Thông điệp Nga-Trung tập trận muốn gửi tới phương Tây là gì?

Cả Nga và Trung Quốc đều muốn gửi một thông điệp ngầm tới Lầu Năm Góc – rằng nếu chiến tranh thực sự xảy ra ở Đông Âu, Mỹ sẽ đối mặt với nguy cơ bị thiệt hại nặng nề trong trường hợp cố tình can thiệp.
 

Thông điệp Nga-Trung tập trận muốn gửi tới phương Tây là gì?
Nga vừa khởi động cuộc tập trận “Vostok 2018” (Phương Đông 2018) quy mô lớn nhất trong lịch sử, với sự tham gia của quân đội Mông Cổ và Trung Quốc. Giới quan sát nhận định, Nga-Trung tăng cường vị thế quân sự là một phần trong chiến dịch tuyên truyền và ngoại giao rộng mở hơn.

Mời độc giả xem video: Các phương tiện quân sự tham gia tập trận Vostok 2018 (nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)

"Vostok-2018" diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Moscow và phương Tây kể từ năm 2014 liên quan đến xung đột tại miền Đông Ukraine. Quyết định của Moscow mời Trung Quốc tham gia tập trận "Vostok-2018" đã khiến cho giới quan sát ngạc nhiên, bởi cuộc tập trận quan trọng hàng đầu này của Nga vốn “đóng cửa" với các quân đội nước ngoài.
Trang mạng Channel News Asia dẫn bài viết nhận định đăng trên báo Anh Reuters ngày 6/9, trong bối cảnh phương Tây ám ảnh với những thách thức chính trị và pháp lý của Tổng thống Trump, về Brexit và các khủng hoảng khác trong nước, binh sĩ Trung Quốc đã cùng với Nga tham gia cuộc tập trận quy mô lớn nhất trong hơn 30 năm.
Cuộc tập trận “Vostok-2018” được tổ chức 6 tháng sau khi Bắc Kinh triển khai cuộc tập trận hàng hải “lớn chưa từng có”. Theo giới quan sát, cuộc tập trận lần này ở Nga một lần nữa là lời nhắc nhở cho phương Tây rằng vị thế quân sự trung tâm của hai trong số các cường quốc trên thế giới ra sao.
Trong khi cả hai nước có thể không mong đợi một cuộc đối đầu với Mỹ hay các nước đồng minh của Mỹ, Bắc Kinh và Moscow đều muốn tạo dựng một ấn tượng rằng họ luôn sẵn sàng chiến đấu.
Cả hai quốc gia trên đều gửi một thông điệp ngầm tới Lầu Năm Góc – rằng nếu chiến tranh thực sự xảy ra ở Đông Âu, Mỹ sẽ đối mặt với nguy cơ bị thiệt hại nặng nề trong trường hợp cố tình can thiệp.
Thong diep Nga-Trung tap tran muon gui toi phuong Tay la gi?
 Trực thăng vũ trang Trung Quốc xuất hiện trong cuộc tập trận Vostok-2018. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Một bước tiến trong tập trận
Các cuộc tập trận mang tính bước ngoặt này là một phần của bức tranh to lớn về đầu tư, phát triển và thử nghiệm vũ khí.
Theo các phương tiện truyền thông, lực lượng vũ trang Nga vẫn đang cố gắng khôi phục một tên lửa hành trình hạt nhân sau vụ thử nghiệm thất bại ở Bắc Cực năm ngoái. Trong khi đó, Trung Quốc được cho là chứng kiến số lượng các vụ tai nạn máy bay quân sự tăng đáng kể trong 2 năm qua, đặc biệt là trên Biển Đông.
Đó là một dấu hiệu rõ rệt về mức độ rủi ro mà các nước này sẵn sàng chấp nhận trong việc tìm kiếm quyền lực quân sự - được cho là đáng kể hơn so với Mỹ hoặc bất kỳ đồng minh châu Âu và châu Á nào.
“Vostok” được cho là có sự góp mặt của khoảng 300.000 binh sĩ, ngay sau khi Moscow vừa triển khai đội hình hải quân lớn nhất trong vài năm trở lại đây tới Địa Trung Hải. Giới quan sát cho rằng bên cạnh việc “cảnh cáo” Mỹ không can thiệp vào các hoạt động của Nga tại Syria, lần phô trương sức mạnh tại Syria cũng giúp làm tăng uy tín của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong nước.
Cuộc tập trận “Vostok” diễn ra tại miền Đông Siberia kéo dài từ ngày 11 - 17/9 với sự tham gia của các quân khu miền Trung và phía Đông, Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội biển Bắc, cùng tất cả các binh đoàn và lực lượng đổ bộ đường không, máy bay tầm xa và máy bay vận tải quân sự.
Quy mô cuộc tập trận lần này bao gồm gần 300.000 binh sĩ, hơn 1.000 máy bay, gần 80 tàu quân sự, 36.000 xe tăng, xe bọc thép và nhiều phương tiện chiến đấu khác.
Giàn vũ khí tối tân được mong đợi trong lần tập trận này bao gồm hệ thống tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân Iskander, xe tăng T-72, T-80 và T-90 với các tính năng được nâng cấp, bộ đôi máy bay chiến đấu Su-34 và Su-35 đời mới, trực thăng tấn công Mi-28 và Mi-35, và nhiều vũ khí robot hiện đại.

Trực thăng "Kẻ hủy diệt" của Nga tập trận, sẵn sàng đánh trả tên lửa

Hai trực thăng hàng đầu của quân đội Nga tham gia tập trận với sự góp mặt của 2.500 binh sĩ.

Trực thăng "Kẻ hủy diệt" của Nga tập trận, sẵn sàng đánh trả tên lửa
Đoạn clip chiếu trên truyền hình quốc gia Nga cho thấy trực thăng Mi-8AMTSh và Ka-52 tham gia diễn tập bắn đạn thật. Các máy bay trực thăng siêu hạng này nã tên lửa và đạn pháo xối xả vào mục tiêu giả định ở xa.

Mỹ rút lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC 2018

Sau nhiều năm liên tục sát cánh với Trung Quốc trong cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) ngay cả khi Bắc Kinh quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông, Mỹ đã quyết định như vậy là đủ và hủy lời mời cường quốc châu Á tham dự sự kiện thường niên này.

Mỹ rút lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC 2018
Ngày 23/5, người phát ngôn Lầu Năm Góc Trung tá Chris Logan thông báo: “Việc Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa các thực thể có tranh chấp tại Biển Đông chỉ làm gia tăng căng thẳng và gây bất ổn khu vực. Như một phản ứng ban đầu đối với hành động nói trên của Trung Quốc, chúng tôi đã rút lại lời mời Hải quân thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC 2018."
Tàu Trung Quốc và tàu Mỹ tham gia tập trận RIMPAC năm 2016. (Nguồn: Hải quân Mỹ)
 Tàu Trung Quốc và tàu Mỹ tham gia tập trận RIMPAC năm 2016. (Nguồn: Hải quân Mỹ)

Nhật Bản tập trận chống đổ bộ chiếm đảo nhằm răn đe ai?

Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc lần đầu tiên tổ chức tập trận chống "lực lượng nước ngoài" đổ bộ chiếm đảo vào ban đêm, mà theo giới phân tích là nhằm bảo vệ các đảo tiền tiêu của nước này ở chuỗi đảo Okinawa.

Nhật Bản tập trận chống đổ bộ chiếm đảo nhằm răn đe ai?
Theo NHK, cuộc tập trận dự kiến diễn ra tại một hòn đảo xa bờ thuộc tỉnh Kagoshima, phía tây nam Nhật Bản.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.