Thói quen xì hơi biết ngay cơ thể đang khỏe mạnh hay không

Mỗi kiểu xì hơi sẽ là dấu hiệu riêng của cơ thể đang lên tiếng là bình thường hay không được khỏe. Vì vậy, việc nhận biết được chính xác kiểu xì hơi sẽ giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe bản thân hiện tại.

Thói quen xì hơi biết ngay cơ thể đang khỏe mạnh hay không
Theo trang Ettoday, Đài Loan, xì hơi là một cảnh báo sức khỏe, nó có liên quan mật thiết tới thói quen ăn uống và điều kiện thể chất. Việc dị ứng hay không dung nạp một số loại thực phẩm cũng có thể gây ra các triệu chứng như xì hơi. Thông qua một số kiểu xì hơi phổ biến sau đây, bạn có thể tự nhận biết được tình hình sức khỏe bản thân hiện tại như thế nào.
1. Xì hơi không mùi, không có tiếng
Hơi xì ra là một loại khí làm từ hydro, oxy, carbon dioxide, nito, đôi khi là metan, chúng đều không có mùi. Nếu bạn có thói quen ăn uống tốt, ít nhai kẹo cao su, ít uống nước có ga, nhai chậm trong khi ăn, bạn sẽ nhận thấy mỗi khi xì hơi đều là khí "thân thiện" với môi trường đó là không có mùi và cũng không phát ra tiếng.
Thoi quen xi hoi biet ngay co the dang khoe manh hay khong
 
Điều này được cho là do tất cả khí trong cơ thể được thải ra cùng một lúc và là kết quả của việc tích trữ trong vài giờ. Lý do khiến hơi xì ra không có mùi là do chúng ta ăn các loại thực phẩm từ thực vật như đậu, măng tây, chuối và chất xơ từ rau củ, khi xì hơi sẽ thải ra một lượng khí lớn là một loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
2. Xì hơi có cảm giác nóng rát hậu môn
Những người thích ăn đồ cay cần lưu ý tình trạng này. Khi ăn đồ cay, cơ thể nhận chất capsaicin như một loại năng lượng nhiệt và nó sẽ lan truyền xuống hậu môn.
Cảm giác xì hơi này giống như cảm giác nóng rát hậu môn do tiêu chảy liên tục, khiến cho việc ngồi trở nên khó khăn vô cùng. Để giảm thiểu triệu chứng này, bạn cần hạn chế ăn đồ cay nóng, cố gắng tiêu thụ nhiều rau, trái cây chứa chất xơ hoặc kiểm soát chậm việc ăn đồ cay để cơ thể thích nghi dần.
3. Xì hơi trong khi ăn
Đôi khi trong lúc ăn bạn có thể bất ngờ xì hơi không kiểm soát. Đây là một phản ứng sinh lý bình thường vì đường tiêu hóa cần phải nhường không gian cho thức ăn vừa nạp vào. Bác sĩ gọi đây là phản xạ Gastrocolic (phản xạ dạ dày – đại tràng). Vì vậy, mọi người không cần phải lo lắng.
Xì hơi trong khi ăn là một phản ứng sinh lý bình thường vì đường tiêu hóa cần phải nhường không gian cho thức ăn vừa nạp vào.
4. Xì hơi có mùi thối, không có tiếng: Vi khuẩn đường ruột phát triển
Sự phân bố các vi sinh vật trong đường tiêu hóa bị mất cân bằng sẽ dẫn tới chứng khó tiêu, tạo ra mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, nếu vi khuẩn probiotic và men vi sinh được bổ sung sẽ giúp trung hòa vi khuẩn có hại. Ngoài mùi xì hơi thối, nếu đi kèm với triệu chứng như đầy hơi, mệt mỏi, buồn nôn, sụt cân đột ngột, chảy máu hậu môn thì đây là dấu hiệu của vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức. Điều này có thể liên quan tới một số căn bệnh như bệnh Celiac (không dung nạp gluten) hoặc bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng).
Ngoài ra, nếu xì hơi có mùi thối trong im lặng thì đường tiêu hóa của bạn đang có vấn đề. Nguyên nhân của kiểu xì hơi này là do ăn nhiều thực phẩm chứa lưu huỳnh như hành tỏi, trứng, thịt, rau cải. Ngoài ra hãy chú ý đến chế độ ăn Fodmap (thực phẩm thuộc nhóm tinh bột kém hấp thu và có khả năng lên men cao). Những loại thức ăn thuộc chế độ ăn kiêng này có thể khiến cho ruột non khó hấp thu, vì thế sẽ gây đầy hơi ở ruột. Nếu thường xuyên xì hơi có mùi thối trong im lặng, bạn nên điều chỉnh lại thói quen ăn uống của mình để cải thiện đường tiêu hóa.
5. Xì hơi có mùi lẫn tiếng nổ to
Đối với những người xì hơi to và có mùi thối, đó là có thể là do cơ thể của họ không dung nạp với thực phẩm đã ăn. Trường hợp xì hơi này xuất hiện nhiều ở những người không dung nạp đường sữa và mắc bệnh Celiac, vì cơ thể của họ thiếu các enzyme giúp tiêu hóa thực phẩm.
Will Bulsiewicz, một chuyên gia sức khỏe đường tiêu hóa ở Mỹ chỉ ra rằng khi cơ thể tích lũy một lượng khí và không xì hơi trong thời gian dài, nó sẽ khiến việc xì hơi như một quả bom nổ.

Những lợi ích không ngờ của việc... xì hơi

(Kiến Thức) - Những lợi ích của việc xì hơi chắc chắn sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên.

Những lợi ích không ngờ của việc... xì hơi
Xì hơi là một việc mà bất cứ ai trong chúng ta cũng đều trải qua mỗi ngày và rất nhiều người tỏ ra khó chịu với mùi hương không được "dễ ngửi" cho lắm của nó. Mặc dù vậy, các bác sỹ đã đưa ra những lợi ích của việc xì hơi với sức khỏe bạn và khuyến cáo các bạn nên xì ra thay vì cố giữ hơi lại bên trong cơ thể.
Dấu hiệu cảnh báo sớm

Nực cười càng ăn đồ tốt cho sức khỏe xì hơi càng ghê

(Kiến Thức) - Mặc dù không thích nhưng xì hơi là biểu hiện của một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Một số người xì hơi không ai biết còn một số khác lại xì hơi thối.

Nực cười càng ăn đồ tốt cho sức khỏe xì hơi càng ghê
Nuc cuoi cang an do tot cho suc khoe xi hoi cang ghe

Một người khỏe mạnh “xì hơi” mỗi ngày 10-20 lần là bình thường. Phần lớn lượng hơi bị “xì” ra ngoài mỗi ngày là CO2, một loại khí không mùi. Chỉ khoảng 1% lượng hơi là H2S, khi chúng ăn những thực phẩm có chứa sulfur. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nuốt sulfur vào từ không khí hoặc bị thấm khí từ máu ra ruột.  

Chế độ ăn đặc biệt dành cho người “xì hơi” nhiều

(Kiến Thức) - Xì hơi nhiều không chỉ gây ra những phiền toái cho người xung quanh mà đây cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh về tiêu hóa, dạ dày. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên xem lại chế độ ăn của mình ngay hôm nay.

Chế độ ăn đặc biệt dành cho người “xì hơi” nhiều
Che do an dac biet danh cho nguoi “xi hoi” nhieu
 Xì hơi là hoạt động cơ bản và bình thường của cơ thể để thải khí độc ra ngoài. Vì vậy, nếu ngại ngùng và nhịn xì hơi nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Điều này sẽ khiến các khí thể bị huyết dịch hấp thu trở lại. Bắt buộc cơ thể phải tiếp tục thực hiện thêm một quá trình thải độc khác. Chỉ cần bạn cân nhắc và lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý theo cách sau đây, bạn sẽ hạn chế việc bị xì hơi nhiều. Ảnh: dayhoichuongbung.com.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.