Thiền sư Pháp Thuận khiến sứ thần nhà Tống bẽ mặt ra sao?

Đọc qua thì thấy bài thơ tả ngỗng chỉ thấy 2 người tả ngỗng nhưng bên trong thì có tiếng dọa nạt của sứ giả phương Bắc và có lời đáp trả vang tiếng binh khí của 'người lái đò' phương Nam.

Trong lịch sử ngoại giao giữa Việt Nam và các triều đại phương Bắc thì ngoài việc đấu võ, việc đấu văn giữa hai bên cũng có rất nhiều sự kiện hay được ghi vào chính sử. Nếu đấu võ thể hiện sức mạnh quân sự và lòng dũng cảm của người Việt thì đấu văn tuy trầm lắng hơn nhưng nó lại thể hiện sự thông minh và ý chí của người Việt.

Thien su Phap Thuan khien su than nha Tong be mat ra sao?

Đại việt sử ký toàn thư chép: Năm Đinh hợi (987), nhà Tống lại sai Lý Giác sang. Khi Giác đến chùa Sách Giang, vua sai pháp sư tên là Thuận giả làm người coi sông ra đón. Giác rất thích nói chuyện văn thơ. Lúc ấy nhân có hai con ngỗng lội trên mặt nước, Giác vui ngâm rằng:

Nga nga lưỡng nga nga,

Ngưỡng diện hướng thiên nha.

(Ngỗng ngỗng hai con ngỗng,

Ngửa mặt nhìn chân trời).

Pháp sư dương cầm chèo, theo vần làm nối đưa cho Giác xem:

Bạch mao phô lục thủy,

Hồng trạo bãi thanh ba.

(Nước lục phô lông trắng,

Chèo hồng sóng xanh bơi).

Sử chỉ chép vậy mà không chua gì thêm. Đọc qua thì thấy bài thơ này chỉ thấy 2 người tả ngỗng nhưng bên trong thì có tiếng dọa nạt của sứ giả phương Bắc và có lời đáp trả vang tiếng binh khí của người lái đò phương Nam.

Trước hết phải biết Lý Giác là ai? Lý Giác được Tống Hy Tông phong là Quốc tử giám bác sĩ, là một văn thần, học vấn rộng, thơ văn giỏi. Đưa Lý Giác đi sứ thì ngoài việc để thăm dò tình hình Đại Việt, nhà Tống còn muốn xem nhân tâm Đại Việt thời điểm rối ren lúc này thế nào? Người phương Bắc muốn xem rằng sau khi Lê Hoàn lên ngôi thay họ Đinh thì sĩ phu Việt có ủng hộ không? Nếu nhận thấy trong triều của Lê Hoàn không có những người cơ trí thì tức là sĩ phu Đại Việt đã quay lưng. Khi ấy thì nhà Tống sẽ càng củng cố thêm quyết tâm thôn tính Đại Việt.

Lần này, muốn để cho sứ Tống thấy nước ta là một nước thi thư, có nhiều nhân tài, nhiều trí thức nên Lê Hoàn mới cho nhà sư tên Thuận ra ứng phó. Nhà sư này về sau được dân chúng biết đến Pháp Thuận (914-990) tên thật là Đỗ Pháp Thuận, là thiền sư đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi. nổi tiếng học rộng, thơ hay. Khi nhà Tiền Lê dựng nghiệp, trù kế hoạch định sách lược, sư tham dự đắc lực. Ðến khi thiên hạ thái bình, sư không nhận phong thưởng. Khi sứ Tống đến thì ông lại ra giúp nước

Khi thấy Lý Giác ngâm 2 câu thơ tả ngỗng

Nga nga lưỡng nga nga,

Ngưỡng diện hướng thiên nha.

thì người ta tưởng sứ nhà Tống chỉ... tả ngỗng nhưng hóa ra không phải. Cái câu ngưỡng diện hướng thiên nha cho thấy sứ Tống đang ám chỉ vua tôi nhà Tiền Lê như bầy ngỗng đang hướng đến mặt trời (Tống tự coi mình là thiên tử mà).

Lập tức sư Pháp Thuận đáp là

Bạch mao phô lục thủy,

Hồng trạo bãi thanh ba.

thì sứ nhà Tống chỉ biết lấy làm kinh hãi. Trước hết, Lý Giác ngâm thơ mượn theo ý 2 câu đầu của bài Vịnh Nga do Lạc Tân Vương làm từ 3 thế kỷ trước. Chẳng ngờ, sư Pháp Thuận cũng mượn luôn 2 câu sau của bài Vịnh Nga nói trên để đáp trả để cho sứ Tống biết rằng người nước tôi ai cũng hiểu thâm ý của người khách. Chưa hết, câu của sư Pháp Thuận còn ngầm cho người Tống biết người Việt tuy rằng nhìn ngoài có thể nhẹ nhưng đừng quên có mái chèo phía dưới dập đầu sóng xanh. Có thể nói sư Pháp Thuận đối thơ chuẩn từ thơ đến ý, bẻ gãy luôn sự ngạo mạn của sứ Tống khi đặt chân đến nước Nam.

(Bài thơ gốc của Lạc Tân Vương là:

Nga, nga, nga

Khúc hạng hướng thiên ca

Bạch mao phù lục thủy

Hồng chúy bát thanh ba

Dịch:

Ngỗng, ngỗng, ngỗng

Nghếch cổ lên trời kêu

Lông trắng phô nước biếc

Chân hồng quẫy sóng xanh)

Vào đến Hoa Lư, Lý Giác vẫn cố vớt vát làm thêm bài thơ nữa thử tài người Việt. Đại Việt sử ký toàn thư chép

Khi về đến sứ quán, Giác làm thơ gửi tặng:

Hạnh ngộ minh thì tán thịnh du,

Nhất thân nhị độ sứ Giao Châu.

Đông Đô lưỡng biệt tâm vưu luyến,

Nam Việt thiên trùng vọng vị hưu.

Mã đạp yên vân xuyên lãng thạch,

Xa từ thanh chướng phiếm trường lưu.

Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu.

Khê đàm ba tĩnh kiến thiềm thu.

(May gặp thời bình được giúp mưu,

Một mình hai lược sứ Giao Châu.

Đông Đô mấy độ còn lưu luyến,

Nam Việt nghìn trùng vẫn ước cầu.

Ngựa vượt khói mây xuyên đá chởm,

Xe qua rừng biếc vượt dòng sâu.

Ngoài trời lại có trời soi nữa.

Sóng lặng khe đầm bóng nguyệt thâu).

Thuận đem thơ này dâng lên. Vua cho gọi sư Ngô Khuông Việt đến xem. Khuông Việt nói: "Thơ này tôn bệ hạ không khác gì vua Tống". Vua khen ý thơ, tặng cho rất hậu. Khi Giác từ biệt ra về, vua sai Khuông Việt làm bài hát để tiễn, lời rằng:

Tường quang phong hảo cẩm phàm trương,

Dao vọng thần tiên phục đế hương.

Vạn trùng sơn thủy thiệp thương lang,

Cửu thiên quy lộ trường.

Tình thảm thiết,

Đối ly trường,

Phan luyến sử tinh lang.

Nguyện tương thâm ý vị biên cương,

Phân minh tấu ngã hoàng.

(Nắng tươi gió thuận cánh buồm giương,

Thần tiên lại đế hương.

Vượt sóng xanh muôn dặm trùng dương,

Về trời xa đường trường.

Tình thắm thiết,

Chén lên đường,

Vin xe sứ vấn vương.

Xin đem thâm ý vì Nam cương,

Tâu vua tôi tỏ tường)

Giác lạy ra về.

Thực ra thì nhà sư Khuông Việt thừa hiểu Lý Giác vẫn có ý hống hách khi dùng câu cuối ám chỉ tuy Lê Hoàn xưng vua rồi đánh đuổi bọn giặc Hầu Nhân Bảo nhưng cũng chỉ là sóng ở khe đầm (đáng ra dùng thơ Đường mà ca ngợi sóng thì phải tả sóng biển, sóng sông). Nhưng sư Khuông Việt chỉ cần nói câu "Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu" của Lý Giác là tôn vua Tống với vua Lê như nhau là Lý Giác đủ lạnh toát sống lưng. Nếu chẳng may chuyện này bị ai sàm tấu với vua Tống thì Lý Giác đủ tội khinh quân, tru di tam tộc. Chẳng thế mà Giác sợ hãi, lạy tạ ra về, không sinh sự gì thêm.

Cuộc chiến tổn thất 5,1 triệu lượng vàng và sự khiếp sợ của quân Tống

Nhà Tống từng hai lần đem quân xâm lược nước ta, nhưng cuối cùng đều bị đánh cho tan tác, phải tháo chạy về nước trong tủi hổ.

Số phận bi thảm của công chúa đẹp nhất nhà Tống

Với dung mạo xuất chúng hơn người, Triệu Phúc Kim được mệnh danh là một trong những nàng công chúa xinh đẹp nhất của nhà Tống.

Triệu Phúc Kim là con gái của Tống Huy Tông Triệu Cát, triều nhà Tống. Trong hơn 30 con gái của Tống Huy Tông, nàng là người kiều diễm nhất, tài hoa nhất, và cũng là người con gái được Hoàng đế yêu thương nhất.

Sinh mẫu của Triệu Phúc Kim là Minh Đạt Hoàng hậu Lưu thị. Năm 1 tuổi, nàng được Hoàng đế ban phong hiệu Diên Khánh công chúa.

Đọc nhiều nhất

Sốc lý do Từ Hi Thái hậu sai người đi tìm 100 đồng nam

Sốc lý do Từ Hi Thái hậu sai người đi tìm 100 đồng nam

Trước lúc qua đời, Từ Hi Thái hậu - vị thái hậu quyền lực của nhà Thanh đã sai người đi tìm 100 đứa trẻ dưới 10 tuổi. Bề ngoài, bà nói với mọi người rằng đưa chúng vào cung để bầu bạn nhưng thực chất vì mục đích đáng sợ.

Tin mới