Thỏa thuận hạt nhân Iran có nguy cơ đổ vỡ hoàn toàn?

(Kiến Thức) - Căng thẳng giữa Iran với Mỹ và phương Tây chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt" khiến dư luận lo ngại thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết hồi năm 2015 có nguy cơ đổ vỡ hoàn toàn.

Thỏa thuận hạt nhân Iran có nguy cơ đổ vỡ hoàn toàn?
Vào tháng 7/2015 tại Vienna (Áo), sau thời gian đàm phán căng thẳng, Iran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) đã đạt được một thỏa thuận cuối cùng về chương trình hạt nhân của Tehran, hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
Theo thỏa thuận hạt nhân Iran đạt được, Tehran cam kết hạn chế chương trình hạt nhân của họ, đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của quốc tế nhằm vào quốc gia này.
Cụ thể, Iran cam kết trong vòng 15 năm không làm giàu uranium vượt mức 3,67% và duy trì mức uranium làm giàu ở mức không vượt quá 300kg; không xây dựng thêm các lò phản ứng nước nặng hay tích lũy nước nặng và không phát triển thiết bị nổ hạt nhân. 
Thoa thuan hat nhan Iran co nguy co do vo hoan toan?
 Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif (thứ hai từ trái sang) vui mừng sau khi thỏa thuận hạt nhân được ký kết tại Vienna ngày 14/7/2015. Ảnh Reuters.

Gần 3 năm sau, tháng 5/2018, Tổng thống Donald Trump đột ngột rút Mỹ khỏi thỏa thuận JCPOA và tái áp các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn lên Iran.

Mặc dù vậy, Iran khẳng định tiếp tục tuân thủ thỏa thuận, nhấn mạnh rằng các nước tham gia còn lại cần phải hành động để bù đắp tác động tiêu cực từ việc Mỹ rút khỏi JCPOA.
"Tôi hy vọng các bên còn lại trong thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ thực hiện lời hứa và nghĩa vụ của họ nhằm lấp đầy khoảng trống do Mỹ tạo ra sau khi Washington đơn phương rút khỏi thỏa thuận. Nếu không, Iran sẽ giảm các cam kết trong JCPOA", người đứng đầu Tổ chức Năng lượng Nguyên tử của Iran Ali Akbar Salehi nói.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, mối quan hệ giữa Iran với Mỹ và Anh tiếp tục rơi vào trạng thái căng thẳng với loạt động thái đáp trả lẫn nhau đã đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại vốn đang mong manh của thỏa thuận hạt nhân Iran.
Thoa thuan hat nhan Iran co nguy co do vo hoan toan?-Hinh-2
  Ngoại trưởng Iran Zarif và các nước thuộc Nhóm P5+1 tại lễ ký thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Ảnh: BBC.
Iran liên tục đưa ra cảnh báo sẽ rút khỏi thỏa thuận nếu các lợi ích kinh tế của nước này không được đảm bảo như đã hứa.
Hôm 8/7, Iran tuyên bố cấp độ làm giàu uranium của nước này là trên 4,5%, vượt xa ngưỡng cho phép theo thỏa thuận ký kết hồi năm 2015.
Tiếp đến, ngày 15/7, người phát ngôn Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran Behrouz Kamalvandi thông báo Tehran có thể ngừng hoàn toàn việc thực thi các điều khoản trong JCPOA, đồng thời quay trở lại tình trạng trước khi ký thỏa thuận hạt nhân lịch sử này.
Với hy vọng cứu vãn thỏa thuận giữa lúc căng thẳng gia tăng giữa Iran với Mỹ và phương Tây, ngày 28/7, các bên còn lại của thỏa thuận hạt nhân Iran đã gặp nhau ở Vienna (Áo).
Sau cuộc họp, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi một lần nữa khẳng định Tehran sẽ tiếp tục giảm bớt các cam kết của mình trong JCPOA cho tới khi nào lợi ích của nước này được bảo đảm.
Cùng ngày, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử của Iran Ali Akbar Salehi nói rằng nước này sẽ tiếp tục hoạt động của lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak. Đây là một trong các bước để sản xuất đầu đạn hạt nhân.

Mời độc giả xem thêm video: Căng thẳng Mỹ-Iran gia tăng xung quanh thỏa thuận hạt nhân P5+1 (Nguồn: VTC14)

Phát biểu trên kênh truyền hình nhà nước hôm 31/7, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif một lần tuyên bố Iran sẽ tiếp tục giảm bớt việc thực hiện các cam kết của nước này trong JCPOA, thậm chí có thể rút khỏi thỏa thuận này, trừ khi các đối tác châu Âu có những hành động bảo vệ Iran khỏi các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
"Trong tình hình hiện nay và nếu châu Âu không có hành động, chúng tôi sẽ thực hiện bước tiếp theo (trong việc giảm bớt các cam kết). Các đối tác châu Âu nên đảm bảo Iran có thể bán dầu và thu lợi nhuận", hãng thông tấn Reuters dẫn lời ông Zarif.
Trên thực tế, Châu Âu vẫn muốn bảo vệ JCPOA, nhưng dường như họ chưa tìm được cách để cân bằng các lợi ích trong vấn đề này. Châu Âu cho rằng nếu Iran tiếp tục vi phạm thỏa thuận thì căng thẳng có thể đẩy lên đến đỉnh điểm và không loại trừ nguy cơ thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 sẽ bị đổ vỡ hoàn toàn.

Nhìn lại mối quan hệ đầy "sóng gió" giữa Mỹ và Iran

(Kiến Thức) - Mối quan hệ Mỹ-Iran từng trải qua nhiều "sóng gió" trong suốt hàng thập kỷ qua nhưng ở thời điểm hiện tại nó không còn là những cơn sống ngầm khi Tổng thống Trump đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015.

Nhìn lại mối quan hệ đầy "sóng gió" giữa Mỹ và Iran
Mối quan hệ Mỹ-Iran liên tục rơi vào trạng thái căng thẳng trong suốt hàng thập kỷ qua, đặc biệt là sau vụ khủng hoảng con tin gần 40 năm trước. 
Khủng hoảng chính trị Mỹ-Iran năm 1979

Ngoại trưởng Mỹ nêu 12 điều kiện cho cuộc gặp Mỹ-Iran

Sau khi Tổng thống Trump tuyên bố gặp vô điều kiện giới lãnh đạo Iran, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã nêu các điều kiện đặc biệt cho cuộc gặp này.

Ngoại trưởng Mỹ nêu 12 điều kiện cho cuộc gặp Mỹ-Iran
Chỉ vài giờ trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã tuyên bố trước các phóng viên rằng, ông sẽ gặp các nhà lãnh đạo của Tehran mà “không cần các điều kiện tiên quyết”.

Iran có gì khi tuyên bố có thể “đánh bại” Mỹ?

(Kiến Thức) - Phó Tổng thống thứ nhất của Iran, ông Eshaq Jahangiri, tuyên bố Iran đã vạch ra kế hoạch đặc biệt để “phá vỡ” âm mưu của Mỹ trong việc làm suy yếu nền kinh tế của Tehran thông qua các biện pháp trừng phạt.

Iran có gì khi tuyên bố có thể “đánh bại” Mỹ?
Theo hãng Fars (Iran) ngày 22/1, Phó Tổng thống thứ nhất của Iran, ông Eshaq Jahangiri tuyên bố Tehran đã vạch ra kế hoạch có thể “đánh bại” âm mưu của Mỹ.
“Mặc dù các lệnh trừng phạt của Mỹ đã khiến điều kiện (kinh tế) của đất nước Iran trở nên khó khăn hơn, nhưng chúng tôi khẳng định rằng chúng tôi đã có kế hoạch đối phó và giúp đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn này. Chúng tôi có thể chèo lái đất nước theo cách mà Mỹ sẽ không thể đạt được mục đích của họ”, ông Jahangiri phát biểu tại sự kiện ở Tehran ngày 22/1.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.