Thịt heo rừng “nhái” bán tràn lan chợ mạng

Gần đây, các hội nhóm trên mạng xã hội, chợ online rao bán tràn lan loại thịt heo rừng giá rẻ bất ngờ, chỉ 95.000 - 120.000 đồng/kg, thấp hơn cả giá thịt heo thông thường.

Trong khi giá thịt ba rọi của heo thông thường tại các chợ truyền thống dao động từ 130.000 đến 136.000 đồng/kg, nhiều chủ tài khoản Facebook, Zalo lại rao bán thịt ba rọi heo rừng trên mạng xã hội với giá rẻ hơn rất nhiều.
Thit heo rung “nhai” ban tran lan cho mang
Một mẫu quảng cáo rao bán thịt heo rừng trên “chợ mạng”. Ảnh chụp màn hình. 
Thịt heo rừng rẻ hơn thịt heo thường
Tài khoản Facebook L.H rao bán thịt ba rọi heo rừng giá 120.000 đồng/kg và chào mời rằng, nếu khách lấy số lượng nhiều, giá sẽ rẻ hơn. Theo chủ tài khoản này, từ năm ngoái đến nay, bình quân mỗi tháng, cửa hàng bán cho khách lẻ 15 đến 25 kg thịt heo rừng. Thời gian gần đây, do nhu cầu của khách hàng tăng mạnh, cửa hàng bán ra thị trường gần 100 kg/tháng.
Giá thịt ba rọi heo rừng mà chủ tài khoản L.H rao bán vẫn còn khá cao so với không ít “địa chỉ” khác trên mạng. Trên nhiều tài khoản Facebook, Zalo chuyên cung cấp thực phẩm, từng khối thịt ba rọi có da vàng ươm hấp dẫn được quảng cáo là “thịt heo rừng lai ở Đắk Lắk, chăn thả tự nhiên, chủ yếu ăn rau xanh, các loại ngũ cốc, không sử dụng thức ăn công nghiệp...” được rao bán với giá 100.000 đồng/kg. Đặc biệt, mức giá này giảm xuống còn 95.000 đồng/kg nếu khách hàng mua từ 5 kg trở lên.
Giá thành hấp dẫn đi kèm những hình ảnh bắt mắt, lời quảng cáo hấp dẫn về loại thịt heo rừng nuôi thả, thịt chắc, da giòn, thu hút không ít người đặt mua. Nhiều người thậm chí còn nghĩ đã mua được giá “hời”.
Thit heo rung “nhai” ban tran lan cho mang-Hinh-2
 Miếng thịt heo rừng “đúng chuẩn”. Nguồn: IT.
Không thể có thịt heo rừng giá “rẻ như bèo”
Những người nuôi heo rừng lâu năm ở tỉnh Đắk Lắk khẳng định, giá heo rừng lai hơi đang được bán ở mức 150.000 - 170.000 đồng/kg nên giá thịt qua giết mổ phải ở mức từ 250.000 đồng/kg trở lên. Riêng thịt ba rọi, giá luôn cao hơn từ 40.000 - 50.000 đồng/kg. Vì vậy, heo rừng lai nếu bán ra với mức giá nói trên, người chăn nuôi lỗ vốn.
Một số chủ trang trại nuôi heo rừng ở tỉnh Bình Phước cũng cho hay, để có được thịt heo rừng giá rẻ như thế, thương lái thường chọn mua những con heo nái già hết khả năng sinh đẻ, rồi mang về nhốt một thời gian cho tiêu bớt lớp mỡ. Sau đó, để nguyên con giết thịt, dùng đèn khò thui lớp da bên ngoài cho có màu vàng, tiếp đến dùng kim bắn lông 3 chấu cho giống thịt heo rừng thật rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Với cách làm trên, mỗi ngày thương lái có thể kiếm được tiền triệu từ việc bán thịt heo rừng rởm.
Người tiêu dùng mua phải thịt heo rừng rởm sẽ đối mặt nguy cơ tiềm ẩn gây hại sức khỏe. Do quá trình bảo quản, giết mổ không đảm bảo vệ sinh, những loại thịt heo rừng không rõ nguồn gốc này có tỷ lệ nhiễm bệnh cao như bệnh giun sán, vi khuẩn tiêu chảy…
Nhiều heo bệnh bị chết hoặc đã bốc mùi hôi thối vẫn được cơ sở kinh doanh “phù phép”, tẩm ướp hóa chất thành heo rừng đặc sản. Chính vì vậy, người tiêu dùng nên biết cách chọn thịt heo rừng thật, giả để tránh “tiền mất tật mang”.
Cách chọn thịt heo rừng thật
Đặc điểm dễ nhận biết của thịt heo rừng thật là có da và lớp lông dày, mõm dài cứng để đào đất (khác với heo nhà vì heo rừng phải tự tìm thức ăn).
Ngoài ra, heo rừng có bụng thon, chân cao, nếu nuôi lâu còn có cặp nanh hàm dưới dài, chìa ra khỏi mồm, cong lên phía mắt. Đây là vũ khí lợi hại của heo rừng để chống lại kẻ thù và cũng là điểm khác biệt lớn so với heo nhà. Heo rừng có tai bé hơn heo nuôi, các lỗ chân lông khá sát, hốc mắt to, chân to chắc.
Đặc điểm tiếp theo là các lỗ chân lông khá sát nhau. Da khá dày và cứng, giòn, không dai. Lớp thịt nạc gần như dính liền với da vì lớp mỡ ở giữa rất ít. Da heo rừng thật hơi sần sùi, thô ráp và không bóng, trơn láng như da của heo nhà nuôi hoặc heo lai.
Về màu sắc, lông trên da heo rừng có màu sắc xám đen nhạt, không có màu hồng như thịt heo nuôi lấy thịt và trước khi chế biến có mùi hôi đặc trưng. Đặc trưng là bì dày nhưng giòn, không nhão, lớp mỡ ít hoặc hầu như không có. Heo rừng chuẩn được nuôi thả rông. Người dân chỉ cho ăn rau, ngô, khoai, sắn… buổi sáng, còn ban ngày, chúng tự tìm kiếm thức ăn trên đồi.
Vì đặc điểm này, thịt heo rừng rất ngon và thơm so với thịt heo nuôi, nấu kiểu gì cũng rất ngọt. Bì thịt heo rừng phải nấu trong vòng 15 đến 25 phút mới đủ giòn và ăn được.
Hiện nay, một số cơ sở dùng thịt heo sề để làm giả bằng cách bắn thêm lông hoặc cũng có một số nơi bán pha lẫn thịt heo rừng và thịt heo lửng (lai giữa heo rừng và heo nhà). Loại thịt heo lửng này có 3 lông chụm lại, nhưng thịt mềm và bì nhão. Vì vậy, ngoài những cách chọn thịt heo rừng chuẩn trên, người mua nên bứt thử lỗ chân lông xem lông là thật hay giả.
Bên cạnh đó, để tránh mua phải thịt heo rừng giả, người tiêu dùng nên chọn mua thịt heo rừng tại những cơ sở uy tín, đáng tin cậy, có giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh và nắm được nguồn gốc xuất xứ của heo rừng.

Khám phá những món ăn độc lạ của đồng bào Ê đê

(Kiến Thức) - Người Ê đê không chỉ thu hút du khách bởi nền văn hóa truyền thống lâu đời mà còn sở hữu nền ẩm thực độc đáo với những món ăn độc lạ đậm đà hương vị núi rừng.

Món vếch của người Êđê ở Đắk Lắk
Đây là món ăn độc lạ của người Êđê thường xuất hiện trong những dịp lễ hội hay những sự kiện đặc biệt.

Đọt choại và những đặc sản Hậu Giang có tên độc lạ

(Kiến Thức) - Dường như các món đặc sản Hậu Giang đều là những món ăn dân dã, bình dị ngay từ cái tên cũng lạ độc. Tuy nhiên, nếu một lần thưởng thức những món ngon này, bạn sẽ nhớ mãi không quên hương vị đặc biệt của chúng.

Dot choai va nhung dac san Hau Giang co ten doc la

Đọt choại: Nếu đã nghe danh về rau choại thì đến Hậu Giang là cơ hội để mọi người thưởng thức đặc sản hoang dại này. Hậu Giang chính là xứ sở của loài dây leo thuộc họ dương xỉ có nhiều chất sắt mà nhiều người tìm kiếm. Dọc theo con đường quốc lộ rất hay bày bán rau đọt choại nên khá dễ mua.

Dot choai va nhung dac san Hau Giang co ten doc la-Hinh-2
Để thưởng thức đặc sản Hậu Giang dân dã, người ta sẽ vào các khu vực rừng hay ven sông để chọn những đọt non của dây choại để hái. Phần đọt của nó khá mảnh, đầu uốn cong nhìn rất giống dương xỉ. Hái vào mùa mưa thì đọt non hơn, không có vị chát như mùa nắng. Dùng rau này ăn sống, luộc, nấu canh hay xào đều rất ngon.
Dot choai va nhung dac san Hau Giang co ten doc la-Hinh-3
Thông thường, người dân Hậu Giang thích rửa sạch ăn sống để cảm nhận vị giòn giòn, hơi chát của đọt non; sau đó mới là luộc chín để chấm nước tương chấm chao. Nấu canh chua với cá rô hay xào thịt cũng rất đặc biệt, giúp món ăn tăng thêm hương vị. Nói chung, mua được mớ đọt choại là bạn đã tìm được một loại rau quý, đổi khẩu vị bữa cơm, bổ sung chất dinh dưỡng cho gia đình.
Dot choai va nhung dac san Hau Giang co ten doc la-Hinh-4
Sỏi mầm: Thoạt đầu nghe qua tưởng thành phần chính của món ăn là sỏi thật, song thật ra tên gọi lạ này xuất phát từ công thức chế biến. Viên sỏi ở đây đóng vai trò quan trọng: bếp nướng thực phẩm, còn nguyên liệu chính là thịt heo rừng. Người ta chọn ba hoặc bốn viên sỏi cuội rửa sạch và đem nung nóng.
Dot choai va nhung dac san Hau Giang co ten doc la-Hinh-5
Lấy chiếc đĩa to bày bắp cải, các loại rau sống, ớt, rau thơm rung quanh sau đó đặt sỏi vừa nung vào giữa. Thịt heo rừng sẽ được thái thật mỏng ướp gia vị để riêng trong đĩa khác. Khi ăn, lấy từng miếng thịt dải lên trên viên sỏi, sức nóng của sỏi làm miếng thịt săn lại không khác gì bếp than. Thịt chín, cuốn với các loại rau rồi chấm với chén nước mắm chua ngọt ăn kèm.
Dot choai va nhung dac san Hau Giang co ten doc la-Hinh-6
Thường các món nướng hay có khói và cháy nhưng dùng sỏi nướng thực khách có thể ung dung thong thả thưởng thức món ăn. Đặc biệt, vị thịt heo rừng nướng trên sỏi mầm nung nóng lại có vị rất đặc biệt. Nó mang hương vị hoang dã của rừng núi, đem lại cảm giác mới lạ cho người dùng. Đặc sản này làm quà có phần hơi bất tiện nhưng nếu chịu khó thì sẽ được đền đáp xứng đáng.
Dot choai va nhung dac san Hau Giang co ten doc la-Hinh-7
Bún gỏi dà: Nếu một lần ghé thăm Hậu Giang du khách nhớ thưởng thức món bún gỏi dà, nhìn sơ qua thì có thể nhầm với món mắm bởi nguyên liệu chính cho món ăn này là mắm cá linh. Bún gỏi dà phải ăn chung với tép thì mới thưởng thức trọn vẹn hương vị của tô bún.
Dot choai va nhung dac san Hau Giang co ten doc la-Hinh-8
Bát bún gỏi dà còn hấp dẫn với tôm đỏ tươi, sườn non, thịt ba chỉ thái nhỏ, giá chần, nước lèo xâm xấp mặt cùng một ít rau xanh bên trên. Khi ăn cho ít tương xay, đậu phộng vào nữa là tuyệt cú mèo.
Dot choai va nhung dac san Hau Giang co ten doc la-Hinh-9
Nước lèo đậm đà, thoang thoảng vị chua của me, cái béo bùi của tương xay đậu phộng làm bạn khó quên được hương vị. Bún gỏi dà chua ngọt có thể ăn ghém cùng với rau muống và bông chuối bào. Đặc biệt không thể thiếu hẹ và bát nước cốt mắm cá linh nguyên chất thơm và đậm đà.
Dot choai va nhung dac san Hau Giang co ten doc la-Hinh-10
Ốc len xào dừa là một món ăn quen thuộc, dân dã của người dân Hậu Giang. Với nguyên liệu chế biến dễ tìm, quen thuộc, cách sơ chế đơn giản, mang đậm hương vị quê hương, ốc len xào dừa ngày càng hấp dẫn nhiều thực khách hơn.
Dot choai va nhung dac san Hau Giang co ten doc la-Hinh-11
Ốc len còn có tên gọi khác là Linh Hoa, là một loài ốc biển tự nhiên, sống ở những cánh rừng ngập mặn hay ven các bồi bãi. Ốc len sống chủ yếu ở các tỉnh miền tây đặc biệt là các tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ. Ốc len xào dừa sử dụng nước cốt dừa để nấu thay cho dầu mỡ, dầu dừa thấm vào thịt ốc tạo nên vị ngọt hấp dẫn.
Dot choai va nhung dac san Hau Giang co ten doc la-Hinh-12
Du khách có thể dễ dàng thưởng thức món ốc len xào dừa tại hầu hết các nhà hàng và quán ăn ven bờ biển. Ăn ốc len, thực khách phải dùng tay chứ không gắp bằng đũa được. Khi miếng thịt ốc vừa vào miệng, lập tức vị ngọt lịm, thơm lừng lan tỏa. Lẫn trong đó là vị cay của rau răm, vị béo của nước cốt dừa cùng vị của muối tiêu chanh, làm người ăn không thể nào cưỡng lại. Ảnh: Internet. 

Mời độc giả xem video "Về Xứ Dừa Thưởng Thức Món Ngon". Nguồn: VTV.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.