Từ xưa đến nay, lương thực chính của người phương Đông là gạo, đặc biệt là người phía Nam. Bởi vậy, hũ gạo luôn là một vật dụng quen thuộc của mỗi gia đình, dù hũ to hay nhỏ, bằng gốm, sành, sứ hay nhựa, inox,... Nhưng ngoài công dụng cất giữ gạo, hũ gạo còn có những tác dụng phong thủy vô cùng to lớn. Theo phong thủy, để "tiền vào như nước", tài vận hanh thông, thuận lợi, khi đặt hũ gạo, gia chủ nên chú ý những nguyên tắc sau đây:
Hũ gạo phải luôn đậy kín và kê cao, để nơi kín đáo
Hũ gạo đặt ở vị trí sạch sẽ, kê cao để tránh những chỗ bụi bẩn, ẩm mốc, chuột gián thể hiện sự quý trọng và bảo vệ tài lộc của gia đình. Không chỉ vậy, việc đậy kín hũ gạo sẽ tránh được ẩm mốc, kiến, gián,... bò vào ăn gạo, không tốt cho sức khỏe.
Người Á đông còn quan niệm rằng hũ gạo giống như cái kho cất giữ tài lộc, thịnh vượng của gia đình, nên cần được cất giữ ở chỗ kín đáo, tuyệt đối không để người lạ nhìn thấy ngay khi bước vào cửa. Tốt nhất nên đặt hũ gạo ở một vị trí khuất nhưng dễ lấy ở trong bếp.
Ảnh minh họa. |
Không để bất kỳ ai đổ sạch hũ gạo
Không để bất kỳ ai đổ sạch hũ gạo vì đây là điều tệ hại nhất đối với phong thủy. Bên cạnh đó, không nên để nồi cơm đổ hoặc lật úp vì sẽ mang lại điều xấu. Nên đặt hũ gạo và nồi cơm trên bề mặt phẳng, ngay ngắn.
Không để hết gạo trong hũ/thùng
Theo phong thủy, vật chứa đựng, nhất là những vật mang ý nghĩa tốt lành, chứa vận may, tài lộc thì không bao giờ được để trống rỗng. Thêm vào đó, càng không nên để ai đổ sạch hũ gạo đi, vì đây là điều kị trong phong thủy. Bạn nên đổ đầy hũ gạo ngay từ khi vơi còn một nửa và tốt nhất là dùng hũ gạo sâu (tượng trưng cho sự no đủ) để tránh những điều xui xẻo và giữ vận may luôn ở trong nhà.
Nên đặt một phong bao lì xì ở đáy hũ gạo
Nên đặt một phong bao lì xì ở đáy hũ gạo hay biểu tượng trang trí màu vàng trên giấy đỏ. Luôn phủ lên trên với một tấm vải màu đỏ thắm vào đầu năm âm lịch sẽ giúp vận may trong gia đình luôn gia tăng và không bao giờ suy giảm.