Thỏa thuận cứu nguy Hy Lạp: Còn lắm gian nan

(Kiến Thức) - Tuy đã đạt được thỏa thuận cứu nguy Hy Lạp ban đầu, nhưng Athens và Eurozone vẫn còn lắm gian nan để biến thỏa thuận này thành hiện thực.

Thỏa thuận cứu nguy Hy Lạp: Còn lắm gian nan
Sau 17 tiếng đồng hồ thương thuyết tại Brussels, các nhà lãnh đạo Eurozone đã đạt được một thỏa thuận cứu nguy Hy Lạp, theo đó chính phủ của Thủ tướng Alexis Tsipras sẽ phải tiến hành cải cách khó khăn để đổi lấy một kế hoạch cứu nguy lớn.
Thủ tướng Đức Angela Merkel (phải) vẫn nhìn Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras (trái) với ánh mắt đầy nghi ngờ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel (phải) vẫn nhìn Thủ tướng Hy Lạp 
Alexis Tsipras (trái) với ánh mắt đầy nghi ngờ.
Hy Lạp chấp nhận một loạt những cải cách khó khăn để nhận được khoản vay đề xuất gần 100 tỷ USD mà nước này đang hết sức cần.
Trước đó, một "thỏa hiệp" đã được Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras bàn bạc kỹ lưỡng với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp François Hollande và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk.
Trước khi chính thức đạt được một thỏa thuận phải có sự nhất trí về việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong tương lai sẽ tham gia vào chương trình cứu nguy tài chính của Hy Lạp và một đề nghị Hy Lạp phải dành riêng những tài sản trị giá 56 tỷ USD để tư nhân hóa dần dần.
Theo thỏa thuận, Hy Lạp ngừng chống lại một vai trò đầy đủ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong đề xuất cứu nguy tài chính trị giá nhiều tỷ USD.
Theo thông tín viên VOA Lisa Bryant từ Paris, thỏa thuận đạt được giữa Hy Lạp và 18 thành viên khác trong Khối sử dụng đồng euro (Eurozone) không thể coi như một thỏa thuận dứt khoát.
Thủ tướng Alexis Tsipras còn phải nhận được sự chấp thuận của Quốc hội Hy Lạp về các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” khắc nghiệt trước ngày 15/7. Ông Tsipras cũng phải thuyết phục công chúng Hy Lạp vốn đã bác bỏ những điều kiện cứu nguy ít khắc nghiệt hơn trong cuộc trưng cầu dân ý mới một tuần trước đó.
Nhiều nước thành viên trong Eurozone, trong đó có Đức là một trong những nước hồ nghi nhất về một thỏa thuận mới, còn phải nhận được sự chấp thuận của quốc hội chỉ để bắt đầu thương nghị về một kế hoạch hỗ trợ mới dành cho Athens.
Chủ tịch Liên minhChâu Âu Donald Tusk ca ngợi thỏa thuận: “Quyết định đem lại cho Hy Lạp một cơ hội đi trở lại đúng hướng với sự hỗ trợ của các quốc hội Châu Âu. Nó cũng tránh được những hậu quả xã hội, kinh tế và chính trị mà một kết quả tiêu cực có thể mang lại.”
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói sau khi quốc hội Hy Lạp phê chuẩn các điều kiện, bà cho rằng các nhà lập pháp Đức cũng sẽ chấp thuận thỏa thuận.
Bà Merkel nói có một loạt hỗ trợ rất rộng rãi mà nếu được thực thi sẽ mở đường cho Hy Lạp quay trở lại con đường tăng trưởng, nhưng sẽ là một con đường rất dài và còn lắm gian nan.
Thủ tướng Tsipras phải đối mặt với những ngày khó khăn trước mắt khi ông mưu tìm sự chấp thuận trong nước. Các yêu cầu mới về kiệm ước được đưa ra để đổi lấy thỏa thuận cứu nguy mới trong 3 năm, trị giá 93 tỷ euro.
Ông Tsipras nói nhóm công tác của ông đã trải qua một cuộc chiến đấu gay go, nhưng ông đã phải thực hiện một số quyết định khó khăn để tránh hậu quả khắc nghiệt hơn.
Nếu không đạt được một thỏa thuận, Hy Lạp có nguy cơ vỡ nợ và có thể phải rút ra khỏi Khu vực sử dụng đồng euro.

Hy Lạp đối mặt với tương lai bất định ở Eurozone

(Kiến Thức) - Hy Lạp đối mặt với tương lai bất định ở Eurozone, sau khi đa số cử tri nói không với “thắt lưng buộc bụng” trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7.

Hy Lạp đối mặt với tương lai bất định ở Eurozone
Với 97% số phiếu được kiểm,  61% cử tri Hy Lạp nói “không” và 38% nói “có” với các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” mà các chủ nợ áp đặt.
Hy Lap doi mat voi tuong lai bat dinh o Eurozone
Đây là một chiến thắng quyết định của Thủ tướng Alexis Tsipras, người đã đánh cược tương lai của chính phủ và đất nước  Hy Lạp vào một canh bạc “được ăn cả, ngã về không” 
Đây là một chiến thắng quyết định của Thủ tướng Alexis Tsipras, người đã đánh cược tương lai của chính phủ liên minh 5 tháng tuổi và đất nước  Hy Lạp  vào một canh bạc “được ăn cả, ngã về không” với các chủ nợ từ Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB).

Biển Đông khiến Trung Quốc mất bạn bè Đông Nam Á

(Kiến Thức) - Hành vi “ỷ mạnh hiếp yếu” của Bắc Kinh ở Biển Đông đang khiến cho Trung Quốc mất bạn bè Đông Nam Á rất cần cho "Con đường tơ lụa trên biển".

Biển Đông khiến Trung Quốc mất bạn bè Đông Nam Á
Nhận định Trung Quốc mất bạn bè ở Đông Nam Á là của bài viết mang tên “Canh bạc lớn Biển Đông của Trung Quốc” đăng trên trang mạng Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI).  
Từ lâu, ngư dân Việt Nam và Philippines vốn vô cùng tức giận trước hành vi bạo lực của tàu Cảnh sát biển Trung Quốc. Hành động ngang ngược của Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 đã dẫn đến tình trạng đối đầu giữa các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam và Trung Quốc.

Grexit: Cơn ác mộng không của riêng ai

(Kiến Thức) - Trong cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp không đơn giản là “ai không tôn trọng luật chơi thì ra đi”, vì Grexit sẽ là “cơn ác mộng” cho tất cả các bên.

Grexit: Cơn ác mộng không của riêng ai
Trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 5/7 vừa qua, người Hy Lạp đã nói “không” với những đòi hỏi thắt lưng buộc bụng mà các chủ nợ đưa ra. Kết quả này  dường như đồng nghĩa với "cơn ác mộng" Grexit và có nhiều nguy cơ “xứ sở các vị thần” sẽ không còn là một phần của Eurozone.
Grexit: Con ac mong khong cua rieng ai
Grexit: Cơn ác mộng không của riêng ai.
Khi “cầu chì” phát nổ

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.