Thiên tài quân sự nào bị La Quán Trung hạ thấp trong "Tam quốc diễn nghĩa"?

Trước thời điểm Gia Cát Lượng trình bày với Lưu Bị về “Long trung đối sách” trong điển tích “Tam cố thảo lư”, sớm đã có một bậc trí giả đề xuất một sách lược tương tự.

Điển tích “Tam cố thảo lư” nói về việc Lưu Bị ba lần đến lều cỏ của Gia Cát Lượng ở Long Trung và tới lần thứ ba mới gặp được kỳ tài “Ngọa Long” này. Trong lần gặp gỡ đó, Gia Cát Lượng đã trình bày với Lưu Bị về “Long Trung đối sách”, một chiến lược quân sự có thể coi là nền tảng quan trọng nhất để tranh bá thiên hạ.

Thien tai quan su nao bi La Quan Trung ha thap trong

Long Trung đối sách của Gia Cát Lượng có nội dung như thế nào?

Về cơ bản các ý chính của “Long Trung Đối sách” có thể tóm lược như sau: Gia Cát Lượng nhận định rằng hai tập đoàn có quyền lực mạnh và ổn định nhất bấy giờ là Tào Tháo và Tôn Quyền. Tào Tháo sau khi đánh thắng Viên Thiệu, chiếm cứ toàn bộ vùng Bình nguyên Hoa Bắc trở thành lực lượng mạnh nhất ở Trung Quốc, vừa có lực lượng quân đội đông đảo, đội ngũ quân sư tài giỏi, lại mượn danh thiên tử nhà Hán để chỉ huy chư hầu. Tôn Quyền lại có lợi thế về sự ổn định khi họ Tôn đã ba đời làm lãnh chúa vùng Giang Đông, vùng đất dễ thủ khó đánh nhờ có Trường Giang bao bọc.

Vì vậy cách duy nhất để Lưu Bị xây dựng quyền lực chỉ có thể là chiếm cứ Kinh Châu và Ích Châu. Nếu Lưu Bị chiếm cứ được Kinh Châu thì đường vào Ba Thục sẽ rộng mở, đồng thời có lợi thế về phòng thủ vì Kinh Châu được Hán Thủy và Miện Thủy che chở. Về phần Ích Châu, đây là đất khởi nghiệp của Cao Tổ Lưu Bang, nơi cực kì hiểm trở nhưng sản vật phong phú. Sau khi chiếm cứ Kinh Châu và Ích Châu, Lưu Bị chỉ còn việc ổn định lãnh thổ, xây dựng quân đội, bắc địch Tào Tháo, đông hòa Tôn Quyền chờ thiên hạ có biến xua quân tiêu diệt cả hai đối thủ chính này, thống nhất Trung Quốc.

Thien tai quan su nao bi La Quan Trung ha thap trong

Theo Tam Quốc diễn Nghĩa của La Quán Trung, thời điểm Lưu Bị gặp được Gia Cát Lượng ở lều cỏ tại đồi Ngọa Long, là vào năm 208. Trong khi đó, Tam quốc chí chép rằng “Long Trung đối sách” được đưa ra vào năm 207. Thời điểm chỉ cách nhau 1 năm nhưng sách lược “tam phân thiên hạ để định thiên hạ này” trước sau luôn được xác nhận là sản phẩm trí tuệ của Gia Cát Lượng.

Lỗ Túc - thiên tài bậc nhất bị La Quán Trung "dìm hàng"

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các sử gia hàng đầu Trung Quốc thì trước thời điểm Lượng trình bày với Bị về “Long trung đối sách”, sớm đã có một bậc trí giả đề xuất một sách lược tương tự. Người sau này được đánh giá là một chính trị gia, một nhà quân sự và ngoại giao bậc nhất thời Tam Quốc. Nhưng cũng là người bị La Quán Trung xem thường, hạ thấp thậm chí… “dìm hàng” trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn Nghĩa. Nhân vật mà chúng ta đang nói ở đây chính là Lỗ Túc.

Trong Tam Quốc diễn Nghĩa, La Quán Trung có rất nhiều đoạn viết về Lỗ Túc nhưng tựu trung đều xem ông là một nhân vật phụ trợ để nhấn mạnh tài trí của Gia Cát Lượng. Lỗ Túc thường bị La Quán Trung sử dụng như là một yếu tố hài hước trong cuộc đối đầu của Chu Du và Gia Cát Lượng, nhất là ở các sự kiện quanh trận Xích Bích. Thêm nữa, Lỗ Túc bị miêu tả là một người ngây thơ, thành thật, dễ bị lừa dẫn đến việc ông để mất Kinh Châu vào tay Lưu Bị.

Nhưng trong ghi chép chính sử, Lỗ Túc tuyệt nhiên không phải là một nhân vật tầm thường như vậy. Lỗ Túc, tự Tử Kính là người Đông Thành, Lâm Hoài (Định Viễn, An Huy ngày nay), xuất thân trong một gia đình hào môn và rất có ảnh hưởng trong vùng. Theo Ngô Sách của Vi Chiêu, Lỗ Túc được miêu tả là một người nghiêm khắc, không màng vật chất, sống một đời giản dị, không ham thích những thú vui tầm thường. Ông giữ kỉ cương quân pháp tốt, xử trí công bằng, thường lấy mình làm gương cho binh sĩ. Lỗ Túc là người có tầm nhìn xa, cực giỏi biện luận, được coi là trí giả bậc nhất của Đông Ngô.

Thien tai quan su nao bi La Quan Trung ha thap trong

Tam Quốc Chí của Trần Thọ, trong khi đó chép rằng: Lỗ Túc là thủ hạ thân tín nhất của Tôn Quyền. Chính Lỗ Túc là người vạch ra chiến lược giúp Tôn Quyền tranh bá với các thế lực phong kiến khác. Ông đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập quan hệ liên minh giữa Tôn Quyền và Lưu Bị, và cũng là người rất kiên quyết trong việc duy trì liên minh hai nhà Tôn - Lưu để chống lại tập đoàn Tào Ngụy phía Bắc.

Trước Long Trung đối sách 7 năm, Lỗ Túc đã sớm có một sách lược tương tự

Giờ chúng ta trở lại với sách lược “Tam phân thiên hạ” – thứ vẫn được coi là của Gia Cát Lượng nhưng thực ra đã được Lỗ Túc đề xuất với Tôn Quyền từ trước điển tích “Tam cố Thảo Lư” nhiều năm. Câu trả lời đích xác là 7 năm, nếu dựa trên những ghi chép của sử liệu Tam Quốc Chí.

Năm 198, Lỗ Túc làm khách của Viên Thuật, tại đây ông đã gặp và kết giao bằng hữu với Chu Du. Khi Chu Du gặp khó khăn về lương hưởng, ông đã mang phân nửa số lương thực trong kho nhà mình tặng cho Chu Du. Sau đó, Chu Du thuyết phục Lỗ Túc bỏ Viên Thuật để theo phò Tôn Sách. Lỗ Túc phục vụ dưới trướng Tôn Sách được một khoảng thời gian thì Sách bị ám sát, chết trong một cuộc đi săn.

Thời điểm Tôn Sách qua đời và truyền lại ngôi chủ vị Giang Đông cho em trai Tôn Quyền, khi đó mới 18 tuổi là năm 200. Khi Tôn Quyền lên làm chủ Giang Đông, Chu Du đã tiến cử Lỗ Túc với Tôn Quyền. Ngay lần đầu tiên gặp mặt trong một buổi tiệc với các nhân sĩ Giang Đông, vào khoảng cuối năm 200, Tôn Quyền đã rất ấn tượng với Lỗ Túc. Tiệc tàn, Tôn Quyền mời Lỗ Túc ở lại để cả hai cùng đàm đạo về việc thiên hạ.

Thien tai quan su nao bi La Quan Trung ha thap trong

Chính trong ngày hôm ấy, Lỗ Túc đã đề xuất một sách lược cho Tôn Quyền về việc tranh đoạt và xưng bá thiên hạ. Đầu tiên phải củng cố vững chắc sức mạnh của họ Tôn ở Giang Đông, sau đó tấn công Lưu Biểu chiếm lấy Kinh Châu để mở rộng thế lực, nhằm thiết lập nên một căn cứ địa vững chắc và ly khai khỏi nhà Hán ở phía nam sông Dương Tử. Kế đến, Tôn Quyền sẽ xưng đế rồi mang quân Bắc tiến, chiếm lấy toàn bộ Trung Nguyên (thời điểm đó thuộc kiểm soát của Tào Tháo) thống nhất thiên hạ.

Sách lược của Lỗ Túc về cơ bản không khác với Long Trung Đối Sách của Gia Cát Lượng khi cả hai sách lược đều dự đoán về sự tam phân thiên hạ. Kế hoạch của Lỗ Túc bao gồm ba nhà Tào (Tào Tháo), Lưu (Lưu Biểu), Tôn (Tôn Quyền) - kế hoạch của Gia Cát Lượng là ba nhà Tào (Tào Tháo), Lưu (Lưu Bị), Tôn (Tôn Quyền).

Thời điểm Lỗ Túc đưa ra sách lược có tầm nhìn chính trị sâu sắc này, vào cuối năm 200, Lưu Bị còn đang ở Nhữ Nam, chưa tới Kinh Châu để nương nhờ Lưu Biểu và Tào Tháo cũng chỉ vừa đánh bại Viên Thiệu ở trận chiến Quan Độ. Tức ngay từ lúc ấy, Lỗ Túc đã sớm nhận định Tào Tháo chính là kẻ địch mạnh nhất và vì thế trong giai đoạn đầu của sách lược, liên minh Tôn – Lưu là nhiệm vụ bắt buộc, trước khi tiến hành những bước tiếp theo.

Lỗ Túc sinh năm 172, tức vào thời điểm ông trình bày sách lược “Tam phân thiên hạ” với Tôn Quyền – năm 200, ông khoảng 28 tuổi. Gia Cát Lượng khi đề xuất “Long Trung Đối sách” với Lưu Bị ở lều cỏ tại đồi Ngọa Long, là 27 tuổi. Tức cả Túc và Lượng đều có chung một sách lược kiệt xuất trong việc định thiên hạ ở tầm tuổi tương tự nhau nhưng xét về tầm nhìn Túc xứng đáng trên Lượng một bậc bởi ông sớm nhìn ra thế cục chính trị và chiến sự trước 7 năm.

Nhân vật sở hữu tên hiệu đáng sợ nhất trong Tam Quốc là ai?

Vào thời cổ đại, việc đặt tên hiệu đã trở nên phổ biến tại Trung Hoa. Không chỉ được coi như biệt danh của một người, tên hiệu còn mang nhiều hàm nghĩa hết sức sâu sắc.

Thời xưa, ở Trung Quốc, tầng lớp quí tộc quan lại, ngoài họ tên chính thức do ông, bà, cha, mẹ đặt cho; khi lớn lên người ta thường đặt tên tự, tên hiệu và biệt hiệu.

Sách Từ nguyên mục Danh tự giải thích: Phiên âm (cổ đại quí tộc thủy sinh hữu danh, nhị thập tuế thành nhân, hành quán lễ hựu gia tự, hợp xưng danh tự. Hậu lai tại tự chi ngoại, hựu hữu hiệu, hợp xưng danh hiệu. Tự xưng dụng danh, biệt nhân vi biểu thị lễ kính, dụng tự hoặc hiệu tương xưng. Tham duyệt Lễ, Đàn cung thượng: “Ấu danh, quán tự”). Dịch nghĩa (tầng lớp quí tộc thời xưa khi mới sinh thì đặt tên (danh), hai mươi tuổi trưởng thành thì làm lễ đội mũ và đặt thêm tên chữ (tự), gọi chung là danh tự. Về sau ngoài tên tự lại đặt hiệu, gọi chung là danh hiệu. Tên (danh) dùng để tự xưng, còn người khác muốn biểu thị sự tôn kính người mình gọi, thường gọi bằng tên tự hoặc tên hiệu).

Thán phục 3 cao nhân thời Tam quốc: Một người tiên tri đỉnh cao!

Trong lịch sử Trung Quốc, 3 cao nhân thời Tam quốc khiến hậu thế ngưỡng mộ, thán phục bởi tài năng xuất chúng hơn người. Trong số này, một nhân vật đã tiên đoán chính xác hậu vận của Gia Cát Lượng.

Than phuc 3 cao nhan thoi Tam quoc: Mot nguoi tien tri dinh cao!
 Một cao nhân thời Tam quốc nổi tiếng lịch sử là Tư Mã Huy, hiệu Thủy Kính. Ông còn được nhiều người biết đến với tên gọi "Thủy Kính tiên sinh". 

Đọc nhiều nhất

Tin mới