Thổ Nhĩ Kỳ dùng xe tăng trấn áp người Kurd

(Kiến Thức) - Đất nước Thổ Nhĩ Kỳ đang chìm trong bạo lực khi quân đội nước này sử dụng cả xe tăng trấn áp người Kurd theo PKK.

Bạo lực xảy ra tại các thành phố người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt khỏi tầm kiểm soát khi quân đội nước này dùng xe tăng trấn áp chiến binh của Đảng Công nhân người Kurd (PKK). Trong khi đó, nhiều tổ chức nhân quyền và chính trị gia người Kurd chỉ trích hoạt động quân sự trên đã khiến nhiều hàng chục dân thường thiệt mạng.
Chính phủ Ankara áp đặt lệnh giới nghiêm 24 giờ trong thời gian một tuần tại một số thị trấn của người Kurd khắp khu vực miền đông nam trong cuộc trấn áp PKK. Những tháng qua, các chiến binh PKK đã tiến hành đào hầm, cài thuốc nổ và xây chiến lũy ở nhiều thị trấn và khu phố để ngăn các lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ.
Tho Nhi Ky dung xe tang tran ap nguoi Kurd
 Đất nước Thổ Nhĩ Kỳ đang chìm trong bạo lực.
Tuần này, lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường chiến dịch tại hai thành phố Cizre và Silopi, gần biên giới với Iraq và Syria, cũng như huyện Sur của Diyarbakir. Chiến dịch này buộc hàng chục nghìn dân thường phải rời bỏ nhà cửa chạy loạn. Những người ở lại thì phải sống trong tình trạng thiếu điện, nước và thực phẩm.
Thị trưởng Diyarbakir Gultan Kisanak lên tiếng chỉ trích cuộc trấn áp ác liệt của lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ.
“Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng xe tăng và vũ khí hạng nặng - vốn chỉ được dùng trong những cuộc chiến tranh qui ước – tại các khu vực nơi hàng trăm nghìn người dân sinh sống”, thị trưởng Kisanak cho biết.
Người dân vi phạm hoặc phản đối lệnh giới nghiêm để lấy thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác đã bị cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bắn hơi cay, vòi rồng.
Ferhat Encu – một nhà lập pháp ủng hộ người Kurd ở Sirnak – cho biết trên Twitter rằng, thi thể của những người thiệt mạng bị bỏ lại trên phố và trong nhà dân vì lệnh giới nghiêm. Chính phủ ở Ankara còn bị cáo buộc đã ngăn chặn những người bị thương tới bệnh viện.
Số dân thường thiệt mạng có thể gia tăng
Trong một báo cáo ngày 22/12, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) ước tính, số người dân thường thiệt mạng là ít nhất 100 người.
“Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nên kiềm chế lực lượng an ninh của họ, ngăn chặn ngay lập tức việc lạm dụng lực lượng an ninh, đồng thời điều tra các trường hợp tử vong và bị thương do chiến dịch quân sự của họ gây ra”, Emma Sinclair-Webb, nhà nhiên cứu cấp cao của HRW, cho biết.
“Việc phớt lờ những gì đang xảy ra tại khu vực nơi người Kurd sinh sống chỉ khiến dư luận tin rằng ở khu vực đông nam nước này không có luật pháp tồn tại”, chuyên gia Emma bình luận.
Lực lượng an ninh đã không phân biệt rõ ràng giữa nhóm người có vũ trang và những người dân tay không tấc sắt, HRW cho biết thêm.
HRW cũng kêu gọi PKK ngừng cài thuốc nổ và xây dựng chiến lũy ngăn các khu phố.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từng tuyên bố sẽ nhổ tận gốc những “tay súng khủng bố”, sau sự sụp đổ của tiến trình hòa bình và lệnh ngừng bắn kéo dài hai năm với PKK hồi tháng 7/2015.
Hàng trăm binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ, chiến binh PKK và dân thường đã thiệt mạng, trong khi một giải pháp chính trị ngày càng trở nên xa vời.
Lãnh đạo của Đảng dân chủ Nhân dân (HDP) ủng hộ người Kurd, Selahattin Demirtas, nói rằng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã không có khả năng đàm phán với người dân nước mình để giải quyết các vấn đề về quyền lợi của người Kurd. Thay vào đó, họ ném bom các thị trấn của người Kurd.
Ông Demirtas cáo buộc chính phủ và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhắm vào các mục tiêu dân thường mà họ coi là những “phần tử khủng bố”.
Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và EU coi PKK là một tổ chức khủng bố. Từ năm 1984, ít nhất 49 nghìn người đã thiệt mạng và hàng trăm nghìn người phải sơ tán trong các cuộc xung đột.
Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra lo ngại trước thắng lợi của Lực lượng dân quân người Kurd YPG tại Syria khi nhóm này giành được phần lãnh thổ rộng lớn dọc khu vực biên giới tại Syria từ tay phiến quân IS.

Dân Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình sau vụ đánh bom kép

(Kiến Thức) - Hàng nghìn người dân Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình phản đối hôm 11/10, một ngày sau khi xảy ra vụ đánh bom kép đẫm máu làm ít nhất 97 người chết.

Dan Tho Nhi Ky bieu tinh sau vu danh bom kep
Một ngày sau sự kiện đánh bom kép ở thủ đô Ankara làm ít nhất 97 người chết và 247 người bị thương, ngày 11/10, hàng nghìn người dân Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình phản đối vụ tấn công đẫm máu trên. 

Nga đáp trả TNK còn “nặng” hơn cả vũ khí hạt nhân?

(Kiến Thức) - Nga đã đáp trả hành động thù địch của Thổ Nhĩ Kỳ bằng một loạt biện pháp quân sự-kinh tế, còn “nặng” hơn cả vũ khí hạt nhân.

Nga dap tra TNK con “nang” hon ca vu khi hat nhan?
Tổng thống Nga đáp trả "cú đâm sau lưng" của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo nhà khoa học chính trị Iran Abdoulkarim Firuzkalai, các biện pháp mà Nga đáp trả Thổ Nhĩ Kỳ có hiệu quả hơn nhiều so với việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Ông Firuzkalai nói với Sputnik:
"Nga đã giáng trả hành động của Thổ Nhĩ Kỳ trên hai bình diện  quân sự và kinh tế. Hành động quân sự bao gồm tấn công vào đoàn xe của phiến quân Syria vận chuyển vũ khí từ Thổ Nhĩ Kỳ, bố trí tàu chiến ở biển Địa Trung Hải gần Latakia; đem đến Syria máy bay chiến đấu trang bị tên lửa không-đối-không và các tổ hợp S-400 hiện đại nhất; tăng cường các đợt củng cố và tăng số lượt không kích vào các cứ điểm khủng bố tại Syria”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.