Thói quen rút ngắn tuổi thọ, nguy hiểm hơn ung thư

Giới trẻ, đặc biệt là dân văn phòng thật khó thoát khỏi thói quen ngồi im một chỗ trong thời gian dài, dù đây là thói quen gây nhiều bệnh nguy hiểm, bao gồm cả ung thư.
 

Thói quen rút ngắn tuổi thọ, nguy hiểm hơn ung thư

Y học cổ truyền Trung Quốc có một vị giáo sư vô cùng nổi tiếng tên là Wang Lie, ông năm nay đã 90 tuổi nhưng sức khỏe vẫn minh mẫn và có thể tiếp tục công việc khám bệnh và giảng dạy nghề y. Vị bác sĩ này gây ấn tượng mạnh cho bệnh nhân bởi ông có một cách khám bệnh rất đặc biệt đó là "luôn luôn đứng".

Thoi quen rut ngan tuoi tho, nguy hiem hon ung thu

Sau hơn 50 năm kinh nghiệm chữa bệnh, giáo sư Wang Lie đã thăm khám và điều trị cho hơn 600.000 người. Sau mỗi ngày làm việc và phải ngồi im trên ghế 5-6 tiếng liên tục, ông nhận ra sức khỏe ngày một ảnh hưởng, có cảm giác chóng mặt, tức ngực, đau thắt lưng và bụng. Từ đó, bác sĩ quyết định sẽ đứng khi khám bệnh và nhận ra cách này có thể giúp mình ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ, ngăn ngừa bệnh tim và các bệnh về tuyến tiền liệt...

Ngồi im một chỗ - thói quen giảm tuổi thọ, gây 5 bệnh nghiêm trọng

Giáo sư Wang Lie là một ví dụ điển hình minh chứng cho tác dụng của việc đứng và di chuyển mỗi ngày. Với con người của xã hội hiện đại, ngồi im một chỗ trong thời gian dài là một thói quen khó bỏ. Theo nghiên cứu mới của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, thực hiện kéo dài 14 năm trên 120.000 người cho thấy rằng: Bạn càng ngồi lâu thì tuổi thọ của bạn càng ngắn lại.

Trường Đại học Y khoa Columbia cũng đã tiến hành thử nghiệm theo dõi 4 năm trên hơn 7.900 người trưởng thành ở mức trên 45 tuổi và cho thấy: Thời gian ngồi nhiều, ít vận động mỗi ngày liên quan trực tiếp đến xác suất tử vong sớm. Chỉ ngồi một chỗ trong hơn 60 phút sẽ tăng gấp đôi nguy cơ tử vong, thậm chí việc tập thể dục bổ sung trong thời gian sau đó không thể thay đổi kết quả này.

Thoi quen rut ngan tuoi tho, nguy hiem hon ung thu-Hinh-2

Vậy ngồi bao lâu thì quá lâu? Theo văn bản hướng dẫn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ vào năm 2016 có khuyến cáo mọi người tránh ngồi quá 90 phút. Cơ thể con người có hàng trăm khớp và xương, cấu trúc này được thiết kế để tạo điều kiện cho việc di chuyển. Ít vận động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, cụ thể là:

1. Cung cấp máu cho não không đủ cho cơ thể

Ngồi lâu sẽ khiến lượng máu cung cấp lên não không đủ khiến lượng oxy và chất dinh dưỡng của não bị giảm sút dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, mất ngủ, giảm trí nhớ.

2. Các vấn đề về cột sống

Ngồi lâu có thể gây cứng cổ, đau đầu và chóng mặt, đồng thời làm trầm trọng thêm các bệnh về thắt lưng và cổ tử cung.

3. Gây béo phì

Lượng mỡ trong cơ thể bị tiêu hao khi vận động, ngồi lâu sẽ gây tích tụ mỡ thừa, tăng cân sẽ dẫn đến béo phì.

4. Tiểu đường

Khi cơ bắp không được vận động trong thời gian dài và phản ứng của tuyến tụy bị chậm lại, insulin sẽ được sản xuất nhiều hơn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Thoi quen rut ngan tuoi tho, nguy hiem hon ung thu-Hinh-3

5. Tăng nguy cơ ung thư

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nguy cơ ung thư đại trực tràng và ung thư nội mạc tử cung lần lượt tăng 54% và 66% ở những người ít vận động. Phụ nữ ở văn phòng ít vận động có nguy cơ mắc ung thư vú tăng 20%.

Vậy chúng ta nên lưu ý điều gì để giảm nguy cơ mắc bệnh

Ngồi lâu có vẻ giúp cơ thể thư giãn nhưng thực chất lại gây hại cho sức khỏe. Hàng ngày, dân văn phòng nên lưu ý:

1. Dành thời gian để đứng dậy

Luôn dành thời gian để đứng lên, đi lại như đi rót nước, mỗi lần rót nước là cơ hội để đi lại, nếu bạn cảm thấy buồn ngủ ở văn phòng vào buổi chiều, bạn cũng có thể đi dạo hoặc rửa mặt trong phòng tắm. Tốt nhất là thực hiện hoạt động đứng lên sau mỗi 1 giờ.

2. Trong khi ngồi, bàn chân cũng có thể thực hiện một số "chuyển động nhỏ"

Nâng chân đơn: Ngồi trên ghế nâng một chân lên và nâng cao song song với mặt đất. Mỗi động tác giữ 6-10 giây, hành động này có thể ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch do ngồi trong thời gian dài...

Thoi quen rut ngan tuoi tho, nguy hiem hon ung thu-Hinh-4

3. Đừng ngủ ngay sau khi ăn trưa

Nhân viên văn phòng không nên ngủ ngay trong giờ nghỉ trưa, sau khi ăn trưa là thời điểm tốt nhất để đứng dậy và đi lại. Tốt nhất là bạn nên đi bộ ít nhất 10 phút trước khi quay lại văn phòng để nghỉ ngơi.

Hải Dương: Vì sao kỷ luật khiển trách giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền?

(Kiến Thức) - Mới đây, ông Nguyễn Xuân Trực, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương đã bị Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương – ông Nguyễn Dương Thái ban hành quyết định 596/QĐ-UBND kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Vì sao lại thế?

Hải Dương: Vì sao kỷ luật khiển trách giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền?
Theo đó, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương – Nguyễn Xuân Trực phải chịu hình thức kỷ luật khiển trách vì chưa kịp thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh diện tích đất và cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi có biến động về đất đai do bệnh viện quản lý; trực tiếp ký, giao đại diện Hội Cựu chiến binh và Phòng Hành chính của bệnh viện ký một số hợp đồng cho tổ chức, cá nhân thuê diện tích ao, đất của bệnh viện để san lấp, xây dựng ki ốt, kinh doanh dịch vụ, vi phạm Luật Đất đai.
Ngoài ra, ông Nguyễn Xuân Trực thiếu kiên quyết ngăn chặn hành vi vi phạm Luật Xây dựng của tổ chức và cá nhân thuê đất; thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, theo dõi thực hiện các hợp đồng cho thuê đất để xảy ra việc không hạch toán, theo dõi nợ phải thu trên sổ sách; vi phạm nguyên tắc tài chính khi thanh lý các hợp đồng cho thuê đất, đã vi phạm Khoản 2 và Khoản 7, Điều 9, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.

Trung Quốc công bố bài thuốc y học cổ truyền giúp điều trị viêm phổi cấp do Covid-19

(Kiến Thức) - Mới đây, Bệnh viện Y học Cổ truyền Hồ Bắc công bố bài thuốc "Viêm phổi số 1", được phát triển với các chuyên gia y học cổ truyền đầu ngành, có thể dùng để kết hợp điều trị bệnh viêm phổi mới do virus corona gây ra.

Trung Quốc công bố bài thuốc y học cổ truyền giúp điều trị viêm phổi cấp do Covid-19
Thời điểm hiện tại, dịch viêm phổi cấp do virus corona vẫn tiếp tục lan rộng, chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu, cũng chưa có vắc-xin phòng bệnh. Các nhà khoa học trong và ngoài nước đang nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi và thử nghiệm các phương pháp điều trị khác nhau.
Cách đây không lâu, Cục Quản lý Y học Cổ truyền Trung Quốc đã công bố bài thuốc thanh phế tiêu độc, giúp mọi người tăng sức đề kháng.
Mới đây, Bệnh viện Y học Cổ truyền Hồ Bắc cũng đã công bố bài thuốc "Viêm phổi số 1", được phát triển với các chuyên gia y học cổ truyền đầu ngành, có thể dùng để kết hợp điều trị bệnh viêm phổi mới do virus corona gây ra.
Trung Quoc cong bo bai thuoc y hoc co truyen giup dieu tri viem phoi cap do Covid-19
Ảnh minh họa. 
Theo Nhật báo Hồ Bắc, Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch viêm phổi mới ở tỉnh Hồ Bắc mới đây đã ban hành "Thông báo về việc tăng cường phòng ngừa và kiểm soát bệnh viêm phổi do virus corona dựa vào Y học cổ truyền Trung Quốc kết hợp với Tây y", trong đó công bố chính thức đơn thuốc "Viêm phổi số 1" - đơn thuốc điều trị Covid-19 được phát triển bởi các chuyên gia của Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Hồ Bắc.
Chuyên gia Ba Nguyên Minh, đại diện nhóm nghiên cứu thông báo rằng đơn thuốc điều trị Covid-19 bằng thuốc Đông y hiện được áp dụng cho điều trị cho cả 3 trường hợp gồm đang nghi nhiễm, những người được chẩn đoán lâm sàng và những người đã xác nhận nhiễm virus đang điều trị.
Trong thông báo cũng ghi rõ, để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh viêm phổi coronavirus mới, tuân thủ phương châm Đông Tây y kết hợp trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh lại kết hợp với tình hình thực tế, các chuyên gia đã đề xuất "công thức 4" (tên chính thức là Viêm phổi số 1) để điều trị cho các bệnh nhân đang nghi ngờ, đã được chẩn đoán lâm sàng và các trường hợp được xác nhận.
Công dụng của đơn thuốc này là "Hòa giải thiếu dương, hóa thấp giải độc" - tạm dịch là có thể làm cơ thể ấm áp hơn, tiêu bớt ẩm ướt, giải độc.
Trung Quoc cong bo bai thuoc y hoc co truyen giup dieu tri viem phoi cap do Covid-19-Hinh-2
 Ảnh minh họa.
Đơn thuốc cơ bản như sau:
Sài hồ 20g, Hoàng cầm 10g, Pháp bán hạ 10g, Đảng sâm 15g, Toàn qua ủy 10g, Cau (tân lang, nhân lang) 10g, Thảo quả 15g, Hậu phác 15g, Tri mẫu 10g, Thược dược 10g, Sinh Cam thảo 10g, Trần bì 10g, Hổ trượng 10g (Tiếng Trung: 柴胡20g,黄芩10g, 法半夏10g,党参15g,全瓜萎10g,槟榔10g,草果15g,厚朴15g,知母10g,芍药10g,生甘草10g,陈皮10g,虎杖10g).
Liều dùng: Mỗi ngày 1 thang, đun thành nước uống 3 lần/ngày vào sáng, trưa, tối, trước khi ăn.
Được biết, đơn thuốc này đã đưa vào sản xuất phục vụ cho 30 bệnh viện được chỉ định để kết hợp điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona.

TQ quảng bá thuốc cổ truyền trị COVID-19, hiệu quả thế nào?

Tại Trung Quốc, một số phương thuốc y học cổ truyền đang được truyền thông chính thống quảng bá là có khả năng làm giảm các triệu chứng COVID-19 và giảm nguy cơ tử vong, mặc dù còn thiếu bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả các phương thuốc này.

TQ quảng bá thuốc cổ truyền trị COVID-19, hiệu quả thế nào?
TQ quang ba thuoc co truyen tri COVID-19, hieu qua the nao?
Y học cổ truyền Trung Quốc được quảng bá như là một phương pháp điều trị COVID-19. 
Theo Edzard Ernst - giáo sư về các loại thuốc bổ trợ tại Đại học Exeter và đã nghỉ hưu - việc sử dụng thuốc khi chưa được chứng minh đầy đủ hiệu quả là không chính đáng và nguy hiểm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.