Thổ Nhĩ Kỳ muốn kích động xung đột quân sự Nga-NATO?

(Kiến Thức) - Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị xâm lược Syria và kích động xung đột quân sự  Nga- NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn kích động xung đột quân sự Nga-NATO?
Đó là nhận định của nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ Erman Cete và chuyên gia Daniel McAdams của Viện Paul Ron. Hai nhà phân tích trên nói với Đài Sputnik: “Chúng tôi chờ đợi một sự leo thang quân sự ở Syria”.
Tho Nhi Ky muon kich dong xung dot quan su Nga-NATO?
Thổ Nhĩ Kỳ điều động binh lực áp sát biên giới Syria. 
Hôm Thứ Năm (4/2), Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng bộ này có bằng chứng cho thấy Ankara có kế hoạch phát động một cuộc xâm lược Syria. Điều này xuất phát từ việc cuộc hòa đàm Syria ở Geneva bị đổ vỡ và Thổ Nhĩ Kỳ cùng phương Tây đổ lỗi cho Nga.
Chuyên gia McAdams nói Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây đổ lỗi cho Nga liên tục ném bom làm cho đàm phán hòa bình về Syria bị đổ vỡ, nhưng thực ra các nước này cảm thấy hoảng sợ trước đà chiến thắng như chẻ tre của quân đội Syria trong mấy ngày vừa qua. Ông nói: "Nếu Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành một cuộc xâm lược Syria, ... đây sẽ là một sự leo thang nghiêm trọng mà nước này không dám làm nếu không có sự chấp thuận rõ ràng của Washington và NATO”. Điều này cho thấy phương Tây có vẻ như sẵn sàng tiến gần về phía một Thế chiến III với Nga.
Tho Nhi Ky muon kich dong xung dot quan su Nga-NATO?-Hinh-2
Chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ.
Về phần mình, nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ Erman Cete nói: "(Tổng thống) Erdogan đang bị mắc kẹt, vì vậy ông muốn có xung đột leo thang NATO-Nga… Nếu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ phát động một cuộc chiến tranh ở Syria, tình hình trong nước cũng sẽ leo thang. Một bộ phận lớn cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ chống lại bất kỳ loại hình chiến tranh nào chống lại Syria”.
Ả-rập Xê-út đã bày tỏ sẵn sàng gửi các lực lượng mặt đất vào Syria, nếu liên minh chống IS do Mỹ cầm đầu quyết định rằng điều đó là cần thiết.
Về điều này, chuyên gia Daniel McAdams cho rằng thông báo này “nực cười hơn là đáng sợ”.  Ông cho rằng các lực lượng mặt đất của Ả-rập Xê-út Saudi đang bị sa lầy ở Yemen. Trên thực tế, Ả-rập Xê-út không có đủ quân trên chiến trường Yemen và phải sử dụng 10.000 lính đánh thuê Sudan tham chiến. Ông nói thêm: “Ý tưởng cho rằng Ả-rập Saudi sẽ gửi một số lính cậu đến xâm lược Syria quả là nực cười”.
Tho Nhi Ky muon kich dong xung dot quan su Nga-NATO?-Hinh-3
Máy bay chiến đấu đa năng Su-35 của Nga. 
Với sự sụp đổ của  đàm phán hòa bình Geneva, cuộc xung đột chỉ có thể kết thúc khi phương Tây và các đồng minh chấm dứt can thiệp vào công việc nội bộ của Syria.
Nhà báo Cete nói: "Tôi nghĩ rằng để đạt được một giải pháp chính trị tại Syria, cần phải loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ và Ả-rập Xê-út bởi vì hai nước này hiện đang ngăn chặn một giải pháp hòa bình”.
Chuyên gia McAdams bổ sung: “Tôi nghĩ rằng sự thất bại của đàm phán hòa bình cho thấy thực tế rằng không có lực lượng nổi dậy ôn hòa ở Syria. Đây là một câu chuyện viễn tưởng mà Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Xê-út và những người khác dựng lên từ rất lâu. Trong cơn tuyệt vọng, Mỹ và Ả-rập Xê-út đã  cố tình đưa các đồng minh của al-Qaeda tham gia các cuộc đàm phán hòa bình ở Geneva”.

Thổ Nhĩ Kỳ đang ở “ngoài vòng cương tỏa“

(Kiến Thức) - Theo cựu quan chức CIA Larry Johnson, Thổ Nhĩ Kỳ đang ở “ngoài vòng cương tỏa”, khi Ankara chỉ theo đuổi lợi ích riêng và không hề quan tâm đến Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ đang ở “ngoài vòng cương tỏa“

Washington thông báo rút khỏi Thổ Nhĩ Kỳ 12 máy bay chiến đấu được điều đến nước này trước đó một tháng, bao gồm 6 tiêm kích F-15 Eagle và 6 cường kích F-15 Strike Eagle.

Quyết định này được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tới thăm căn cứ quân sự Incirlik, Thổ Nhĩ Kỳ. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Geoff Davis cho biết, đây chỉ là sự trùng hợp. Động thái này không có nghĩa là Mỹ thay đổi lập trường trong cam kết với Thổ Nhĩ Kỳ và trong cuộc chiến chống IS.

Giới phân tích hiện đang băn khoăn về việc không quân Mỹ rút 12 máy bay chiến đấu F-15 khỏi một căn cứ không quân ở Thổ Nhĩ Kỳ là do có chủ ý hay bị Ankara xua đuổi. Những chiếc chiến đấu cơ tiêm kích F-15 này đã được triển khai hồi tháng trước (trên cơ sở tạm thời) để bảo vệ không phận Thổ Nhĩ Kỳ và chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo ở Syria, sau vụ máy bay ném bom Su-24 bị bắn hạ.
Tho Nhi Ky dang o “ngoai vong cuong toa“
Cựu quan chức CIA Larry Johnson: Vviệc rút máy bay F-15 ít liên quan đến bảo vệ không phận Thổ Nhĩ Kỳ mà liên quan nhiều hơn đến việc chính phủ Mỹ kêu gọi Ankara “lùi bước” trong việc trấn áp người Kurd.
Trả lời mạng tin RT của Nga về quyết định nói trên của Lầu Năm Góc, cựu quan chức CIA Larry Johnson cho rằng việc rút máy bay F-15 ít liên quan đến bảo vệ không phận Thổ Nhĩ Kỳ mà liên quan nhiều hơn đến việc chính phủ Mỹ kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ “lùi bước” trong việc trấn áp người Kurd.  Đây là một phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ.  Ankara bất mãn trước việc Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của Thổ Nhĩ Kỳ. Bằng cách buộc máy bay chiến đấu Mỹ rút đi, Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm thiểu khả năng yểm trợ trên không cho các lực lượng trên chiến đấu mặt đất chống IS ở Syria. Một lần nữa,  Thổ Nhĩ Kỳ lại gián tiếp thừa nhận việc hỗ trợ ISIS, chứ không sẵn sàng tiêu diệt tổ chức khủng bố này.

Nga đáp trả TNK còn “nặng” hơn cả vũ khí hạt nhân?

(Kiến Thức) - Nga đã đáp trả hành động thù địch của Thổ Nhĩ Kỳ bằng một loạt biện pháp quân sự-kinh tế, còn “nặng” hơn cả vũ khí hạt nhân.

Nga đáp trả TNK còn “nặng” hơn cả vũ khí hạt nhân?
Nga dap tra TNK con “nang” hon ca vu khi hat nhan?
Tổng thống Nga đáp trả "cú đâm sau lưng" của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo nhà khoa học chính trị Iran Abdoulkarim Firuzkalai, các biện pháp mà Nga đáp trả Thổ Nhĩ Kỳ có hiệu quả hơn nhiều so với việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Ông Firuzkalai nói với Sputnik:
"Nga đã giáng trả hành động của Thổ Nhĩ Kỳ trên hai bình diện  quân sự và kinh tế. Hành động quân sự bao gồm tấn công vào đoàn xe của phiến quân Syria vận chuyển vũ khí từ Thổ Nhĩ Kỳ, bố trí tàu chiến ở biển Địa Trung Hải gần Latakia; đem đến Syria máy bay chiến đấu trang bị tên lửa không-đối-không và các tổ hợp S-400 hiện đại nhất; tăng cường các đợt củng cố và tăng số lượt không kích vào các cứ điểm khủng bố tại Syria”.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lại bắn hạ máy bay Nga?

(Kiến Thức) - Không quân Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố “báo động màu da cam”, cho phép phi công tự quyết định khai hỏa tiêu diệt mục tiêu mà không cần chờ lệnh của cấp trên.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lại bắn hạ máy bay Nga?
Ngày 30/1, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tố cáo máy bay tiêm kích-ném bom Su-34 của Nga đã vi phạm không phận nước này. Tổng thống  Recep Tayyip Erdogan đã cảnh báo rằng Nga sẽ phải chịu hậu quả nếu tiếp tục vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ dọn đường cho việc bắn hạ máy bay Nga

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.