Thiên tài Albert Einstein mắc sai lầm lớn nào khiến cả đời ân hận?

Thiên tài Albert Einstein mắc sai lầm lớn nào khiến cả đời ân hận?

Được ca ngợi là một trong những vĩ nhân nổi tiếng nhất lịch sử, thiên tài Albert Einstein là nhà khoa học giành giải Nobel Vật lý năm 1921. Bên cạnh những công trình nghiên cứu khoa học thành công, Einstein mắc sai lầm lớn khiến bản thân ân hận cả đời. 

 Thiên tài Albert Einstein là nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ông giành giải Nobel Vật lý năm 1921 nhờ khám phá ra hiệu ứng quang điện. Ngoài ra, nhà khoa học này còn có nhiều công trình nghiên cứu vật lý danh tiếng đưa tên tuổi của ông sống mãi với thời gian.
Thiên tài Albert Einstein là nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ông giành giải Nobel Vật lý năm 1921 nhờ khám phá ra hiệu ứng quang điện. Ngoài ra, nhà khoa học này còn có nhiều công trình nghiên cứu vật lý danh tiếng đưa tên tuổi của ông sống mãi với thời gian.
Trong số này, thuyết tương đối của Albert Einstein làm thay đổi hiểu biết của nhân loại về không gian - thời gian, lực hấp dẫn và vũ trụ.
Trong số này, thuyết tương đối của Albert Einstein làm thay đổi hiểu biết của nhân loại về không gian - thời gian, lực hấp dẫn và vũ trụ.
Dù sở hữu bộ não siêu việt và trí tuệ uyên thâm khiến nhiều người ngưỡng mộ nhưng thiên tài Einstein từng nói rằng ông đã mắc sai lầm lớn nhất khiến bản thân ân hận cả đời.
Dù sở hữu bộ não siêu việt và trí tuệ uyên thâm khiến nhiều người ngưỡng mộ nhưng thiên tài Einstein từng nói rằng ông đã mắc sai lầm lớn nhất khiến bản thân ân hận cả đời.
Sai lầm mà Einstein nói đến chính là việc ký tên vào bức thư gửi Tổng thống Franklin D. Roosevelt thúc đẩy Mỹ nghiên cứu, chế tạo bom nguyên tử. Bức thư được nhà khoa học thiên tài gửi cho ông chủ Nhà Trắng vào ngày 2/8/1939 - tức 1 tháng trước khi Thế chiến 2 nổ ra.
Sai lầm mà Einstein nói đến chính là việc ký tên vào bức thư gửi Tổng thống Franklin D. Roosevelt thúc đẩy Mỹ nghiên cứu, chế tạo bom nguyên tử. Bức thư được nhà khoa học thiên tài gửi cho ông chủ Nhà Trắng vào ngày 2/8/1939 - tức 1 tháng trước khi Thế chiến 2 nổ ra.
Vào thời điểm đó, Einstein đang ở Mỹ. Ông biết được các nhà khoa học ở Đức đã phát hiện ra sự phân hạch hạt nhân, quá trình phân tách hạt nhân của một nguyên tử để giải phóng năng lượng thông qua người bạn Leo Szilard.
Vào thời điểm đó, Einstein đang ở Mỹ. Ông biết được các nhà khoa học ở Đức đã phát hiện ra sự phân hạch hạt nhân, quá trình phân tách hạt nhân của một nguyên tử để giải phóng năng lượng thông qua người bạn Leo Szilard.
Cụ thể, lá thư trên do nhà vật lý gốc Hungary Leo Szilard viết với nội dung về các nhà khoa học Đức quốc xã có thể sử dụng công nghệ mới được phát hiện để tạo ra vũ khí huỷ diệt nguy hiểm. Ông Szilard cho rằng, việc Einstein đặt bút ký vào bức thư sẽ có trọng lượng hơn khi gửi tới Tổng thống Roosevelt.
Cụ thể, lá thư trên do nhà vật lý gốc Hungary Leo Szilard viết với nội dung về các nhà khoa học Đức quốc xã có thể sử dụng công nghệ mới được phát hiện để tạo ra vũ khí huỷ diệt nguy hiểm. Ông Szilard cho rằng, việc Einstein đặt bút ký vào bức thư sẽ có trọng lượng hơn khi gửi tới Tổng thống Roosevelt.
Chính vì vậy, lá thư mà Einstein ký tên đã khiến Tổng thống Roosevelt đặc biệt quan tâm về những quả bom cực mạnh có thể được tạo ra dựa trên khám phá đột phá của các nhà khoa học Đức quốc xã. Vũ khí này có khả năng phá hủy toàn bộ một cảng biển chỉ với vụ nổ duy nhất.
Chính vì vậy, lá thư mà Einstein ký tên đã khiến Tổng thống Roosevelt đặc biệt quan tâm về những quả bom cực mạnh có thể được tạo ra dựa trên khám phá đột phá của các nhà khoa học Đức quốc xã. Vũ khí này có khả năng phá hủy toàn bộ một cảng biển chỉ với vụ nổ duy nhất.
Theo các chuyên gia, bức thư mà Einstein đặt bút ký đã thúc giục Tổng thống Roosevelt quyết định đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu uranium. Ông chủ Nhà Trắng cho thành lập Ủy ban Cố vấn về Uranium vào tháng 10/1939.
Theo các chuyên gia, bức thư mà Einstein đặt bút ký đã thúc giục Tổng thống Roosevelt quyết định đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu uranium. Ông chủ Nhà Trắng cho thành lập Ủy ban Cố vấn về Uranium vào tháng 10/1939.
Ủy ban này về sau tham gia Dự án Manhattan nghiên cứu và chế tạo bom nguyên tử. Hai vũ khí hạt nhân được thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản tháng 8/1945 đã khiến hàng trăm ngàn người thương vong.
Ủy ban này về sau tham gia Dự án Manhattan nghiên cứu và chế tạo bom nguyên tử. Hai vũ khí hạt nhân được thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản tháng 8/1945 đã khiến hàng trăm ngàn người thương vong.
"Nếu tôi biết người Đức không thành công trong việc phát triển bom nguyên tử thì tôi sẽ không làm gì cả", Einstein hối hận vì đã mắc sai lầm lớn nhất trong đời khiến nhân loại đối mặt với thảm kịch hạt nhân tồi tệ.
"Nếu tôi biết người Đức không thành công trong việc phát triển bom nguyên tử thì tôi sẽ không làm gì cả", Einstein hối hận vì đã mắc sai lầm lớn nhất trong đời khiến nhân loại đối mặt với thảm kịch hạt nhân tồi tệ.
Mời độc giả xem video: Lola June - Thiên tài hội họa 2 tuổi người Mỹ. Nguồn: THDT.

GALLERY MỚI NHẤT