Thiếu tướng Hoàng Sâm: Bắn súng hai tay “bách phát bách trúng“

(Kiến Thức) - Trần Sơn Hùng (bí danh của Hoàng Sâm lúc này) nổi tiếng cả vùng Cao Bằng là người gan dạ, "đánh đông dẹp bắc"...

Với những hoạt động khôn khéo, kiên quyết, dũng cảm, với tài năng quân sự và uy tín cá nhân, Hoàng Sâm và các đồng chí khác trong đội du kích Pắc Pó cùng đã hạn chế được sự phá phách lộng hành của các toán phỉ, tạo điều kiện cho các Hội Cứu quốc của Việt Minh ở vùng Lục Khu phát triển. 
Trùm phỉ muốn thi gan cùng
Trần Sơn Hùng (bí danh của Hoàng Sâm lúc này) nổi tiếng cả vùng Cao Bằng là người gan dạ, "đánh đông dẹp bắc", có biệt tài bắn súng hai tay "bách phát bách trúng", phi ngựa như kỵ sĩ, không cần yên cương, nói tiếng Quảng như người Hoa. Ông qua đâu thấy cảnh bất bình đều vào cuộc giải quyết ổn thoả. Tuy vậy, nghe lời Ông Ké dạy: "Đạo làm tướng phải lấy nhân nghĩa làm đầu, nên ở đâu Hoàng Sâm đều khiêm tốn, tôn trọng và giúp đỡ nhân dân, được mọi người từ vùng Lục Khu đến Sóc Giang, Đôn Chương... quý mến và đùm bọc.
Tiếng lành đồn xa, nghe đồn ông Trần (Hoàng Sâm), ông Lê (Lê Quảng Ba) là những trang "hảo hán", được mọi người mến mộ, bọn trùm phỉ khét tiếng như Voòng A Sáng, Voòng A Sình, Lý Xìu... nghe danh ông đều kiềng nể, nhưng lại muốn thi gan, đọ tài. Lý Xìu cầm đầu toán phỉ kéo từ Lục Khu xuống Pắc Pó đòi gặp hai ông để tỏ rõ anh tài. Không hề ngại, đội trưởng Hoàng Sâm đón tiếp nồng hậu, khoan hoà coi như anh em. Trùm phỉ Lý Xìu mời hai ông lên Lũng Nặm, nơi sào huyệt của chúng để uống rượu, thi bắn súng, cưỡi ngựa, ném lựu đạn, nhưng không được đem theo quân cơ. 
Để thu phục và hoà hoãn với các toán thổ phỉ, hai ông nhận lời. Trước khi đi Ông Ké dặn: Phải thuyết phục là chính, phải lôi kéo họ có lợi cho cách mạng. Vâng lời, hai ông mỗi người mang theo một khẩu pạc khoọc, kiếm, lựu đạn và cưỡi ngựa lên Lũng Nặm, không quản nguy hiểm vào tận sào huyệt của chúng. Bọn phỉ tiếp hai ông bằng rượu ngô, thịt lợn quay và cả óc khỉ sống rồi trổ tài bắn súng.
Thiếu tướng Hoàng Sâm (thứ hai bên phải) trong Đại hội Đảng III. Ảnh: Internet
Thiếu tướng Hoàng Sâm (thứ hai bên phải) trong Đại hội Đảng III.
                                                                                                 Ảnh: Internet 
Phục tài, thổ phỉ kết nghĩa anh em
Với tác phong oai phong, khoanh hai tay trước ngực, súng pặc khoọc đeo lệch một bên, con dao quắm đi rừng dắt bên hông, ông lững thững bước ra khoảng trống. Cho dù đã ngấm hơi men nhưng không cần ngắm, ông Trần mỗi tay một súng đã lên đạn nâng súng lên vẩy đâu trúng đó, bắn tan hai vỏ chai rượu đặt cách xa 50m. Tiếp đó bắn mục tiêu di động cách xa 25m, ông Trần giơ súng quay người từ trái sang phải, hai súng nổ đồng thanh, cả hai viên đạn chụm vào điểm đen ở giữa. Lý Xìu thấy vậy vội quỳ gối chắp hai tay miệng dạ ran: "Bái phục đại ca, Bái phục đại ca".
Cuộc thi thứ ba, trổ tài uống rượu, ông Trần không uống rượu bằng miệng mà bằng mũi, uống hết cả một cốc không còn sót giọt nào. Lý Xìu cùng các toán trưởng Voòng A Sáng, Chín Thầu, Lý Khoày phục sát đất. Sau đó hai ông mời bọn phỉ đấu kiếm, chúng liền xin thôi. Lý Xìu xin được kết nghĩa cùng Hoàng Sâm là anh em. Hoàng Sâm hơn hai tuổi làm anh. Tại cuộc kết nghĩa, Lý Xìu và bọn đàn em hứa không tác oai tác quái nữa, chăm chỉ làm ăn trên nương rẫy của mình. 
Vậy là, những hoạt động khôn khéo, kiên quyết, dũng cảm của Hoàng Sâm và các đồng chí khác trong đội du kích Pắc Pó cùng với tài năng quân sự và uy tín cá nhân của ông đã hạn chế được sự phá phách lộng hành của các toán phỉ, tạo điều kiện cho các Hội Cứu quốc của Việt Minh ở vùng Lục Khu phát triển. Từ đó một vùng biên cương bình ổn có lợi cho cách mạng. 
(còn nữa)

Cuộc so tài giữa trùm phỉ với tướng Việt tài năng

(Kiến Thức) - Chỉ thấy ông Lê Quảng Ba nâng súng, tiếng nổ vừa dứt, quả đu đủ rơi bịch xuống đất, trùm phỉ Lý Xíu mặt tái mét.

"Nắn gân" nhà cách mạng
Trong những năm còn dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, ở vùng rừng núi biên giới tỉnh Cao Bằng, nạn thổ phỉ hoành hành dữ dội. Các toán phỉ chia nhau địa bàn hoạt động ở vùng giáp biên giới Việt Nam - Trung Quốc khiến dân cư rất khổ sở. Thế rồi, những nhà cách mạng về đây xây dựng căn cứ. Họ tuyên truyền vận động nhân dân đứng lên đánh Pháp giành độc lập, đồng thời cũng xây dựng những đội võ trang ở các thôn bản để phòng phỉ.

Cuộc đời oai hùng của Thiếu tướng Hoàng Sâm

(Kiến Thức) - Đồng chí Hoàng Sâm tên thật là Trần Văn Kỳ, sinh năm 1915 trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Lệ Sơn, tỉnh Quảng Bình.

Ngày 22/12/1944, theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, thay mặt "Đoàn thể", đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, đội quân chủ lực của Mặt trận Việt Minh; tổ chức quân sự được xem là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam và đồng chí Hoàng Sâm được cử là Đội trưởng.
12 tuổi đã tham gia cách mạng

Đọc nhiều nhất

Tin mới