 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ, trong đó doanh thu thuần bán hàng hóa đạt 2.359 tỷ đồng, chiếm tới 96% tổng doanh thu thuần và tăng mạnh 176% so với nửa đầu năm ngoái. Giá vốn hàng bán tăng cao, lợi nhuận gộp trong 6 tháng hơn 53 tỷ đồng, giảm 15% cùng kỳ 2018.
Doanh thu tài chính trong kỳ tăng mạnh 78%, ghi nhận hơn 98 tỷ đồng. Lợi nhuận khác được TDH ghi nhận 1,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ đạt hơn 54 tỷ đồng do năm nay công ty không còn phát sinh khoản lãi từ giao dịch giá rẻ.
Kết quả 6 tháng đầu năm 2019, TDH lãi ròng hơn 105 tỷ đồng, tăng 42% so nửa đầu năm ngoái. Song với mục tiêu doanh thu đạt 3.443 tỷ đồng và 231 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, kết thúc 6 tháng đầu năm TDH hoàn thành được 71% mục tiêu về doanh thu và 46% mục tiêu về lợi nhuận.
Theo giải trình của TDH, doanh thu hoạt động tài chính giảm so với báo cáo tự lập do loại trừ sau kiểm toán các Công ty liên doanh liên kết. Đồng thời, TDH xác định lại thu nhập chịu thuế trong kỳ và phát sinh thêm các khoản doanh thu và chi phí chênh lệch tạm thời.
Như vậy, có thể thấy rằng kết quả kinh doanh của Thủ Đức House không có nhiều tiến triển, cổ phiếu TDH thì loay hoay ở mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu suốt cả năm qua, có lúc còn bị rớt xuống vùng giá thấp hơn.

Tuần lễ an cư: Thanh toán 50% là có nhà ở luôn

 - Trong Tuần lễ an cư diễn ra tại Cung Văn hóa Lao Động thành phố (từ 21 - 26/3), các doanh nghiệp bất động sản tung ra hàng loạt chính sách để người tiêu dùng chọn lựa cho mình một ngôi nhà, căn hộ hoặc mảnh đất “đáng đồng tiền” với nhiều ưu đãi đặc biệt.

Đại gia Việt đứng dậy sau khi “lâm nạn” như thế nào?

Nhiều ông chủ Việt đang sắp xếp lại ngành nghề, tái cấu trúc doanh nghiệp, thậm chí rẽ sang nhánh mới sau khi "gặp nạn" trong thời kỳ khủng hoảng. Họ làm như thế nào?

Chuyển "nước cờ" ngân hàng về mía đường

Là một trong những đại gia hàng đầu lĩnh vực ngân hàng, ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch HĐQT ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (STB) dường như đang bước dần sang lĩnh vực khác, khi mà ngành "kinh doanh tiền" vừa qua có nhiều biến động không thuận.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2012 của Công ty Đường Biên Hòa (BHS), tổ chức vào cuối tháng 4/2012, vợ ông Thành là bà Huỳnh Bích Ngọc, chủ tịch Công ty Thành Thành Công, đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị BHS. Một điều đặc biệt hiếm khi xảy ra là ông Thành, vốn rất bận bịu với lĩnh vực ngân hàng - bỗng chốc có sự quan tâm lớn trở lại với ngành mía đường. Chính ông là người đã có mặt tại đại hội BHS và chia sẻ sự quan tâm của ông về ngành mía đường và triển vọng của BHS.

Còn nhớ, trước đó, ông Thành đã có một thời gian làm việc tại Công ty Thành Thành Công - chuyên kinh doanh phân phối đường cát, mật rỉ, thực phẩm công nghệ, sản xuất kinh doanh cồn... Đây là doanh nghiệp làm ăn khá thành công và giúp gia đình ông lọt vào TOP những người giàu nhất Việt Nam. Sau 12 năm gây dựng Thành Thành Công, ông đã giao công ty cho vợ quản lý và chuyển sang lĩnh vực tài chính tín dụng với việc xây dựng Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Ngay từ năm 2000, ông Thành cho biết đã xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2015 với mục tiêu đưa Sacombank trở thành ngân hàng hàng đầu của Việt Nam và có tiếng nói trong khu vực.
Ông Đặng Văn Thành và nhiều người thân đã thoái vốn hầu như toàn bộ khỏi Sacombank để chuyên tâm vào mía đường.
Ông Đặng Văn Thành và nhiều người thân đã thoái vốn hầu như toàn bộ khỏi Sacombank để chuyên tâm vào mía đường.
Quan điểm này đã được thể hiện rất rõ trong suốt 20 năm qua, đặc biệt khi Sacombank thông qua dự án trở thành tập đoàn tài chính tư nhân hàng đầu tại Việt Nam và vươn ra khu vực hồi tháng 5/2008. Đến năm 2009, các nhà đầu tư đã chứng kiến Sacombank tạo dựng được chỗ đứng của mình trong khu vực bằng việc mở chi nhánh ở Campuchia, Lào. Không dừng lại ở đó, Sacombank còn tính nâng cấp chi nhánh ở các nước này thành ngân hàng con.

Mặc dù thành công là vậy, nhưng vài tháng qua, giới đầu tư lại đang thấy đại gia này và nhóm người thân của ông đã và đang thoái vốn khá rầm rộ tại STB để quay trở lại với ngành đã mang lại cho ông sự giàu có trong giai đoạn đầu của cuộc đời kinh doanh.

Ngay trong tháng 4 và tháng 5, hàng loạt các công ty của gia đình ông Thành và những công ty mà gia đình ông là cổ đông lớn đã thoái vốn khỏi STB. Có thể điểm mặt như Công ty Thành Thành Công đã bán hơn 22 triệu cổ phiếu STB; Bourbon Tây Ninh (SBT) bán toàn bộ 7,5 triệu cổ phiếu; Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR) do con trai ông Thành là Đặng Hồng Anh làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị bán hết 17,3 triệu cổ phiếu STB; BHS thoái toàn bộ 3 triệu cổ phiếu STB...

Tới đại hội cổ đông thường niên của Sacombank hôm 26/5, ông Thành vẫn được bầu tiếp tục giữ chức chủ tịch, song quyền đại diện cho doanh nghiệp đã được chuyển cho người khác. Bên cạnh đó, hiện tại "nhóm" của ông Thành chỉ còn 2/10 thành viên trong hội đồng quản trị STB.

Quyền lực tại ngân hàng bị chia sẻ là vậy, song dường như nó không còn là mối quan tâm quá lớn đối với đại gia ngành mía đường này. Nhóm cổ đông của ông Thành được cho là đang nắm giữ cổ phần tại hàng chục công ty mía đường trên cả nước, trong đó có không ít doanh nghiệp nhóm nắm giữ trên 35%.

Theo báo cáo tài chính, hiện tại sở hữu của nhóm ông Thành tại Bourbon Tây Ninh (SBT) là hơn 65%, BHS hơn 38%, Đường Ninh Hòa (NHS) trên 41% và Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC) hơn 21%. Tuy nhiên, những con số này có thể còn chưa đủ bởi hình thức sở hữu nhóm là rất khó tính toán chính xác. Con số có thể gấp lên nhiều lần thông qua việc sở hữu chéo. Bên cạnh đó, số tiền "khủng" thu về từ việc thoái vốn tại STB rất có thể sẽ được gia đình ông Thành củng cố vị thế của mình trong lĩnh vực mía đường.

Có thể thấy, mía đường là lĩnh vực rất quan trọng ở Việt Nam. Chính phủ đang ưu tiên phát triển nông nghiệp và đây cũng là thế mạnh trong nước. Việc quay trở lại lĩnh vực này là bước đi khó khăn nhưng không đến nỗi tệ. Hình ảnh của một đại gia năng động có lẽ vẫn còn được truyền thông nhắc đến nhiều trong tương lai.

Từ "buôn đất", chuyển sang trồng rừng

Ở lĩnh vực khác là bất động sản (BĐS), các doanh nghiệp còn bi đát hơn nhiều. Mặc dù đâu đó vẫn gặp khó khăn về thanh khoản, nợ xấu chồng chất, cho vay khó khăn... nhưng các nhà băng vẫn có lãi. Trong khi đó, các doanh nghiệp BĐS đa số đều đang ngắc ngoải, không bán được hàng, nợ và lãi đè nặng trên cổ, mất thanh khoản...

Nhận định thời của BĐS cứ làm là lãi lớn đã hết, và khó khăn còn kéo dài, nhiều đại gia đang tính chuyển kinh doanh sang hướng khác hoặc ít nhất là kiếm thêm doanh thu để nuôi doanh nghiệp qua sóng gió.

Tới cuối 2011, chủ tịch HĐQT Công ty Phát Đạt, ông Nguyễn Văn Đạt vẫn là một trong những người giàu nhất trên TTCK với tài sản lên tới gần 1.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, giống như đại đa số các doanh nghiệp BĐS khác, Phát Đạt dự kiến lợi nhuận năm nay ở mức gần như không có. Để thoát khỏi tình cảnh bi đát, ông Đạt cho biết công ty đã bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh mới là... trồng rừng để "đảm bảo nguồn thu ổn định" và lấy ngắn nuôi dài.
Khó khăn, nhiều ông chủ công ty bất động sản cũng phải xoay sở tìm hướng đi mới
Khó khăn, nhiều ông chủ công ty bất động sản cũng phải xoay sở tìm hướng đi mới
Một doanh nghiệp khác cũng khiến nhiều người bất ngờ là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng. Doanh nghiệp BĐS này gần đây cũng đã thông qua việc bổ sung ngành nghề kinh doanh với 3 mã ngành hoàn toàn mới: nuôi trồng thủy sản biển, nuôi trồng thủy sản nội địa và sản xuất giống thủy sản.

Ở một hướng khác, một số doanh nghiệp BĐS lại đang chuyển hướng từ phân khúc cao cấp sang căn hộ bình dân để tự cứu mình. Chủ tịch HĐQT Công ty Thủ Đức House (TDH), ông Lê Chí Hiếu hồi cuối 2011 cho biết, TDH sẽ chuyển hướng dang dòng sản phẩm giá dưới trung bình, thấp hơn dòng sản phẩm hạng trung vốn chiếm đại đa số của doanh nghiệp khoảng 30%. Xu hướng này cũng đang được một loạt các doanh nghiệp BĐS khác theo đuổi như Công ty CP Đầu tư và phát triển Hòa Bình, Novaland...

Buộc phải tái cấu trúc

Không chỉ chuyển hướng, khó khăn và việc nhận diện được những sai lầm cốt lõi đã khiến nhiều đại gia đang phải gồng mình tái cấu trúc doanh nghiệp để hướng tới một sự phát triển bền vững trong tương lai.

Ông chủ Nguyễn Văn An của tập đoàn Thái Hòa Việt Nam (THV) là một trường hợp đại gia gặp nạn trong cơn bão khủng hoảng. Vị chủ tịch của tập đoàn này từng nói rằng đã phải chấp nhận thế chấp cả nơi mình đang sinh sống để vay tiền ngân hàng, hỗ trợ công ty trong lúc khó khăn.

Ngọn nguồn của khó khăn nằm ở chỗ THV đã phát triển quá nhanh, nổi tiếng với hàng chục dự án cà phê "khủng" khắp cả nước. Tuy nhiên, vấn đề là "nước xa không cứu được lửa gần". Nhiều dự án "khủng" của ông An được đầu tư bằng vốn vay, lấy vốn ngắn hạn đầu tư cho dài hạn, trong khi hoạt động kinh doanh không tạo ra dòng tiền. Điều đó khiến THV đối mặt với áp lực tài chính rất lớn. Lợi nhuận THV tạo ra gần đây thậm chí không đủ để trả chi phí lãi vay ngân hàng.

Để cải thiện tình hình, chính đại gia cà phê cũng là Tổng giám đốc THV này cuối năm 2011 đã thông báo về kế hoạch bán tài sản, mời chủ nợ tham gia góp vốn và xin cơ cấu lại nợ vay ngắn hạn sang dài hạn. Nhưng tới tháng 5, THV mới giải quyết được một phần nhỏ các khoản nợ ngân hàng. Một nỗ lực khác là THV phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông chiến lược (42,25 triệu đơn vị) để bổ sung vốn lưu động.

Quá trình tái cấu trúc đang được THV tiến hành, song thành công hay không và thành công ở mức độ nào thì giới đầu tư vẫn phải chờ thời gian trả lời. Kế hoạch tái cấu trúc nguồn vốn, với mục tiêu giảm bớt vay vốn ngắn hạn và giảm phụ thuộc vào ngân hàng cũng đã và đang được rất nhiều đại gia thực hiện thông qua phát hành trái phiếu như: HAG, HPG, LSS, GMD, TMS...

Việc thoái bớt vốn, giảm đầu tư đa ngành cũng là một biện pháp được nhiều doanh nghiệp như Vinaconex, tập đoàn của ông Đặng Thành Tâm, KDC...

Có lẽ, họ đã nhận thấy rằng việc đầu tư dàn trải đã không mang lại hiệu quả, sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường không cao, trong khi lại cần rất nhiều vốn. Đây chính là nguyên nhân đẩy không ít các đại gia ngàn tỷ vào khó khăn. Nhiều trong đó dường như không có lối thoát. Và họ cũng hiểu rằng, sự sa sút của mình là cơ hội để cho những đại gia khác. Sự đào thải luôn có trong quá trình phát triển và ai không có bản lĩnh, không có tầm nhìn sẽ phải trả giá. Những gương mặt mới sẽ thay thế họ trong thời kỳ hậu khủng hoảng.

(Theo Vietnamnet)
[links()]

Bầu Long theo chân bầu Đức nhảy vào “làm nông“

Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã thông qua phương án thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, vốn điều lệ 300 tỉ đồng.

Hòa Phát là một trong những tập đoàn đa ngành lớn Việt Nam do ông Trần Đình Long (bầu Long) làm Chủ tịch HĐQT.
Với việc sa, tên công ty dự kiến sẽ là Công ty TNHH MTV Thương mại và Sản xuất thức ăn Chăn nuôi Hòa Phát với 100% vốn của CTCP Tập đoàn Hòa Phát, trụ sở tại KCN Phố Nối A (Yên Mỹ, Hưng Yên).

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.