Thông tin bất ngờ về việc chặt hạ cây sưa 100 tỷ ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Thông tin về việc chặt hạ cây sưa đỏ tuổi đời trên 130 năm, từng được định giá 100 tỷ đồng ở thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính) sẽ được chặt hạ trong tuần này tiếp tục gây xôn xao dư luận.

Liên quan đến thông tin chặt hạ cây sưa đỏ từng được định giá 100 tỷ đồng nằm trong khuôn viên đình thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội), chiều ngày 24/1, trao đổi với PV Kiến Thức ông Nguyễn Văn Chính - Chủ tịch UBND xã Hòa Chính cho biết, cộng đồng cư dân dự kiến sẽ chặt hạ nhưng khi mời Kiểm lâm đến thì phía Kiểm lâm yêu cầu phải xin ý kiến của UBND huyện, đến khi nào huyện có văn bản đồng ý thì được chặt hạ.
Thong tin bat ngo ve viec chat ha cay sua 100 ty o Ha Noi
Cây sưa đỏ tuổi đời trên 130 năm từng được định giá 100 tỷ đồng, nằm trong khuôn viên đình thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội).
Trước đó, trả lời báo giới, ông Vũ Văn Tuyến (trưởng thôn Phụ Chính) cho biết, dự kiến cây sưa đỏ 130 năm tuổi này sẽ được chặt hạ trong tuần này, với mục đích để người dân không phải mất ăn, mất ngủ khi phải ngồi canh cây sưa.
Theo ông Tuyến, việc chặt hạ cây sưa được thực hiện bởi cộng đồng dân cư trong thôn sau khi Hội nghị dân cư đã thông qua.
Trước đó, trao đổi với PV Kiến Thức ông Lê Minh Tuyên - Chi cục trưởng chi cục Kiểm lâm Hà Nội cho biết, cây sưa đỏ ở thôn Phụ Chính thuộc thực vật quý hiếm được quy định tại nghị định 32/2006/NĐ-CP, trùng tên với cây sưa ở trên rừng tự nhiên.
Thong tin bat ngo ve viec chat ha cay sua 100 ty o Ha Noi-Hinh-2
 Cây sưa này được người dân "mặc áo giáp sắt" để chống trộm.
Thong tin bat ngo ve viec chat ha cay sua 100 ty o Ha Noi-Hinh-3
Hiện cây sưa đang bị mối mọt và có dấu hiệu chết dần. 
Tuy nhiên, cây sưa đỏ ở thôn Phụ Chính không phải được trồng trong rừng tự nhiên mà ở chùa thôn Phụ Chính, ngôi chùa này cũng không thuộc di tích lịch sử cấp Quốc gia và của TP Hà Nội nên không thuộc sự quản lý, không là tài sản của Nhà nước mà thuộc sở hữu chung của cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính.
Theo ông Tuyên, nếu cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính đều đồng thuận việc bán cây sưa đỏ thì có thể hoàn toàn đem đấu giá cây sưa theo quy định pháp luật.
Nếu bán đấu giá cây sưa, cán bộ thôn Phụ Chính sẽ phải họp dân lại rồi làm biên bản thống nhất chọn ra những người có uy tín trong thôn làm đại diện thực hiện việc bán sưa. Tiếp đó, đại diện thuê một đơn vị tổ chức đấu giá bán và có trách nhiệm báo cáo với chính quyền.
Việc tổ chức bán đấu giá gỗ sưa sau khai thác phải thực hiện công khai theo đúng trình tự quy định của pháp luật, sau khi hoàn tất các thủ tục bán đấu giá cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính phải thông báo cho Hạt Kiểm lâm huyện Chương Mỹ (Chi cục Kiểm lâm Hà Nội) xác nhận khối lượng gỗ và đóng dấu búa Kiểm lâm theo quy định tại Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN ngày 1/6/2006 của Bộ Nông nghiệp & PTNT để tiêu thụ.
Số tiền bán cây sưa 100 tỷ sẽ được người dân thôn Phụ Chính phục vụ lợi ích của cộng đồng chứ không cho vào ngân sách Nhà nước.
Cây sưa đỏ nằm trong khuôn viên đình thôn Phụ Chính ví như “kho báu” vì được định giá 100 tỷ đồng. Năm 2010, 1 nhánh đã bị gãy và được bán giá 20,5 tỷ đồng. Khi người mua chở gỗ về thì bị Công an huyện Chương Mỹ tạm giữ. Đến năm 2015, số gỗ sưa bị tạm giữ được bán đấu giá thu về số tiền hơn 31 tỷ đồng.
Cây sưa hiện giờ chỉ cao chưa đầy 5m, đường kính cây hơn 1m và được người dân thôn Phụ Chính gắn “giáp sắt” để bảo vệ, tránh những tên "sưa tặc" trộm cắp. Hiện cây sưa có hiện tượng khô một phần gốc, mối mọt gặm nhấm nham nhở trên thân cây…

Cây sưa 200 tuổi ở Bắc Ninh “gây bão” dư luận bị chặt hạ

(Kiến Thức) - Việc chặt hạ cây sưa hơn 200 tuổi ở Bắc Ninh từng gây “bão” dư luận khi để xảy ra nhiều lùm xùm. Tuy nhiên, mới đây, cây sưa này đã chính thức bị chặt.

Cây sưa 200 tuổi bị chặt sau nhiều lùm xùm
Cây sưa hơn 200 tuổi tại đình làng Đông Cốc (xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) vừa được chính quyền xã Hà Mãn và người trúng thầu phiên đấu giá cuối năm 2016 tiến hành chặt hạ vào ngày 25/3/2017. Ngay từ sáng ngày 25/3, nhận được thông tin hạ giải cây sưa, nhiều người dân thôn Đông Cốc đã kéo đến đình làng nơi có cây sưa với nhiều tâm trạng khác nhau. Một số người vì tò mò mà đến nhưng đa số những người dân đều tỏ ra tiếc nuối.

Cây sưa trăm tỷ đồng: Dân muốn bán, chính quyền lắc đầu

Dù chính quyền huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã nhiều lần lên phương án bán cây sưa khủng giá trăm tỷ đồng song tất cả đều thất bại.

Sự việc cây sưa trăm tỷ đồng tại chùa thôn Phụ Chính (Chương Mỹ, Hà Nội) đang trong tình trạng chết dần nhưng chưa được chính quyền vào cuộc xử lý đã thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.