Thịt lợn nhập khẩu đang gặp khó khăn, không đủ cung cấp

Thịt lợn nhập khẩu về đến cảng nước ta giá trung bình chỉ hơn 60.000 đồng/kg. Nhưng, nguồn cung trên thế giới đang giảm mạnh, do đó hoạt động nhập khẩu thịt lợn sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới.

Thịt lợn nhập khẩu đang gặp khó khăn, không đủ cung cấp

Thông tin mới nhất từ Bộ NN-PTNT, 5 tháng đầu năm 2020, tổng lượng thịt lợn nhập khẩu ước khoảng 70.000 tấn, tăng 300% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhập khẩu chủ yếu từ Nga, Canada, Đức, Ba Lan, Brazil, Mỹ, Tây Ban Nha,...

Trong chuyến thực tế kiểm tra hoạt động nhập khẩu thịt lợn tại cảng Hải Phòng hồi cuối tháng 4 vừa qua, lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho biết, giá thịt lợn trung bình nhập khẩu từ các quốc gia này về tới cảng Việt Nam vào khoảng 2,55 USD/kg, tương đương 60.000 đồng/kg tùy loại sản phẩm.

Với mức giá này, thịt lợn nhập khẩu rẻ hơn rất nhiều so với giá thịt lợn nội địa cùng loại ở Việt Nam. Song, theo Bộ NN-PTNT, hoạt động nhập khẩu mặt hàng này đang gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể, nguồn lợn của cả thế giới giảm. Tổng đàn lợn của cả thế giới vào tháng 01/2020 đạt khoảng 678 triệu con, giảm gần 12% so với năm 2019. Kéo theo, lượng thịt lợn cũng không dồi dào, việc tìm được các nguồn cung cấp với giá hợp lý gặp khó khăn.

Thit lon nhap khau dang gap kho khan, khong du cung cap

Nguồn cung thịt lợn trên thế giới giảm mạnh

Bên cạnh đó, dệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xảy ra ở nhiều quốc gia, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung cấp thịt lợn cho các thị trường trên thế giới. Chưa kể, các nhà xuất khẩu thường sản xuất dựa trên kế hoạch và hợp đồng đã ký trước đó tối thiểu từ 3-5 tháng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết, cộng với đại dịch Covid-19 đang xảy ra khiến các nhà máy giết mổ gia súc và các doanh nghiệp xuất khẩu thường đóng cửa, hoạt động thương mại bị đình trệ.

Hiện Trung Quốc là nước bị thiệt hại nặng nề do bệnh DTLCP nên cần rất nhiều thịt lợn. Giá thịt lợn ở nước này hiện rất cao nên các doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng mua thịt lợn nhập khẩu với giá cao hơn (20-30%) so với các doanh nghiệp Việt Nam và họ thường mua với số lượng rất lớn. Chỉ tính riêng quý I/2020, Trung Quốc đã nhập khoảng 1 triệu tấn thịt lợn từ các quốc gia khác.

Thêm một nguyên nhân nữa khiến hoạt động nhập khẩu thịt lợn gặp khó là thời gian mua hàng từ châu Âu, châu Mỹ và chuyển về Việt Nam cần từ 35-45 ngày tàu đi trên biển. Trong khi, thuế nhập khẩu thịt lợn đông lạnh khá cao, các doanh nghiệp cần có thêm vốn để nhập. Bởi, để nhập 200-300 tấn/tháng, doanh nghiệp phải đặt cọc tới vài chục tỷ đồng cho mỗi lần mua.

Theo đó, thời gian qua có ít doanh nghiệp Việt Nam tham gia nhập khẩu hoặc có tham gia nhưng chỉ nhập được với số lượng ít thịt lợn vì vấn đề cung cầu, lợi nhuận

Thit lon nhap khau dang gap kho khan, khong du cung cap-Hinh-2

Giá thịt lợn trong nước hiện nay vẫn vô cùng đắt đỏ

Để tăng cường nguồn cung thịt lợn trong nước, giúp mặt hàng này hạ nhiệt, ngoài khuyến khích tái đàn, tăng đàn trong bối cảnh diễn biết phức tạp của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến các hoạt động xuất, nhập khẩu thịt lợn, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo cơ quan thú y chủ động và tích cực đàm phán với các nước trong khu vực để nhập khẩu lợn sống bảo đảm an toàn dịch bệnh về Việt Nam để giết mổ.

Chiều 8/6, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) và Tổng cục Phát triển chăn nuôi Thái Lan đã có cuộc họp trực tuyến song phương nhằm thảo luận, thống nhất các thủ tục, điều kiện nhằm sớm cho phép nhập khẩu lợn thịt (lợn sống) từ Thái Lan về Việt Nam giết mổ.

Hai bên đã thảo luận và cơ bản thống nhất các nội dung, điều khoản chi tiết về yêu cầu vệ sinh thú y, thủ tục kiểm dịch, giấy chứng nhận kiểm dịch đối với lợn thịt từ Thái Lan nhập khẩu về Việt Nam.

Hoạt động nhập khẩu con giống hiện cũng đang được đẩy mạnh. Theo đó, từ đầu năm đến nay, nước ta đã nhập khẩu hơn 7.700 con lợn giống (tăng trên 300% so với cùng kỳ năm ngoái) để tạo đàn phục vụ nhu cầu tái đàn, tăng đàn.

Chăn nuôi lợn: Vượt Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam chiếm đỉnh

Khi rơi vào tình trạng thừa cung, Trung Quốc mất 3 năm, Thái Lan phải mất tới 5 năm, còn chúng ta chỉ cần đúng một năm để ổn định thị trường của ngành hàng 10 tỷ USD. Từ việc phải kêu gọi toàn dân tham gia giải cứu, sau một năm giá thịt lợn của Việt Nam tăng kỷ lục, đắt đỏ nhất thế giới.

Chăn nuôi lợn: Vượt Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam chiếm đỉnh
Ngược dòng chưa từng có

Đại kỵ khi ăn thịt lợn, cần biết kẻo 'hối không kịp'

Theo BS Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia một số người mắc bệnh sau tuy không phải kiêng hoàn toàn nhưng cũng không nên ăn quá nhiều thịt lợn.

Đại kỵ khi ăn thịt lợn, cần biết kẻo 'hối không kịp'
Thịt lợn là món ăn quen thuộc, dễ chế biến song ngoài nguy cơ nhiễm giun sán còn có thể nhiễm chất tăng trọng, chất tạo nạc hay ngâm chất bảo quản. Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, thịt lợn sạch là lợn không được nuôi bằng cám tăng trọng, không tồn dư thuốc và các hóa chất do thức ăn, không có ký sinh trùng và vi trùng, không chất bảo quản. Thịt lợn sạch thường có lớp bì và mỡ dày.
Dai ky khi an thit lon, can biet keo 'hoi khong kip'
Ảnh minh họa: Internet 

Thịt lợn xả kho của Trung Quốc có mùi vị như thế nào?

Khi nguồn cung cấp loại thịt yêu thích của Trung Quốc cạn kiệt, Bắc Kinh kêu gọi giải pháp đến từ kho dự trữ thịt lợn chiến lược của mình.

Thịt lợn xả kho của Trung Quốc có mùi vị như thế nào?
Cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ đã không mang lại được lợi ích gì cho Trung Quốc, các hành động trả đũa thuế quan của Trung Quốc chỉ khiến hàng nhập khẩu thực phẩm và nông sản của Mỹ trở nên đắt đỏ hơn, gây ra khan hiếm nhiều mặt hàng thực phẩm, trong đó có thịt lợn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.