Thiết bị điện Đông Anh làm ăn thế nào... EVN thoái vốn?

(Kiến Thức) - Năm 2019, Tổng Công ty thiết bị điện Đông Anh (EEMC) ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.347 tỷ đồng, lãi sau thuế hơn 118 tỷ. Năm 2020, doanh nghiệp này phấn đấu doanh thu thuần đạt 2.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 120 tỷ.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, ngày 28/9 Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ bán đấu giá để thoái vốn 13,1 triệu cổ phần sở hữu tại Tổng Công ty thiết bị điện Đông Anh (EEMC).
Số cổ phần này tương ứng hơn 131,3 tỷ đồng theo mệnh giá, chiếm tỷ lệ 46,67% vốn điều lệ của Tổng Công ty với mức giá khởi điểm 153.100 đồng/cổ phần. Phương thức đấu giá trọn lô với giá khởi điểm lô cổ phần là 2.010 tỷ đồng.
Thiet bi dien Dong Anh lam an the nao... EVN thoai von?
 Tổng Công ty thiết bị điện Đông Anh (EEMC).
Theo tìm hiểu của PV, EEMC tiền thân là Công ty Sửa chữa và Chế tạo thiết bị điện, được thành lập tháng 12/1981 trực thuộc Bộ Năng lượng. Từ năm 2004, doanh nghiệp này hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với EVN đại diện phần vốn Nhà nước sở hữu 51%.
Vốn điều lệ của EEMC là 282,5 tỷ đồng. Doanh nghiệp này kinh doanh chính là sản xuất máy biến áp truyền tải, máy biến áp trung gian, máy biến áp phân phối và các thiết bị điện khác.
Ngoài ra, Công ty còn sửa chữa thiết bị điện, sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại, gia công cơ khí, sửa chữa máy móc, lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp.
EEMC gồm các cổ đông là EVN nắm giữ 46,47% và 24,89% thuộc về Công ty cổ phần Thiết bị điện.
EEMC chính thức giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM với mã chứng khoán TBD và tháng 10/2014, với số lượng 28.258.049 cổ phiếu.
Về tình hình kinh doanh, năm 2019, EEMC ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.347 tỷ đồng, lãi sau thuế hơn 118 tỷ.

Nửa đầu năm 2020, tình hình kinh doanh của EMMC khá ảm đạm. Doanh thu thuần đạt 853 tỷ đồng, giảm hơn 20% so với cùng kỳ 2019. Sau khi trừ hơn 713 tỷ đồng giá vốn hàng bán, Công ty thu về 140 tỷ đồng lợi nhuận gộp, giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp duy trì ở mức 16,3%.

Doanh thu hoạt động tài chính tăng từ 85 triệu đồng lên 343 triệu đồng nhưng chi phí tài chính vẫn cao, hơn 21 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bằng biện pháp tiết giảm các khoản chi phí, EMMC vẫn lãi ròng hơn 58 tỷ đồng, tăng 18% so với con số đạt được nửa đầu năm trước. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) tăng từ 1.748 lên 2.064 đồng.

Tại ngày 30/6/2020, tổng tài sản của EMMC là 1.541 tỷ đồng. Trong đó, nợ vay chiếm 66%, ghi nhận ở mức 1.017 tỷ đồng. Phần lớn trong tổng nợ vay là khoản vay và nợ thuê tài chính là 505 tỷ đồng, tăng 124 tỷ đồng so với thời điểm đầu kỳ.

Năm 2020, EEMC phấn đấu doanh thu thuần đạt 2.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 120 tỷ.

EVN thua lỗ bao nhiêu để phải điều chỉnh giá điện 2019?

(Kiến Thức) - Theo Bộ Công Thương, tổng doanh thu bán điện năm 2017 từ điện của EVN là 289.954 tỷ trong đó chi phí sản xuất là 291.278 tỷ đồng. Nếu cộng tất cả nguồn thu và chi của năm 2017 thì EVN thua lỗ 2.219 tỷ đồng. 

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2018, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, năm 2019, việc xây dựng kịch bản giá điện sẽ thực hiện theo Quyết định 24/QĐ-TTg và kế hoạch cung cấp điện năm 2019 do Bộ Công Thương ban hành.

Giá điện tăng bất thường: Còn độc quyền, thiếu minh bạch

Những ngày qua, dư luận không ngừng xôn xao chuyện giá điện chỉ tăng 8,36% từ 20/3 nhưng hóa đơn tiền điện lại tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi.

Giá điện tăng “khủng” khiến nhiều người dân không khỏi bức xúc trước cách tính giá bất hợp lý của một đơn vị đang giữ thế độc quyền về điện.

Bất cập biểu giá bậc thang

Lý do dẫn đến sự chênh lệch kỳ hóa đơn tiền điện tháng 4 so với kỳ hóa đơn tháng 3 là số ngày sử dụng điện của hóa đơn tháng 4 (31 ngày) nhiều hơn số ngày sử dụng điện của hóa đơn tháng 3 (28 ngày) cộng với việc vào tháng Hè lượng điện tiêu thụ thường tăng cao hơn.

Đại diện Tổng Công ty Điện lực Hà Nội thông tin: “Sản lượng điện tiêu thụ những ngày đầu tháng 4/2019 tăng 11 triệu kWh/ngày so với cuối tháng 3”. Về tiền điện tại Hà Nội có trên 46% khách hàng sử dụng điện sinh hoạt có mức điện năng sử dụng tháng 4/2019 tăng trên 1,5 lần so với tháng 3/2019 (tỷ lệ này tại TP Hồ Chí Minh là trên 37%).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.