Thói quen nào được Gia Cát Lượng, Tào Tháo tôn thờ?

Đây là thói quen đơn giản, được nuôi dưỡng hàng nghìn năm và luôn là 'nguyên tắc số 1" của những tỷ phú giàu nhất thế giới. Quan trọng hơn cả, chúng ta ai ai cũng có thể noi theo.

Thói quen nào được Gia Cát Lượng, Tào Tháo tôn thờ?

Thói quen quý báu của cổ nhân...

1. Gia Cát Lượng

Sinh thời, Gia Cát Lượng - vị quân sư lỗi lạc thời Tam Quốc, là một người vô cùng ham mê đọc sách. Lúc ông ở Kinh Châu, ở Kiến An, hay bất cứ đâu, ông đều giữ vững thói quen tìm tòi, nghiên cứu sách vở. Không chỉ vậy, cùng với Thạch Quảng Nguyên ở Dĩnh Xuyên, Từ Nguyên Trực và Mạnh Công Uy ở Nhữ Nam… trở thành những người bạn sách với nhau, thường xuyên trao đổi kiến thức, đàm đạo thơ văn, truy cầu kiến thức.

Cùng đọc, nhưng duy chỉ có Gia Cát Lượng đọc những phần cốt yếu, tinh hoa trong sách, còn những người bạn học "tham" hơn, muốn tinh tường mọi sự. Cuối cùng, người hưởng lợi nhiều nhất chính là Gia Cát Lượng.

Thoi quen nao duoc Gia Cat Luong, Tao Thao ton tho?

Ảnh: Sohu

Nói về nghệ thuật đọc sách, ông từng nói: "Phu học tu tĩnh dã, tài tu học dã; phi học vô dĩ quảng tài, phi chí vô dĩ thành học. Đãi mạn tắc bất năng lệ tinh, hiểm táo tắc bất năng dã tính" (Trích từ Giới Tử Thư) - Nghĩa là: "Học thì phải cần yên tĩnh, muốn có tài năng thì phải học; không học thì không biết rộng, không có chí thì việc học không thành. Mong muốn lan man thì không thể nảy sinh cái tinh túy, vội tìm cái hiểm hóc thì không nắm được cái thực tình".

Đúc kết: Trọng tâm của việc học là xác định mục tiêu học rõ ràng. Khi học cần yên tĩnh, chuyên tâm, và tập trung vào trọng điểm, và phần tinh hoa của nội dung cuốn sách.

2. Tào Tháo

Thoi quen nao duoc Gia Cat Luong, Tao Thao ton tho?-Hinh-2

Tào Tháo là một người vô cùng thích đọc sách (Ảnh: Sohu)

Tào Tháo cũng là một người vô cùng ham mê thư văn, hầu như sách không rời tay.

Trong một lần, Tào Tháo nói: "Phụ thân ta thích thi thư văn tịch hay, mặc dù người ở trong quân đội, nhưng sách không rời tay, nghiêm túc học tập. Khi ta sớm tối đến thỉnh an phụ thân, người thường nói rằng: Khi còn trẻ muốn truy cầu học vấn tương đối dễ dàng, bởi vì tạp niệm tương đối ít, dễ chuyên tâm. Nhưng khi tuổi tác lớn, thường dễ quên mất những gì đã học, mà ta cũng nghe nói, những người tuổi tác lớn vẫn nghiêm túc, nỗ lực học tập chỉ có ta (Tào Tháo) và Thứ Sử Dương Châu – Viên Bá Nghiệp mà thôi".

Đúc kết: Luôn duy trì thói quen học tập, đồng thời cần duy trì sự tập trung và chuyên tâm.

Những tỷ phú hàng đầu thế giới hiện tại vẫn luyện tập, duy trì hàng ngày

1. Bill Gates

Những người theo dõi vị tỷ phú giàu nhất nhì thế giới Bill Gates đều biết rằng ông không chỉ đam mê kinh doanh mà còn rất yêu sách. Gates coi việc đọc sách là thói quen không thể bỏ mỗi ngày và đặt ra những quy tắc riêng cho mình.

Bill Gates chia sẻ, ông không bao giờ bỏ dở một cuốn sách và tự đặt ra một quy tắc: không đọc một cuốn sách nếu không chắc chắn mình sẽ đọc hết. Và thói quen đầu tiên của Gates khi cầm một cuốn sách là ghi chú vào phần lề của trang sách.

Thoi quen nao duoc Gia Cat Luong, Tao Thao ton tho?-Hinh-3

Ảnh: CNBC

Ông cho biết: "Khi tôi đọc một cuốn sách phi hư cấu, tôi sẽ gặp rất nhiều kiến thức, cả mới và cũ. Đối với tôi, ghi chép giúp đảm bảo rằng tôi thực sự suy nghĩ nghiêm túc về chúng. Đôi khi tôi không đồng ý với những quan điểm trong sách và khi đó phần ghi chép sẽ rất dài".

Người sáng lập Microsoft đưa ra bốn quy tắc nhanh và hiệu quả khi đọc được tóm tắt ngắn gọn như sau:

1. Sử dụng lề để ghi chép.

2. Hoàn thành mọi thứ bạn bắt đầu.

3. Chọn một phiên bản mà bạn cảm thấy thoải mái khi đọc – sách in hoặc sách điện tử.

4. Chỉ định một giờ để đọc.

2. Warren Bufett

Nhà đầu tư Warren Buffett không phải là một trong những người đầu tiên được biết đến thành công với việc đọc sách. Phần lớn, ông dành đến 80% của một ngày chỉ để đọc sách và suy ngẫm về những giá trị mà cuốn sách mang lại. "Tôi thường ngồi trong văn phòng và đọc hầu như tất cả mọi ngày" là một câu nói nổi tiếng mỗi khi nhắc đến Buffett.

Thoi quen nao duoc Gia Cat Luong, Tao Thao ton tho?-Hinh-4

Ảnh: CNBC

Hơn thế nữa, ông còn cho biết sự thật rằng, khi bắt đầu khởi nghiệp thì Buffett đã từng đọc từ 600 đến 1000 trang sách mỗi ngày. Với nhà đầu tư này, việc đọc sách được xem như một thức quà quý giá nhất của thượng đế ban tặng cho loài người. Việc đọc sách như thế là một cách tiếp nhận tri thức hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, Warren Buffett còn đưa ra lời khuyên rằng "Không cần biết bạn đang ở vị trí nào của cuộc đời, chỉ cần không ngừng học hỏi, sự thành công sẽ tìm đến bạn".

Ngoài ra, những tỷ phú cuồng sách khác phải kể tới như Mark Cuban, Mark Zuckerberg, Elon Musk. Mỗi năm, họ thường đưa ra những cuốn sách yêu thích của mình, giúp định hướng những người trẻ đọc sách có trọng tâm và tìm được những cuốn sách có giá trị, phục vụ cho con đường học tập, khởi nghiệp, làm giàu của mỗi người.

Lý do Tào Tháo thả Lưu Thiện sau 7 năm sống trong Ngụy quốc

Có sử sách ghi chép, Lưu Thiện từng bị bắt cóc rồi được Tào Tháo nuôi dưỡng, nhưng lịch sử Thục Hán lại không có sự kiện này.

Lý do Tào Tháo thả Lưu Thiện sau 7 năm sống trong Ngụy quốc
Lưu Thiện ở thời Tam quốc là con trai của Lưu Bị, đương nhiên tận hưởng vinh hoa phú quý, nhưng tuổi thơ lại rất gập ghềnh, bởi ông là một đứa trẻ từng bị bắt cóc rồi lừa bán qua tay người.
Nói có sách, mách có chứng. Trong "Ngụy Lược" ghi chép, năm đó khi Lưu Bị đóng quân ở huyện Bái (Từ Châu), Tào Tháo dẫn theo quân đoàn binh mã rầm rộ đến tấn công, quân Thục không chịu nổi đợt công kích mạnh mẽ nên đại bại. Lưu Thiện khi đó mới 10 tuổi cũng bị lạc trong quân binh tán loạn, kết quả bị bọn buôn người "đục nước thả câu" bán cho nước Ngụy.

Chọn Khương Duy kế nhiệm là sai lầm của Gia Cát Lượng?

Có ý kiến cho rằng đệ tử chân truyền của Gia Cát Lượng, Khương Duy là người trực tiếp đưa Thục Hán đến ngày diệt vong. Nhưng xét một cách công bằng, Khương Duy là người đáng thương hơn đáng trách.

Chọn Khương Duy kế nhiệm là sai lầm của Gia Cát Lượng?

Khương Duy (202-264), tự Bá Ước, người quận Thiên Thủy, Lương Sơn (nay thuộc tỉnh Cam Túc) là nhà quân sự nổi tiếng thời Tam quốc. Khương Duy vốn là Trung lang tướng của Tào Tháo ở quận Thiên Thủy, sau đầu hàng Thục Hán, được Gia Cát Lượng trọng dụng và mến mộ nhận làm học trò. Sau khi Gia Cát Lượng chết, Khương Duy nắm quyền thống lĩnh quân Thục Hán, 11 lần đem quân phạt Ngụy nhưng không thành.

Những câu nói bất hủ của Tào Tháo

Trải qua hàng nghìn năm, nhưng những câu nói của Tào Tháo vẫn còn giá trị lớn đối với hậu thế cho đến ngày nay.

 Những câu nói bất hủ của Tào Tháo

Dù là chủ đề gây ra nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc, nhưng người ta không thể phủ nhận những gì mà Tào Tháo đã làm được. Hình tượng Tào Tháo được mô tả khá tiêu cực, đặc biệt là trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa, thế nhưng tài năng và sự mưu lược của con người này đã để lại cho hậu thế những bài học vô cùng giá trị.

Những câu nói của Tào Tháo không chỉ là từng là kim chỉ nam giúp ông tạo được những thành công to lớn trong cuộc đời mình, mà còn khiến người đời sau phải suy ngẫm rất nhiều.

Đọc nhiều nhất

Tin mới