Thứ cây nhìn tưởng "cục đất", ai ngờ có giá tới 50 triệu/kg

Là một trong những nguyên liệu quý giá được mệnh danh là "vàng mọc giữa rừng" nên Matsutake được bán với khoảng 2.000 USD/kg (khoảng 50 triệu đồng).

Hình ảnh loại nấm đắt đỏ nhất thế giới

"Vua của các loại nấm" nhắc đến ở đây chính là Matsutake. Loại nấm này thuộc top đắt nhất thế giới. Muốn mua 1 kg nấm Matsutake bạn phải bỏ ra số tiền 2.000 USD/kg (khoảng 50 triệu đồng). Do quý hiếm và đắt đỏ nên nấm Matsutake sánh ngang với nấm cục và được coi là một trong những nguyên liệu quý giá nhất của ẩm thực Nhật Bản.

Thu cay nhin tuong

Nấm Matsutake trở thành loại nấm đắt thứ 2 trên thế giới chỉ sau nấm truffle đen (140 triệu đồng/kg).

Điều đáng ngạc nhiên là trong khi nấm Matsutake nhập khẩu có thể có giá bằng 1/2 hoặc thấp hơn thì nấm Nhật Bản có thể đắt gấp 10 lần. Để giúp người mua Nhật Bản phân biệt giữa nấm nhập khẩu và nấm trồng trong nước, Nhật Bản có luật yêu cầu nấm nhập khẩu phải được rửa sạch bụi bẩn trước khi bán ra thị trường, trong khi nấm nội địa có bề ngoài thô ráp, có vết bẩn. Matsutake Nhật Bản được đánh giá cao nhờ mùi thơm đậm đà, kết cấu thớ nấm và vị đậm đà độc đáo.

Lý do giá nấm Matsutake Nhật Bản đắt đỏ do nhiều yếu tố. Đầu tiên phải nhắc đến là sự khan hiếm. Trong 70 năm qua, sản lượng thu hoạch hàng năm đã giảm tới 95%, khiến món ăn này trở thành một món ngon hiếm có. Kết hợp điều đó với thực tế là nấm chỉ được thu hoạch mỗi năm một lần, vào tháng 9 hoặc tháng 10 và mối đe doạ từ loài sâu xâm lấn, phá hủy môi trường sống của nấm, khiến nhiều người dần hiểu "mức giá trên trời" mà họ phải trả cho loại nấm này.

Loại nấm độc đáo này thường được tìm thấy ở những cánh rừng tùng quanh năm có mây mù, tuyết, độ ẩm cao, cách mặt nước biển từ 2.500 m, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Bhutan... Vì có màu hơi nâu nên nấm Matsutake có xu hướng hòa quyện rất tốt với tán lá mùa thu, vì vậy trừ khi bạn biết chính xác nơi để tìm chúng, bạn có thể đi ngang qua những nơi mọc đầy loại nấm này mà không hề nhận ra có sự tồn tại của chúng.

Tại những quốc gia này, nấm matsutake thường xem là loại nấm quý hiếm được dùng để làm quà biếu tặng. Nhưng nấm matsutake trở nên nổi tiếng và được biết tới nhiều thông qua các món ăn Nhật Bản. Chúng có mùi vị đặc thù, thơm, thịt dày, ăn giòn và ngọt thanh.

Thu cay nhin tuong

Loại nấm đắt nhất thế giới mang trọn vẹn hương vị mùa thu Nhật Bản, 50 triệu/kg mà vẫn cháy hàng.

Nhận thấy loại nấm này có giá "khủng" nhiều người muốn trông thử. Tuy nhiên việc trồng matsutake nhân tạo cho đến nay đã được chứng minh là không khả thi vì chúng thực sự có mối quan hệ cộng sinh với cây thông đỏ. Nấm Matsutake cũng cực kỳ nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Quá nóng và côn trùng phá hoại ảnh hưởng đến vụ thu hoạch, quá khô và chúng sẽ không phát triển được.

Mặc dù trong tự nhiên số lượng nấm ít ỏi được tìm thấy nhưng do quý hiếm và giàu chất dinh dưỡng nên  thực khách nhiều nơi trên thế giới săn lùng.

Nấm Matsutake chứa 18 loại vitamin có B1, B2,E có tác dụng chống ung thư, lão hóa và cân bằng lượng đường trong máu. Do đó tại đất nước "mặt trời mọc" Nhật Bản, nấm Matsutake được phục vụ trong các nhà hàng sang trọng trên khắp Nhật Bản.

Thu cay nhin tuong

Món ngon từ loại nấm đắt đỏ.

Mặc dù có giá bán đắt đỏ nhưng nhu cầu mua nấm Matsutake vào tháng 7 Âm lịch vẫn tăng cao. Vì mùa thu hoạch đúng vào dịp lễ Vu Lan nên một tuần vừa qua, loại thực phẩm này được coi là món ăn chay hảo hạng của dân sành ăn. Hương vị của nấm Matsutake rất đặc trưng quyến rũ với gỗ thông và thoảng hương lá và đất ẩm cùng với vị thanh ngọt tự nhiên và cảm giác đầy đặn của thịt nấm vốn dày hơn so với các loại nấm thông thường, cũng là một điểm khiến cho nấm Matsutake được nhiều người săn đón dù giá thành cao.

Tại Nhật Bản ngoài nấm Matsutake còn rất nhiều món ăn đặc sản độc đáo với giá đắt đỏ như thịt bò Kobe, dưa vàng Yubari, dưa hấu Densuke...

Một số cách nấu nấm Matsutake đắt nhất thế giới

Thu cay nhin tuong

Chính việc không thể trồng nhân tạo nấm trên thân cây thông cũng như điều kiện để nấm sinh trưởng rất khắc nghiệt làm cho giá thành của nấm Matsutake cao ngất ngưởng.

- Nấm Matsutake nướng than: Nấu nấm theo cách này sẽ giúp bạn trải nghiệm được trọn vẹn hương vị đặc trưng của nấm. Nấm sau khi được lau sạch đất bằng khăn sẽ được nướng trực tiếp trên than hồng. Mặc dù cách nấu này đơn giản nhưng món này đòi hỏi sự tỷ mỉ từ người nấu. Nấm được nướng tới khi lớp vỏ ngoài vừa xém vàng và ứa nước cũng là lúc thực khách có thể thưởng thức món ăn.

- Soup nấm Matsutake bình trà: Loại nấm đắt đắt đỏ kết hợp với tảo biển, tôm và các loại hải sản, thịt... sẽ làm món ăn thêm phần hấp dẫn. Ngoài việc được trang trí một cách độc đáo trong ấm trà. Món ăn thu hút thực khách ở hương vị thanh mát của nước dùng và độ béo vừa phải của tôm và nấm.

- Món cơm Cơm Matsutake Takikomi Gohan: Để làm được món ngon độc đáo này bạn cần chuẩn bị nguyên liệu chính là gạo và những loại rau củ theo mùa, món cơm trộn này nếu được chế biến bằng nấm Matsutake và các nguyên liệu mùa thu tại Nhật Bản như cá thu đao, hạt dẻ hoặc khoai lang sẽ tạo ra một món ăn với vị thanh ngọt khoai lang và nấm kèm với vị mằn mặn và béo của cá thu đao. Món ăn này được rất nhiều người Nhật ưa chuộng vào mùa thu.

Trúc Chi (t/h)

Hai cá thể Culi nhỏ được phát hiện ở Bắc Kạn là loài cực quý

Hai cá thể Culi nhỏ được phát hiện tại khu vực Khu Bảo tồn loài-sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn là loài cực kỳ quý hiếm.

Hai ca the Culi nho duoc phat hien o Bac Kan la loai cuc quy
Giám đốc Ban Quản lý Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc, cho biết sau khi phát hiện 2 cá thể Culi nhỏ, Khu bảo tồn và chính quyền địa phương đã tăng cường công tác bảo vệ và tuyên truyền người dân xung quanh khu bảo tồn

Soi rùa Sa Nhân quý hiếm của Việt Nam vừa được thả về tự nhiên

Bà Thái Thị Hiền, sinh năm 1962 ở thôn 3, xã Sơn Long, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, phát hiện một cá thể rùa Sa Nhân khi dọn dẹp vườn nhà.

Soi rua Sa Nhan quy hiem cua Viet Nam vua duoc tha ve tu nhien
Công an xã Sơn Long đã tiến hành bàn giao cá thể rùa Sa Nhân quý hiếm này cho Hạt Kiểm lâm huyện Hương Sơn. Rùa có kích thước khoảng 25cm chiều dài, gần 20cm chiều rộng và nặng hơn 1kg. Gia đình bà Hiền đã phát hiện và bàn giao lại cá thể rùa cho cơ quan chức năng để phối hợp thả trở lại vào môi trường tự nhiên. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh) 

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.