Ảnh minh hoạ (CAND) |
Thời tiết ngày 29/12: Bắc Bộ trời rét, Trung Bộ có mưa rải rác
Bắc Bộ trời rét đậm về đêm và sáng, ngày nắng khô; còn ở Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa rào và dông.
Đông Nam Bộ sắp xuất hiện đợt triều cường
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 1-5/12, khu vực ven biển Đông Nam Bộ có khả năng xuất hiện đợt triều cường.
Trong những ngày cuối năm 2024, khu vực Nam Bộ tiếp tục se lạnh bởi ảnh hưởng từ không khí lạnh. Ngày 30/12, khu vực có mưa trái mùa với diện rải rác và có nơi có dông. Trong mưa dông nguy cơ xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như sét, gió giật mạnh, không thuận lợi cho các hoạt động ngoài trời và các phương tiện tham gia giao thông.
Mực nước tại hầu hết các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện lên chậm. Đến ngày 30/12/2024, mực nước đỉnh triều cao nhất ngày có khả năng lên ở mức xấp xỉ hoặc trên báo động I.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 30/12/2024 đến 4/1/2025, khu vực ven biển Đông Nam Bộ sẽ xuất hiện đợt triều cường, mực nước lớn nhất tại trạm Vũng Tàu trong giai đoạn này có thể đạt 4,1m trong khoảng từ ngày 2-3/1/2025. Các vùng trũng, thấp, ven sông và vùng ngoài đê bao khu vực ven biển phía Đông Nam Bộ có khả năng ngập úng.
Ảnh minh hoạ/ĐCSVN |
Trong 5 ngày tiếp theo, mực nước cao nhất ngày tại các trạm sẽ tiếp tục xuống. Mực nước đỉnh triều tuần tới ở mức cao, có khả năng gây ngập úng ở các vùng trũng, thấp và ven sông, ảnh hưởng đến các hoạt động, đời sống kinh tế - xã hội trên khu vực TPHCM.
Các chuyên gia thủy văn lưu ý, triều cường cao sẽ làm chậm quá trình thoát lũ trên sông phía Đông Nam Bộ. Các khu vực trũng, thấp ở ven biển, ven sông, vùng ngoài đê bao phía Đông Nam Bộ có khả năng ngập úng vào sáng sớm và đầu giờ chiều.
Ngoài ra, từ tháng 1/2025 đến tháng 3/2025, tại khu vực ven biển Đông Nam Bộ khả năng xuất hiện 4 đợt triều cường; đợt 1 từ ngày 13-16/1, đợt 2 từ ngày 29/1-5/2, đợt 3 từ ngày 28/2- 5/3 và đợt 4 từ ngày 29/3-3/4.
Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do triều cường lớn gây ngập úng, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đề nghị các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời cho chính quyền, nhân dân. Lực lượng chức năng kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven biển, đê điều, hồ đập, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra; khơi thông dòng chảy, xử lý kịp thời sự cố công trình ngay từ giờ đầu.
Các tỉnh, thành phố sẵn sàng triển khai biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất; gia cố, bảo vệ hồ ao nuôi thủy sản; thu hoạch hoa màu, cây trồng cạn đến thời kỳ thu hoạch; phòng, chống ngập úng khu vực đô thị, vùng trũng thấp; thông báo cho chủ phương tiện vận tải thủy để chủ động biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình.
>>> Mời độc giả xem thêm video Tuyến đường gần trạm Metro Suối Tiên ngập nặng:
Hà Nội: Không khí ô nhiễm nhất thế giới đã cải thiện?
Trưa nay, chỉ số ô nhiễm không khí của Hà Nội đã từ đứng đầu danh sách các thành phố trên thế giới đã giảm về vị trí thứ 6.
Vào lúc hơn 12h trưa nay (31/12), trên hệ thống theo dõi chất lượng không khí thời gian thực IQAir, chỉ số ô nhiễm của Hà Nội đã xuống vị trí thứ 6 thế giới. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) trưa nay là 191.
Trước đó, 9h sáng qua ngày (30/12), ứng dụng này xếp Hà Nội ô nhiễm top 1 thế giới với AQI là 240 - ngưỡng tím.
Tới trưa ngày hôm qua (30/12), Hà Nội đã nâng lên vị trí ô nhiễm thứ 2 thế giới, với chỉ số chất lượng không khí (AQI) là 227 chỉ cách thành phố ô nhiễm nhất thế giới là 1 (Karachi, Pa-ki-xtan là 228). Chỉ số AQI 227 được xếp vào ngưỡng màu tím (từ 201-300) không tốt cho sức khoẻ.
Nguồn iqair.com |
Một số khu vực ở Hà Nội ghi nhận chỉ số AQI cao như phố Quảng Khánh và phố Tô Ngọc Vân, quận Tây Hồ; phường Cự Khối, quận Long Biên; đường Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm.
Nồng độ PM2.5 (nồng độ bụi mịn trong không khí) tại Hà Nội hiện là 163 µm/m3, cao gấp 32,5 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO.
TS Nguyễn Văn Khải - Chuyên gia môi trường vấn đề ô nhiễm, cần phải có các biện pháp quản lý tổng thể và lâu dài từ chính quyền. Thành phố cần chú trọng là khuyến khích sử dụng xe điện, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt điện, tàu điện trên cao vừa giúp giảm lượng khí thải, vừa cải thiện chất lượng không khí.
Ngoài ra, Hà Nội cần tăng cường kiểm soát chất thải từ các nhà máy và khu công nghiệp lân cận, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện quy trình xử lý chất thải nghiêm ngặt hơn để bảo đảm khí thải không vượt quá mức cho phép.
Đối với các công trình xây dựng, cần phải thực hiện các biện pháp che chắn bụi tốt hơn, đồng thời yêu cầu các nhà thầu tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
Vị chuyên gia cũng khuyến cáo, việc sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường và thực hiện các biện pháp giảm phát thải bụi từ các công trình xây dựng cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm không khí tại Hà Nội.
Nguồn iqair.com |
Trong điều kiện chất lượng không khí xấu, chuyên gia Cục Quản lý Môi trường Y tế khuyến cáo, người dân nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng, tránh tập thể dục ngoài trời hoặc nếu bắt buộc phải ra đường thì nên đeo khẩu trang, đóng cửa sổ, cửa ra vào để tránh không khí ô nhiễm bên ngoài.
Theo WHO, PM2.5 là chất gây ô nhiễm phổ biến và nguy hiểm. Với kích thước 2,5 micromet hoặc nhỏ hơn, các hạt bụi mịn có thể xâm nhập sâu vào phổi và đi vào máu, gây ra các bệnh về hô hấp và tim mạch.