Thỏa thuận thế kỷ liệu có mang lại hòa bình cho Trung Đông?

“Thỏa thuận thế kỷ” do con rể Tổng thống Trump, Jared Kushner, thiết kế liệu sẽ là một giải pháp hòa bình hay một thảm họa cho các vấn đề ở Trung Đông?

Thỏa thuận thế kỷ liệu có mang lại hòa bình cho Trung Đông?
Chi tiết về thỏa thuận hòa bình Trung Đông của Mỹ sẽ được đưa ra sau tháng Ramadan (đầu tháng 6 tới) nhưng đã có những thông tin rò rỉ rằng thỏa thuận này không chắc có giải pháp hai nhà nước mà chỉ chứa một số đề xuất để cải thiện cuộc sống của người Palestine ở cấp độ kinh tế, cũng như yêu cầu sự nhượng bộ từ cả hai phía của Israel và Palestine. Dù vẫn còn là bản thảo nhưng thỏa thuận đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Palestine và các nước Arab. Nhiều chuyên gia cho rằng kế hoạch sẽ thất bại và có thể sẽ là một thảm họa.
Thoa thuan the ky lieu co mang lai hoa binh cho Trung Dong?
 “Thỏa thuận thế kỷ” do con rể Tổng thống Trump, Jared Kushner thiết kế liệu có mang lại hòa bình cho Trung Đông. Ảnh: Reuters.
Rò rỉ chi tiết của thỏa thuận hòa bình Trung Đông
Cố vấn Nhà Trắng Jared Kushner, con rể của Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng thời là “kỹ sư” của thỏa thuận hòa bình Trung Đông hay còn gọi là “thỏa thuận thế kỷ” vừa cho biết các chi tiết của thỏa thuận này sẽ được đưa ra vào đầu tháng 6 và sau khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu thành lập một liên minh nhiệm kỳ thứ 5. Ông Kushner nói rằng kế hoạch này "đòi hỏi sự nhượng bộ của phía Palestine và Israel cũng như sẽ giải quyết tất cả các vấn đề về tình trạng cuối cùng".
Tuy nhiên theo nhiều nguồn tin cao cấp của Mỹ tiết lộ rằng kế hoạch này không đề cập tới việc thành lập một nhà nước Palestine mà chỉ có một số "đề xuất thiết thực" để cải thiện cuộc sống của người Palestine ở cấp độ kinh tế. Thỏa thuận cung cấp các khuyến khích kinh tế để nhận được sự công nhận của người Arab đối với Israel, nhưng vẫn giữ Palestine ở trong tình trạng hiện tại, không có chủ quyền hay nhà nước.
Trước đó, ông Kushner nói đã tìm ra cách và giải pháp công bằng cho kế hoạch hòa bình đồng thời nhấn mạnh thỏa thuận này sẽ dựa trên bốn trụ cột - tự do, tôn trọng, an ninh và cơ hội cho tất cả các bên liên quan. Tổng thống Donald Trump thì tin rằng chính quyền của ông có khả năng tìm ra cách giải quyết cuộc xung đột với thỏa thuận về thế kỷ. Như mọi tuyên bố khác, chính quyền Mỹ đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất là phản ứng của các bên và dư luận quốc tế.
Cố vấn Nhà Trắng Jared Kushner, đặc phái viên về Trung Đông Jason Greenblatt lẫn Tổng thống Donald Trump đã có nhiều cuộc gặp tham vấn và công du tới khu vực Trung Đông, Israel trong suốt một năm qua để tham vấn cho thỏa thuận này.
Dù kế hoạch chưa được công bố nhưng nhiều chuyên gia cho rằng nó thiên vị cho cho đồng minh Israel của Mỹ. Bằng chứng là việc chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới Jerusalem hay việc đóng cửa đại sứ quán Mỹ tại Bờ Tây, tuyên bố Cao nguyên Golan thuộc chủ quyền của Israel cũng như việc công bố kế hoạch chỉ khi ông Benjamin Netanyahu giành thắng cử nhiệm kỳ thứ 5.
Tuy nhiên, đặc phái viên Jason Greenblatt nói rằng thỏa thuận này dựa trên cơ sở hai bên sẵn sàng đàm phán và phủ nhận sự thiên vị của kế hoạch đối với phía Israel. Ông Jason Greenblatt cho rằng các đảng Israel và Palestine sẽ "hài lòng với một số phần của kế hoạch và không hài lòng với các phần khác". Ông Greenblatt cảnh báo các bên có thể bỏ lỡ một cơ hội quan trọng, đặc biệt là người Palestine khi từ chối trung gian Mỹ nếu bác bỏ thỏa thuận này.
"Thỏa thuận thế kỷ bị từ chối và đã chết"
Palestine luôn phản đối thỏa thuận này và đã ngừng liên lạc với chính quyền Mỹ kể từ tháng 12/2017 khi Mỹ tuyên bố Jerusalem là thủ đô của Israel. Palestine đã mất niềm tin vào chính quyền của Tổng thống Donald Trump với tư cách là một nhà trung gian hòa giải. Thư ký của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Saeb Erekat, cho biết “sẽ không có hòa bình nếu không thành lập một nhà nước Palestine trong biên giới năm 1967 với Đông Jerusalem là thủ đô".
Các nguồn tin khu vực cho rằng, chính quyền Mỹ đang tiếp cận vấn đề ngày theo một cách khác khi đàm phán với các nước Arab khác về thỏa thuận thế kỷ, chứ không phải lãnh đạo Palestine. Nhưng dường như chính quyền Palestine cũng nắm được nội dung của thỏa thuận này.
Theo Tổng thư ký PLO Saeb Erekat thỏa thuận sẽ bao gồm việc sáp nhập các khối định cư lớn ở Bờ Tây tới Israel, tuyên bố của một quốc gia Palestine phi quân sự, duy trì sự kiểm soát an ninh của Israel và công nhận Israel là một quốc gia Do Thái. Tuy nhiên, Tổng thống Mahmoud Abbas nói rằng nó sẽ không được thông qua và "thỏa thuận thế kỷ đã chết". Phía Palestine cho rằng Mỹ đã nhầm lẫn nếu họ nghĩ rằng hòa bình được tạo ra bởi áp lực, đe dọa và áp đặt.
Các chuyên gia khu vực cũng cho rằng, chính quyền Donald Trump trước khi bắt đầu kế hoạch nên lấy được lòng tin của người Palestine để trở lại với tư cách là một nhà trung gian hòa bình và hợp pháp.
Các nước Arab tuyên bố sẽ không tán thành bất kỳ kế hoạch hòa bình nào không bao gồm tình trạng của Jerusalem hoặc quyền trở về của người tị nạn Palestine. Trong một hội nghị giữa Tổng thống Abbas với Ngoại trưởng các nước Arab tại Cairo mới đây, các bên đã tuyên bố sẽ bác bỏ mọi thỏa thuận về vấn đề Palestine nếu không phù hợp với các tài liệu tham khảo quốc tế, đồng thời nhấn mạnh rằng một thỏa thuận như vậy sẽ không thành công trong việc đạt được hòa bình lâu dài và toàn diện ở Trung Đông. Đi đầu trong các quyền này là quyền của người dân Palestine trong việc "tự quyết và thành lập một quốc gia độc lập và có chủ quyền trên đường biên giới ngày 4 tháng 6 năm 1967 với Đông Jerusalem là thủ đô".
Quan điểm của một số nước châu Âu cũng rất rõ ủng hộ “giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine phải phù hợp với các thông số trong quá khứ, dựa trên đường biên giới trước năm 1967”.
Thỏa thuận sẽ thất bại?
Vì kế hoạch của Mỹ được cho là phục vụ lợi ích của chính nước Mỹ và đồng minh chiến lược Israel, nên nhiều chuyên gia nhận định ông Kushner sẽ thất bại khi công bố thỏa thuận thế kỷ này và đó sẽ là một thảm họa. Các nhà phân tích cho rằng, vấn đề không chỉ đơn giản là sự ràng buộc chính trị sâu sắc giữa người Israel và người Palestine mà còn ở chỗ chính quyền Donald Trump không có khả năng vừa là bạn với Israel vừa là người môi giới cho hòa bình giữa người Israel và Palestine.
Việc Israel sáp nhập các bộ phận của Bờ Tây, nếu được thực hiện ngoài thỏa thuận với người Palestine, sẽ gây ra các phản ứng từ các quốc gia Arab và châu Âu. Đây cũng là sự vi phạm các cam kết pháp lý của Israel theo các nghị quyết của Liên Hợp Quốc và các thỏa thuận giữa Israel và Palestine hiện có dẫn đến việc Israel có thể bị quốc tế trừng phạt. Hơn nữa, sự thôn tính có thể sẽ là hồi chuông báo tử cho sự hợp tác an ninh giữa Israel và Palestine. Theo các chuyên gia, những động thái này ngoài việc kích hoạt một vòng xoáy tiêu cực trong quan hệ Mỹ-Israel, Israel-Palestine và Mỹ-Arab, kế hoạch sẽ làm chệch hướng chiến dịch gây áp lực tối đa của Mỹ đối với Iran.
Đánh giá triển vọng kế hoạch của ông Kushner, nhiều chuyên gia nói rằng 99% thất bại nhưng vẫn còn 1%. Dù mong manh nhưng chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump có khả năng vẫn thúc đẩy.

Hòa bình Trung Đông không giống như Tổng thống Donald Trump hình dung

Các đời Tổng thống Mỹ dù theo trường phái chính trị nào cũng từng “thử sức” với bài toán Hòa bình Israel - Palestine để rồi thất bại trong nuối tiếc.

Hòa bình Trung Đông không giống như Tổng thống Donald Trump hình dung
Giờ đây đến lượt ông Trump, một vị Tổng thống giành được chiến thắng một cách rất bất ngờ, có phong cách lãnh đạo phá cách và đường lối đối ngoại “chưa từng có tiền lệ”.

Giới chuyên gia nói gì về kết quả bầu cử Quốc hội Mỹ?

(Kiến Thức) - Giới chuyên gia đã đưa ra những nhận định về việc kết quả cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ 6/11 vừa qua sẽ ảnh hưởng như thế nào tới chương trình nghị sự của Tổng thống Trump cũng như "bức tranh" chính trị Mỹ thời gian tới.

Giới chuyên gia nói gì về kết quả bầu cử Quốc hội Mỹ?
Sau khi Đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát Hạ viện và Đảng Cộng hòa vẫn duy trì kiểm soát Thượng viện trong cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ 6/11, giới chuyên gia đã đưa ra những nhận định về việc kết quả này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới chương trình nghị sự của Tổng thống Trump cũng như nền chính trị Mỹ thời gian tới.
Gioi chuyen gia noi gi ve ket qua bau cu Quoc hoi My?
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: FP. 
Trong đó, Tiến sĩ Leslie Vinjamuri đến từ Viện nghiên cứu Chatham House có trụ sở tại London (Anh) cho rằng cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ vừa qua là một cuộc trưng cầu dân ý về Tổng thống Trump và kết quả rõ ràng cho thấy nước Mỹ đang bị chia rẽ.
Người Mỹ từng bỏ phiếu bầu ông Trump làm Tổng thống nhưng giờ đây họ lại bỏ phiếu chống lại ông ấy. Sự chia rẽ này có thể sẽ tác động đến nền chính trị Mỹ trong hai năm tới.
Theo tiến sĩ Leslie, người dân Mỹ có thể phải trải qua một cuộc chiến tranh thương mại nghiêm trọng hơn và hứng chịu tổn thất ở các mức độ khác nhau. Nếu điều đó xảy ra, thương mại sẽ trở thành một vấn đề quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Cuộc bầu cử quốc hội lần này ghi nhận số lượng kỷ lục khi hơn 100 phụ nữ được bầu vào Hạ viện, trong đó có cả nữ nghị sĩ người Mỹ bản địa đầu tiên công khai đồng tính. Những người Dân chủ cấp tiến và ôn hòa sẽ tiếp tục đấu tranh về chương trình nghị sự của đảng này.
Gioi chuyen gia noi gi ve ket qua bau cu Quoc hoi My?-Hinh-2
Tiến sĩ Leslie Vinjamuri. Ảnh: Bloomberg. 
Đối với Đảng Cộng hòa, có thể họ sẽ dành thời gian để xem xét liệu có gắn bó với chương trình nghị sự của Tổng thống Trump nữa và cách lãnh đạo “khác người” của ông có thể tiếp tục thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn làm và tăng lương theo giờ làm cho người lao động hay không... Tuy nhiên, nhiều người dân Mỹ nhận thấy việc cắt giảm thuế chủ yếu mang lại lợi ích cho những người giàu. Ngày nay, nước Mỹ vẫn là một trong những quốc gia bất bình đẳng nhất thế giới.
Trong hai năm qua, Châu Âu đã tranh luận vai trò mới của Mỹ với tư cách là “kẻ quấy rối quốc tế”. Những cuộc bầu cử như vậy không giúp giải quyết cuộc tranh luận này, nhưng chứng minh một điều rằng người Mỹ không còn tự mãn nữa. Số lượng cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữ kỳ 6/11 ở mức cao kỷ lục, bởi nhiều vấn đề quan trọng như nhập cư và nền kinh tế là mối quan tâm của người dân nước này.
Bà Leslie cũng cho hay, chiến lược (của Mỹ) đối với Châu Âu có thể cũng sẽ thay đổi vào năm 2020.
Gioi chuyen gia noi gi ve ket qua bau cu Quoc hoi My?-Hinh-3
Cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 6/11. Ảnh: Getty. 

Cựu Tổng thống Bush “cha” giúp Mỹ khẳng định vị thế ra sao?

(Kiến Thức) - Trong thời gian đảm nhiệm cương vị là người đứng đầu nước Mỹ (1989-1993), cựu Tổng thống Bush "cha" đã đưa ra nhiều chính sách đối ngoại quan trọng góp phần khẳng định vị thế của nước Mỹ trên trường quốc tế.

Cựu Tổng thống Bush “cha” giúp Mỹ khẳng định vị thế ra sao?
Cuu Tong thong Bush “cha” giup My khang dinh vi the ra sao?
 Ngày 20/1/1989, ông George H.W. Bush chính thức lên nắm quyền, trở thành vị tổng thống thứ 41 của nước Mỹ. Trong khoảng thời gian cầm quyền (1989-1993), Tổng thống Bush”cha” đã đưa ra nhiều quyết sách quan trọng góp phần khẳng định vị thế của nước Mỹ trên trường quốc tế. Ảnh: SM.
Cuu Tong thong Bush “cha” giup My khang dinh vi the ra sao?-Hinh-2
 Những thành tựu đáng chú ý nhất trong nhiệm kỳ cầm quyền của cựu Tổng thống George H.W. Bush phải kể đến là sự kết thúc Chiến tranh Lạnh, tiến hành chiến dịch quân sự nhằm vào Iraq năm 1991 sau khi Iraq xâm lược Kuwait, cũng như đóng góp cho tiến trình hoà bình ở khu vực Trung Đông. Ảnh: CNN.
Cuu Tong thong Bush “cha” giup My khang dinh vi the ra sao?-Hinh-3
 Tháng 12/1989, Tổng thống Bush “cha” quyết định điều lính dù đến lật đổ lãnh đạo Panama khi đó là Manuel Noriega và điều lực lượng không quân yểm trợ để giúp Tổng thống Philippines Corazon Aquino sống sót trong cuộc đảo chính cùng năm đó. Ảnh: MPR.
Cuu Tong thong Bush “cha” giup My khang dinh vi the ra sao?-Hinh-4
 Ngày 2/8/1990, Iraq "nổ súng" tấn công Kuwait sau khi cáo buộc nước này ăn cắp dầu và âm mưu ảnh hưởng đến giá dầu. Trên cương vị Tổng thống Mỹ khi đó, cựu Tổng thống Bush “cha” đã tập hợp một liên minh toàn cầu tấn công vào Iraq để buộc nước này rút quân khỏi Kuwait. Ảnh: IE.
Cuu Tong thong Bush “cha” giup My khang dinh vi the ra sao?-Hinh-5
 Cụ thể, Tổng thống Bush “cha” đã điều 425.000 lính Mỹ tới tham chiến trong chiến dịch mang tên "Bão táp sa mạc" tại Iraq. Chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 là một thành công và chiến thắng trong cuộc chiến này đã giúp tỷ lệ ủng hộ ông tăng lên mức kỷ lục là 89%, mức cao nhất trong lịch sử. Ảnh: NYP.
Cuu Tong thong Bush “cha” giup My khang dinh vi the ra sao?-Hinh-6
Vào tháng 11/1993, cựu Tổng thống Bush "cha" được Nữ hoàng Anh Elizabeth II trao danh hiệu Hiệp sĩ danh dự vì sự lãnh đạo của ông trong Chiến tranh vùng Vịnh. Ảnh: PC. 
Cuu Tong thong Bush “cha” giup My khang dinh vi the ra sao?-Hinh-7
 Cựu Tổng thống Bush "cha" cũng chính là người lãnh đạo nước Mỹ bước ra khỏi 4 thập kỷ Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Variety.
Cuu Tong thong Bush “cha” giup My khang dinh vi the ra sao?-Hinh-8
 Ngày 29/1/1991, Tổng thống Bush cha cam kết sẽ mang lại hòa bình cho Trung Đông sau khi Chiến tranh Vùng Vịnh kết thúc. Ngày 19/10, Mỹ và Liên Xô cùng gửi lời mời tới Israel và Palestine đến dự hội nghị hòa bình Trung Đông được tổ chức tại Madrid vào ngày 30/10 năm đó. Ảnh: ABC30.com.
Cuu Tong thong Bush “cha” giup My khang dinh vi the ra sao?-Hinh-9
Về chính sách đối với Châu Âu, Tổng thống Bush “cha” quyết định rút bớt số quân nhân Mỹ hiện diện tại Châu Âu. Ảnh: Getty. 
Cuu Tong thong Bush “cha” giup My khang dinh vi the ra sao?-Hinh-10
 “Tôi nhất trí với các đồng minh châu Âu của chúng tôi rằng sự hiện diện quân đội Mỹ tại Châu Âu là cần thiết. Tuy nhiên, số binh sĩ của chúng tôi vẫn có thể giảm bớt. Tôi xin thông báo sẽ rút số binh sĩ hiện diện tại Trung và Đông Âu xuống 195.000 người”, Tổng thống Bush "cha" phát biểu năm 1990. Ảnh: Joy105.
Cuu Tong thong Bush “cha” giup My khang dinh vi the ra sao?-Hinh-11
Mặc dù gây tiếng vang với thành tích trên trên trường quốc tế nhưng cựu Tổng thống Bush "cha" lại không có những chính sách nổi bật trong nước. Do những chính sách kinh tế không hiệu quả mà vị tổng thống Mỹ thứ 41 này đã thất bại trong kỳ tái tranh cử vào năm 1992. Ảnh: RS. 
Cuu Tong thong Bush “cha” giup My khang dinh vi the ra sao?-Hinh-12
 Tuy nhiên, với những đóng góp của mình cho đất nước, năm 2011, ông đã được Tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama trao tặng Huân chương Tự do. Đây là giải thưởng công dân danh giá nhất tại Mỹ. Ảnh: UPI.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.