Thổ Nhĩ Kỳ cố gạt người Kurd khỏi hòa đàm Syria

(Kiến Thức) - Thổ Nhĩ Kỳ cố gạt người Kurd khỏi hòa đàm Syria, mặc dù Các đơn vị bảo vệ nhân dân (YPG) là lực lượng chống IS hiệu quả nhất trên mặt đất.

Thổ Nhĩ Kỳ cố gạt người Kurd khỏi hòa đàm Syria
Hồi đầu tháng này, Các đơn vị bảo vệ nhân dân (YPG) của người Kurd tái chiếm mỏ dầu Kara-Choh từ tay phiến quân IS. Mỏ dầu ở tỉnh  Hasakah của Syria này đã cung cấp cho cái gọi là Nhà nước Hồi giáo lượng dầu thô lớn để  bán trên thị trường dầu bất hợp pháp.
Tho Nhi Ky co gat nguoi Kurd khoi hoa dam Syria
Lực lượng YPG của người Kurd là một trong những lực lượng mặt đất chiến đấu hiệu quả nhất ở Syria. 
Đây chỉ là một trong nhiều ví dụ về sự thành công của YPG trong cuộc chiến chống phiến quân IS ở miền bắc Iraq và Syria. Các chiến binh người Kurd đã chứng tỏ là một trong những lực lượng mặt đất chiến đấu hiệu quả nhất ở Syria.
Trước thực tế này, chính phủ Nga đã hối thúc mời YPG tham gia hòa đàm  Syria. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ coi sự hiện diện của các lực lượng người Kurd dọc theo biên giới với nước này là một mối đe dọa, gọi họ là “những kẻ khủng bố” và từ chối thừa nhận tính hiệu quả trong cuộc chiến chống IS của YPG.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu nói tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos: "Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hỗ trợ mọi sáng kiến về  một giải pháp chính trị tại Syria…nhưng không có sự tham gia của các nhóm khủng bố. Một số thế lực, trong đó có Nga, muốn làm phá hoại phe  đối lập bằng việc đưa một số yếu tố khác ở phía đối lập như YPG, lực lượng đã cộng tác với chế độ Assad và tấn công phe đối lập ôn hòa”.
Sự chống đối của Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa để trì hoãn các cuộc đàm phán hòa bình do Liên Hợp Quốc chủ trì và  thúc đẩy bạo lực ở Syria.
Thủ tướng Davutoglu nói rằng ông đã gặp Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon trước đó để bày tỏ mối quan ngại của mình.
Tho Nhi Ky co gat nguoi Kurd khoi hoa dam Syria-Hinh-2
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu gọi lực lượng người Kurd ở Syria là "nhóm khủng bố". 
Ý kiến của Thủ tướng Davutoglu là một sự rập khuôn chính sách chống người Kurd mà Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang theo đuổi.
Hôm 19/1, có tin nói quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt biên vào Syria. Với chiêu bài giải phóng thành phố Jarabulus từ tay phiến quân IS, quyết định đổ quân vào lãnh thổ Syria được đưa ra,  khi YPG đang chuẩn bị phát động một cuộc tấn công vào Jarabulus.
Ankara quan tâm nhiều hơn trong việc không để cho YPG hiện diện gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan từ lâu đã cảnh báo rằng việc các lực lượng người Kurd tiến vào phía tây sông Euphrates sẽ dẫn đến một phản ứng quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tin tức nói rằng Ankara đã không tiến đánh phiến quân IS ở Jarabulus và cái gọi là Nhà nước Hồi giáo này cũng không phản ứng gì trước  sự hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Chính quyền Erdogan hiện đang tiến hành một chiến dịch thẳng tay chống lại cộng đồng người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ. Lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng xe tăng trọng pháo đàn áp  người Kurd ở trong nước, khiến hàng trăm người thiệt mạng, và bắt giữ các nhân sĩ nước này phản đối cách hành xử tàn bạo của Ankara.

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ không kích IS và người Kurd?

(Kiến Thức) - Trong vài ngày qua, Thổ Nhĩ Kỳ không kích IS và người Kurd và mưu toan lập vùng cấm bay ở Syria.

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ không kích IS và người Kurd?
Trong nhiều tháng qua, Ankara đã tỏ ra lưỡng lự trong việc tham gia liên minh do Mỹ đứng đầu chống lại IS.
Nhưng mới đây, Thổ Nhĩ Kỳ không kích IS và sẵn sàng tham gia cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS là dấu hiệu cho thấy nước này đang lo sợ sự mất ảnh hưởng với Mỹ. Tuy nhiên, đợt tấn công thứ hai nhằm vào lực lượng người Kurk ở Iraq ngày 25/7 có thể làm phức tạp cuộc chiến chống IS của Washington.

Báo Đức: TNK chuốc họa khi chọc tức “gấu” Nga

(Kiến Thức) - Trong bài viết đăng trên báo Đức Der Tagesspiegel,   phóng viên Thomas Seibert  cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ chuốc họa khi chọc tức “gấu” Nga bằng vụ bắn hạ Su-24.

Báo Đức: TNK  chuốc họa khi chọc tức “gấu” Nga
Về việc Thổ Nhĩ Kỳ chuốc họa khi chọc tức "gấu" Nga, phóng viên Seibert cho rằng bất kể Ankara nói gì đi chăng nữa, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không thể so đọ với Nga trên mọi phương diện. Nga không chỉ có thể khiến cho kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ lâm vào trình trạng khó khăn, mà còn đặt dấu chấm hết cho “giấc mơ” của Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một cường quốc hàng đầu trong khu vực Trung Đông.
Bao Duc: TNK  chuoc hoa khi choc tuc “gau” Nga
Không quân Nga giáng đòn hủy diệt vào các nhóm phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở miền bắc Syria. 
Căng thẳng leo thang với Moscow không chỉ dẫn đến việc áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Ankara mà còn gây ra những hậu quả tiêu cực đối với vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ  trong toàn bộ khu vực Trung Đông.

Thổ Nhĩ Kỳ đang ở “ngoài vòng cương tỏa“

(Kiến Thức) - Theo cựu quan chức CIA Larry Johnson, Thổ Nhĩ Kỳ đang ở “ngoài vòng cương tỏa”, khi Ankara chỉ theo đuổi lợi ích riêng và không hề quan tâm đến Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ đang ở “ngoài vòng cương tỏa“

Washington thông báo rút khỏi Thổ Nhĩ Kỳ 12 máy bay chiến đấu được điều đến nước này trước đó một tháng, bao gồm 6 tiêm kích F-15 Eagle và 6 cường kích F-15 Strike Eagle.

Quyết định này được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tới thăm căn cứ quân sự Incirlik, Thổ Nhĩ Kỳ. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Geoff Davis cho biết, đây chỉ là sự trùng hợp. Động thái này không có nghĩa là Mỹ thay đổi lập trường trong cam kết với Thổ Nhĩ Kỳ và trong cuộc chiến chống IS.

Giới phân tích hiện đang băn khoăn về việc không quân Mỹ rút 12 máy bay chiến đấu F-15 khỏi một căn cứ không quân ở Thổ Nhĩ Kỳ là do có chủ ý hay bị Ankara xua đuổi. Những chiếc chiến đấu cơ tiêm kích F-15 này đã được triển khai hồi tháng trước (trên cơ sở tạm thời) để bảo vệ không phận Thổ Nhĩ Kỳ và chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo ở Syria, sau vụ máy bay ném bom Su-24 bị bắn hạ.
Tho Nhi Ky dang o “ngoai vong cuong toa“
Cựu quan chức CIA Larry Johnson: Vviệc rút máy bay F-15 ít liên quan đến bảo vệ không phận Thổ Nhĩ Kỳ mà liên quan nhiều hơn đến việc chính phủ Mỹ kêu gọi Ankara “lùi bước” trong việc trấn áp người Kurd.
Trả lời mạng tin RT của Nga về quyết định nói trên của Lầu Năm Góc, cựu quan chức CIA Larry Johnson cho rằng việc rút máy bay F-15 ít liên quan đến bảo vệ không phận Thổ Nhĩ Kỳ mà liên quan nhiều hơn đến việc chính phủ Mỹ kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ “lùi bước” trong việc trấn áp người Kurd.  Đây là một phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ.  Ankara bất mãn trước việc Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của Thổ Nhĩ Kỳ. Bằng cách buộc máy bay chiến đấu Mỹ rút đi, Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm thiểu khả năng yểm trợ trên không cho các lực lượng trên chiến đấu mặt đất chống IS ở Syria. Một lần nữa,  Thổ Nhĩ Kỳ lại gián tiếp thừa nhận việc hỗ trợ ISIS, chứ không sẵn sàng tiêu diệt tổ chức khủng bố này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.