Thời tiết lạnh, ẩm thấp: kẻ thù của bệnh xương khớp

(Kiến Thức) - Bệnh đau xương khớp là một căn bệnh rất phổ biến ở Việt Nam do khí hậu nhiệt đới, ẩm thấp và áp suất không khí thường xuyên biến đổi. 

Thời tiết lạnh, ẩm thấp: kẻ thù của bệnh xương khớp
Biểu hiện của bệnh xương khớp có thể là đau nhức các khớp xương (ở đầu gối, ngón tay, khuỷu tay, vai, hông), đau mỏi toàn thân, tê buồn chân tay, đau cổ, đau vai gáy, đau lưng hoặc đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm. 
Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi thời tiết chuyển sang lạnh và ẩm ướt, đại đa số người bệnh lo lắng bệnh viêm khớp sẽ gây đau đớn hơn. Ba yếu tố ảnh hưởng đến sự đau tăng của bệnh xương khớp là Nhiệt độ, Độ ẩm và Áp suất khí quyển. Bài báo sau đây phân tích ảnh hưởng của 3 yếu trên đến bệnh xương khớp và phương pháp dự phòng vào mùa đông.
Thoi tiet lanh, am thap: ke thu cua benh xuong khop
 
Bệnh đau xương khớp hay theo Y Học Cổ Truyền còn được gọi là bệnh Phong thấp hay Phong tê thấp. Theo tiếng Trung quốc, chứng Phong thấp được tạo nên bởi hai chữ tượng hình ‘风 湿’ (phiên âm là Fēng shī), trong đấy chữ ‘风’ có nghĩa là ‘gió’ và chữ ‘湿’ có nghĩa là ‘ẩm thấp’. Bệnh liên quan đến xương khớp không chỉ xẩy ra đối với người già, người trung niên khi quá trình lão hóa đã bắt đầu mà còn xẩy ra đối người trẻ tuổi hơn, từ 30 đến 35, do đặc thù công việc như làm việc văn phòng, làm việc nhiều với máy tính, khuân vác nặng hoặc làm việc nơi ẩm thấp …; Nói chung, bệnh đau xương khớp có thể do 2 nguyên nhân:
- Đau xương khớp do lão hóa, thoái hóa: Quá trình lão hóa có thể xuất hiện từ 40-45 tuổi trở lên và thường đau một cách cục bộ ở một hoặc một vài khớp. Bệnh có thể xuất hiện ngay cả đối với những người có sức khỏe tốt. Thoái hóa khớp là hiện tượng hao mòn cơ học ở các khớp, đặc trưng bởi tình trạng thoái hóa các sụn khớp (tức sự thoái hóa của lớp mô bao ngoài đầu xương, là lớp mô giúp các khớp vận động dễ dàng hơn). Bệnh thoái hóa khớp thường liên quan đến quá trình lão hóa. Tuy nhiên, bệnh có thể tiến triển nhanh hơn nếu có một số chấn thương về xương khớp (như gãy xương, trật khớp, bong gân, tắc nghẽn khớp cột sống). Bệnh tiến triển trầm trọng hơn ở những người béo phì, suy cơ do ít vận động, mệt mỏi, căng cơ do tư thế ngồi hoặc tư thế làm việc không đúng, do trời lạnh, độ ẩm cao, trúng gió…
- Đau xương khớp do viêm: Bệnh có thể xẩy ra ở mọi lứa tuổi và thường đau ở nhiều khớp cùng một lúc. Các khớp có triệu chứng sưng đỏ, sưng tấy và đôi khi bệnh gây ra đau nhức toàn thân.
Tại sao trời lạnh dễ gây đau xương khớp?
Khi thời tiết thay đổi nhất là khi trời trở lạnh, người bệnh thường thấy đau nặng hơn, đau buốt hoặc đau nhức và đôi khi đau lan rộng ra. Cơn đau có thể gây ra sưng tấy đỏ ở các khớp hoặc đau tăng lên dần dần. Cơn đau có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Theo Giáo sư Maxime Dougados, Trưởng khoa Xương khớp, Bệnh viện Cochin tại Paris, bên trong các khớp và gân tồn tại những ‘bộ thu’ (récepteur) về sự đau đớn và những ‘bộ thu’ này rất nhạy cảm với những thay đổi về nhiệt độ và áp suất khí quyển. Những nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp tại Bệnh viện Cochin cho thấy thời tiết lạnh ẩm ướt có tác động đáng kể đến bệnh xương khớp, đặc biệt khi nhiệt độ môi trường xuống dưới 17 °C.
Như chúng ta biết, con người là động vật máu nóng, tức là ở trạng thái sức khỏe bình thường, nhiệt độ cơ thể của chúng ta luôn ổn định ở mức 37°C. Nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn mức này sẽ gây ra hiện tượng sốt. Đây là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể, xảy ra khi cơ thể bị vi khuẩn tấn công, và sẽ dẫn đến tình trạng tăng tốc độ tuần hoàn máu và tăng sinh các tế bào bạch cầu để chống lại các tác nhân xâm lược.
Ngược lại, khi nhiệt độ môi trường giảm, sự lưu thông máu bên trong các tế bào cơ bắp sẽ giảm theo và điều đó gây ra sự giảm độ đàn hồi của cơ bắp, thậm chí đôi khi gây cứng cơ. Vì vậy, khi một bộ phận cơ thể bị va chạm hoặc cử động sai, hệ dây chằng thần kinh bao quanh khớp dễ bị chèn ép và gây ra tắc nghẽn khớp. Hậu quả là có thể gây ra hiện tượng viêm nhiễm tại chỗ và có khi đi kèm theo là triệu chứng sưng, nóng và đau.
Ngoài ra, trời lạnh gây ra nhiều rối loạn lớn đối với cơ thể con người. Thời tiết thay đổi, đặc biệt vào thời điểm giao mùa, chính là cơ hội thuận lợi làm khởi phát nhiều loại bệnh như xung huyết, nhiễm trùng, đau khớp, dị ứng. Hiện tượng này xảy ra do chúng ta không có khả năng tự bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự tấn công của các tác nhân bên ngoài môi trường. Nhìn chung, nguyên nhân chính gây ra các bệnh theo mùa là do sự thay đổi đột ngột của môi trường xung quanh, dẫn đến tình trạng rối loạn của cơ thể. Thêm vào đó là sự gia tăng độ ẩm và gió, sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể một cách đột ngột, nhất là tại các vị trí hở như đầu, cổ, họng, đường hô hấp trên (xoang), phổi, bụng,... , vì thế mà gây ra một loạt các rối loạn. Các rối loạn này xảy ra là do khi trời lạnh, các mao mạch bị co lại, làm giảm lượng máu cung cấp đến các cơ. Các tế bào cơ khi thiếu oxy sẽ co lại, bị viêm, trở nên co cứng và gây đau. Đây chính là nguyên nhân gây nên chứng vẹo cổ và chứng đau lưng khi trời lạnh. Bệnh tiến triển trầm trọng hơn có thể gây hạn chế vận động, thậm chí đi lại khó khăn. Vì vậy khi cơ thể bị đau nhức do trời lạnh, cần phải được điều trị sớm để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Về dự phòng, một yếu tố quan trọng là phải giữ ấm cơ thể.
Thoi tiet lanh, am thap: ke thu cua benh xuong khop-Hinh-2
 
Ảnh hưởng của áp suất khí quyển, độ ẩm:
Áp suất khí quyển là phép đo trọng lượng của không khí. Khi áp suất thấp, độ ẩm sẽ cao và trời sẽ có nhiều mây và mưa. Khi áp suất cao, không khí thường khô và trời đẹp. Khi áp suất khí quyển thay đổi, đặc biệt là áp thấp, chủ yếu là các khớp có độ linh động cao bị ảnh hưởng. Thực ra, bộ xương con người được cấu trúc thành 3 bộ phận khác nhau: Phần xương khớp ví dụ như đầu gối, ngón tay, khuỷu tay, vai, hông được gọi là có độ linh động cao. Phần xương khớp có độ linh động thấp hay còn gọi là bán linh động, ví dụ như cột sống và cuối cùng là phần xương khớp cố định như xương sọ. Phần đầu các khớp được phủ một lớp mịn gọi là sụn. Để hạn chế lực ma sát trong quá trình vận động, hai phần sụn được cách nhau bằng một chất lỏng gọi là ‘dịch nhờn’, với chức năng chủ yếu là đệm giảm xóc và bôi trơn trong quá trình chuyển động của khớp.
Khi áp suất khí quyển giảm kết hợp với luồng không khí lạnh, xương khớp sẽ bị đau nặng hơn, đôi khi đau nhói. Nhồi máu cơ tim cũng tăng lên khi thời tiết thay đổi đột ngột. Chứng đau thắt ngực và mất ngủ là 2 triệu chứng phổ biến khi thời tiết xấu, thay đổi đột ngột do hệ dây chằng thần kinh nhạy cảm hơn đối với các biến thể của thời tiết.
Thoi tiet lanh, am thap: ke thu cua benh xuong khop-Hinh-3
 
Phòng ngừa thoái hóa khớp và đau xương khớp vào mùa đông:
Mùa đông, nên có một chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau củ tươi, giàu khoáng chất, các nguyên tố vi lượng, giàu vitamin và các chất chống oxy hóa flavonoid. Không nên ăn các thực phẩm gây khó tiêu hoặc các thực phẩm dễ gây nhiễm lạnh, nhất là đối với gan. Nên uống đủ nước. Kể cả trong mùa đông, cơ thể chúng ta vẫn cần bổ sung tổng thể 2,5 l nước mỗi ngày (nước uống và nước được cung cấp từ chế độ ăn uống). Thiếu hụt nước là một nguyên nhân lớn dẫn đến các chứng viêm đau xương khớp và tăng huyết áp. Ngoài ra, cần phải chú ý đến khả năng dung nạp của cơ thể đối với gluten và các sản phẩm từ sữa, đây chính là những nguồn thực phẩm dễ gây tình trạng viêm mãn tính.
Việc quan trọng hàng đầu là phải bảo vệ, giữ gìn hệ thống cột sống và xương khớp của cơ thể. Nguyên nhân là khi các khớp bị co cứng hoặc các cơ bị co và suy yếu sẽ ít được tưới máu hơn, do đó dễ bị tắc nghẽn khi bạn làm việc không đúng tư thế, ngồi một chỗ quá lâu hoặc bị trúng gió, kể cả khi trời chỉ hơi lạnh. Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm lạnh, nhất là tại các vị trí quan trọng như đầu, cổ và bụng. Cần phải đặc biệt chú ý khi nhiệt độ môi trường thay đổi một cách đột ngột.
Ngoài ra, tập luyện thể dục, thể thao đều đặn giúp ngăn ngừa bệnh thấp khớp, duy trì sự linh hoạt của các khớp và ngăn ngừa teo cơ. Những môn thể thao được khuyến khích như bơi lội, đi bộ, đi xe đạp vì hoạt động của xương khớp không bị đòi hỏi nhiều.

Phong tê thấp Bà Giằng là bài thuốc gia truyền hơn 100 năm chuyên chữa các bệnh như: viêm đa khớp dạng thấp, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buồn chân tay, sưng các khớp. Phong tê thấp Bà Giằng đã được Bộ Y Tế cấp chứng nhận là THUỐC CHỮA BỆNH. Bài thuốc đã được Bộ Y Tế vinh danh Ngôi Sao thuốc Việt Lần Thứ Nhất. Bài thuốc được Lương y Phạm Thị Giang (con gái Bà Lang Giằng) kế thừa và phát triển từ năm 1981 đến nay.

Bài thuốc Phong tê thấp Bà Giằng đã được Giáo sư Tiến sỹ Đỗ Tất Lợi giới thiệu trong tập sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (NXB Y Học – 1969) và được đưa vào giảng dạy cho sinh viên Y, Dược các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước. Năm 2014 bài thuốc đã vinh dự nhận được giải thưởng chất lượng Quốc gia và chất lượng Quốc tế- châu Á-Thái Bình Dương và năm 2016 đạt danh hiệu ‘Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam’ do Người tiêu dùng bình chọn.

Thoi tiet lanh, am thap: ke thu cua benh xuong khop-Hinh-4
 

Tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm: WWW.BAGIANG.COM

Vì sao uống thuốc Đông y phải kiêng đồ tanh?

(Kiến Thức) - Tại sao khi uống thuốc Đông y phải kiêng đồ tanh, đậu xanh, cá chép, kể cả loại thuốc đã được chế thành viên dạng con nhộng?

Vì sao uống thuốc Đông y phải kiêng đồ tanh?
Hỏi: Tôi thấy rất lạ là các thuốc Đông y, kể cả thuốc được chế thành viên dạng con nhộng khi sử dụng đều có kiêng kỵ dùng đồ tanh, cá chép, đậu xanh... Xin hỏi tại sao  uống thuốc Đông y phải kiêng đồ tanh? Còn những vị thuốc nào kỵ với thực phẩm nào? - Lê Thanh Hường (Hà Nội).
Vi sao uong thuoc Dong y phải kieng do tanh?
 

Viện kiểm nghiệm TƯ lên tiếng về thuốc Phong Tê Thấp Bà Giằng

(Kiến Thức) - Bài thuốc Phong Tê Thấp Bà Giằng đã được Bộ Y tế cấp giấy phép là thuốc chữa bệnh và đưa vào danh mục thuốc Bảo Hiểm Y Tế Việt Nam.

Viện kiểm nghiệm TƯ lên tiếng về thuốc Phong Tê Thấp Bà Giằng
Bà Giằng đã mời Viện Kiểm Nghiệm Thuốc TW  lấy mẫu kiểm nghiệm
Trong thời gian vừa rồi trên một số phương tiện truyền thông có phản ảnh về việc 2 sản phẩm thuốc Bà Giằng bị đình chỉ lưu hành. Mọi thông tin liên quan đến quyết định thu hồi của Sở Y Tế Hà Nội tại địa bàn thành phố Hà Nội và kết quả phúc tra của Viện Kiểm Nghiệm Thuốc Trung Ương đã được doanh nghiệp cung cấp trên trang mạng Bà Giằng (www.bagiang.vn).
Vì 2 sản phẩm Bà Giằng là thuốc chữa bệnh nên Cơ sở sản xuất Thuốc YHCT Bà Giằng đặc biệt chú trọng đến chất lượng thuốc cũng như sức khoẻ người bệnh. Đối với mỗi một lô thuốc sản xuất ra, Cơ sở SX Thuốc YHCT Bà Giằng đều kết hợp với Trung tâm kiểm nghiệm - Sở Y tế Thanh Hoá để tiến hành đánh giá chất lượng dược liệu đầu vào, bán thành phẩm và khâu cuối cùng là kiểm nghiệm tổng thể chất lượng thuốc sau khi sản xuất để quyết định có đưa ra thị trường để phân phối hay không.
Mới đây, trước khi đưa ra thị trường lô hàng mới nhất của mình Công ty CP DP Bà Giằng đã mời Viện Kiểm Nghiệm Thuốc TW đến kho của công ty lấy mẫu.
Kết quả kiểm nghiệm ngày 11/03/2016 của Viện Kiểm Nghiệm Thuốc TW khảng định chất lượng thuốc Bà Giằng đạt tiêu chuẩn theo Tiêu chuẩn Cơ sở. Một điều đáng chú ý là kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm Nghiệm Thuốc TW cũng khảng định kết quả đo của Trung tâm kiểm nghiệm Thanh Hoá, cả về mặt định lượng và định tính.
Về mặt định lượng, thành phần của hoạt chất Strychnin đo bởi Viện Kiểm Nghiệm Thuốc TW là 0,19 mg/viên trong khi đấy kết quả đo của Trung tâm Kiểm Nghiệm Thanh hoá là 0,20 mg/viên. Hai giá trị này đều nằm trong khoản giá trị cho phép (0,16 - 0,22 mg).Mặt khác, giới hạn cao của hàm lượng Bruxin đo bởi Viện Kiểm Nghiệm Thuốc TW (0,115 mg/viên) còn thấp hơn giá trị của Trung tâm kiểm nghiệm Thanh Hoá (0,126 mg/viên). Như vậy cả 2 kết quả đo định lượng thành phần tại Viện và tại Trung tâm đều khảng định chất lượng thuốc Phong Tê thấp Bà Giằng. Kết quả đo giới hạn nhiễm khuẩn của Viện và Trung tâm cũng đồng nhất, khảng định độ nhiễm khuẩn của lô thuốc thấp hơn nhiều so với mức cho phép.
Kết quả kiểm nghiệm Phong Tê thấp Bà Giằng:
Phong te thap Ba Giang da duoc Vien kiem nghiem TU khang dinh-Hinh-2
Phiếu kiểm nghiệm của Viện Kiểm Nghiệm Thuốc TW
Phong te thap Ba Giang da duoc Vien kiem nghiem TU khang dinh-Hinh-3
Phiếu kiểm nghiệm của Trung Kiểm Nghiệm Thanh Hoá

Bí quyết về "hạt mã tiền" của Bà Giằng

Hít bóng cười như Hoa hậu Kỳ Duyên nguy hiểm thế nào?

(Kiến Thức) - Các chuyên gia khuyến cáo hít bóng cười như Hoa hậu Kỳ Duyên có nguy cơ sẽ bị ngộ độc, thậm chí cả ung thư và gây các rối loạn khác trong cơ thể.

Hít bóng cười như Hoa hậu Kỳ Duyên nguy hiểm thế nào?
Mới đây, cộng đồng mạng đang xôn xao với hình ảnh Hoa hậu Kỳ Duyên đang hít bóng cười, nhiều bạn trẻ cũng đang xem trò này như một thú giải trí. Thực tế, đã có nhiều trường hợp phải trả giá bằng tính mạng vì trò giải trí này, cũng có rất nhiều bạn trẻ biết rõ tác hại của trò hít bóng cười này nhưng vẫn "bất chấp" chơi thỏa mãn thú vui bản thân.
Hit bong cuoi nhu Hoa hau Ky Duyen nguy hiem the nao?
 Hình ảnh Kỳ Duyên chơi bóng cười cùng bạn trai rò rỉ trên mạng xã hội.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.