Thổ Nhĩ Kỳ đưa 18.000 quân vào Syria đánh ai?

Kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ đưa 18.000 quân vào Syria là để chống lại người Kurd chứ không phải tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS).

Thổ Nhĩ Kỳ đưa 18.000 quân vào Syria đánh ai?

Thông tin trên được báo giới Thổ Nhĩ Kỳ công bố hôm 29/6. Theo đó, quyết định đưa lực lượng quân sự hùng hậu nói trên sang nước láng giềng Syria do tổng thống và thủ tướng nước này đưa ra.

Theo báo The Daily Beast, cả trang tin thân chính phủ Yeni Safak và tờ báo chống chính quyền Sozcu đều đưa tin khả năng Thổ Nhĩ Kỳ đưa 18.000 quân vào Syria. Báo giới còn cho rằng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang có ý định thiết lập “vùng an ninh” hay “vùng đệm” ở biên giới. Thổ Nhĩ Kỳ có hơn 1.200km biên giới với Iraq và Syria. 
Tho Nhi Ky dua 18.000 quan vao Syria danh ai?
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cáo buộc lực lượng người Kurd ở Syria thanh trừng sắc tộc.
Hôm 26/6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cáo buộc lực lượng người Kurd ở Syria thanh trừng sắc tộc. “Tôi tuyên bố với cả thế giới rằng: Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép thành lập một nhà nước ở phía nam biên giới của chúng tôi ở phía bắc Syria. Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu theo tôn chỉ đó dù cho phải trả giá đến đâu”,  ông Erdogan nhấn mạnh.
Tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra trong bối cảnh IS tròn một năm thành lập.
Những bước tiến của người Kurd ở Syria đạt được do sự hẫu thuẫn từ các cuộc không kích chống phiến quân IS của liên quân do Mỹ dẫn đầu. Điều đó khiến Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại rằng lực lượng thiểu số này sẽ thành lập nhà nước riêng. Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã xung đột với Đảng Công nhân người Kurd đối với quyền sở hữu khu vực phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ vốn được lực lượng người Kurd tuyên bố một cách không chính thức rằng đó là phía bắc Kurdistan.
Tổng thống Erdogan trước đó từng bị chỉ trích nhiều lần vì không tích cực trong cuộc chiến chống IS. Thậm chí một cựu quan chức chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từng thừa nhận rằng nước này đang làm ngơ trước những hành động tàn độc của IS bởi về cơ bản cả hai đều có kẻ thù chung là người Kurd.
Tho Nhi Ky dua 18.000 quan vao Syria danh ai?-Hinh-2
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ đứng nhìn phiến quân IS tấn công người Kurd ở thành phố Kobane.
Theo Tổ chức Theo dõi nhân quyền Syria (SOHR), chỉ sau một năm tự tuyên bố lập "Vương quốc Hồi giáo", IS đã hành quyết hơn 3.000 người ở Syria, trong đó có 74 trẻ em. Các vụ hành quyết diễn ra từ ngày 29-6-2014. Trong số nạn nhân có 1.787 dân thường, gần một nửa trong số này là thành viên bộ tộc Sunni Shaitat ở thành phố Deir Ezzor (miền đông Syria) hồi năm 2014.
Những đối tượng khác bị IS hành quyết còn có binh sĩ Syria (900 người), chiến binh các nhóm đối thủ (216 người), thành viên IS bị cáo buộc làm gián điệp (143 người).
Riêng trong tuần qua đã ghi nhận ít nhất 223 vụ hành quyết ở thị trấn Kobane, nằm gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Đa số nạn nhân là dân thường.

Những bước thăng trầm trong quan hệ Syria-Thổ Nhĩ Kỳ

(Kiến Thức) - Thỏa thuận Nga-Mỹ về vũ khí hóa học của Syria đang khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ phải xét lại chính sách hiện hành liên quan đến Syria.

Những bước thăng trầm trong quan hệ Syria-Thổ Nhĩ Kỳ
Thỏa thuận Nga-Mỹ ở Geneva buộc Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan phải xét lại chính sách hiện hành đối với Syria.
Thỏa thuận Nga-Mỹ ở Geneva buộc Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan phải xét lại chính sách hiện hành đối với Syria.
Quan hệ Syria-Thổ Nhĩ Kỳ đã trải qua những bước thăng trầm. Khi cuộc biểu tình hòa bình đầu tiên nổ ra tháng 3/2011, quan hệ giữa Damascus và Ankara vẫn còn nồng ấm. Trong thực tế, mối quan hệ giữa hai nước được cải thiện sau khi Đảng Công lý và Phát triển (AKP) lên nắm quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 11/2002.

Đằng sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ “bán đứng” gián điệp Israel

Báo Washington Post ngày 17/10 tiết lộ rằng chính phủ của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã "bán đứng" một nhóm gián điệp Israel cho Iran.

Đằng sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ “bán đứng” gián điệp Israel
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái) đã "gây thù, chuốc oán" với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (phải).
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái) đã "gây thù, chuốc oán" với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (phải).

Mỹ can thiệp rất sâu vào cuộc nội chiến Syria

(Kiến Thức) - Quân chính phủ Assad hiện đang bị tấn công ở cả phía bắc lẫn phía nam và điều này cho thấy Mỹ can thiệp rất sâu vào cuộc nội chiến Syria.

Mỹ can thiệp rất sâu vào cuộc nội chiến Syria
My can thiep rat sau vao cuoc noi chien Syria
Lính Mỹ bên giếng dầu bốc cháy ở miền nam Iraq.
Ngày 17/6, cánh quân nổi dậy Jaysh Hermon (Quân đội Hermon) đã phát động một cuộc tấn công lớn vào các lực lượng quân đội Syria trong các khu vực Quneitra và Hermon giáp Israel. Mục tiêu của cuộc tấn công này là đánh chiếm đại bản doanh của Lữ đoàn 68 ở Khan al-Shih, một lữ đoàn có nhiệm vụ trấn giữ đường cao tốc Quneitra-Damascus. Mục đích của cuộc tấn công lớn này là khai thông con đường từ ngoại ô phía nam của Damascus đến phía tây Ghouta và từ đó bao vây quân chính phủ bảo vệ thủ đô Damascus.
Nếu Quân đội Hermon đạt được mục tiêu này và lặp lại thành công tháng trước của “Đạo quân Chinh phục” đánh chiếm phần lớn phía bắc tỉnh Idlib, cuộc nội chiến Syria sẽ bước vào một giai đoạn mới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.