Thêm quán “bún chửi” nổi tiếng ở Hà Nội

Sau quán "bún chửi" Ngô Sĩ Liên, những ngày gần đây, Hà Nội lại thêm một quán bún ngan bỗng dưng nổi tiếng, bà chủ dẻo miệng chửi khách như hát hay.

Sau quán "bún chửi" Ngô Sĩ Liên, những ngày gần đây, Hà Nội lại thêm một quán bún ngan bỗng dưng nổi tiếng. Cũng giống như công thức nổi tiếng của các quán "bún mắng, cháo chửi, ốc lắm mồm" khác, quán bún ngan Nhàn cũng có một bà chủ dẻo miệng chửi khách như hát hay.
Theo một bài chia sẻ trên facebook, chỉ vì tới quán yêu cầu ăn bát bún mọc và tiết với giá 30.000 đồng, một cụ bà khoảng 60 tuổi đã bị bà chủ quán bún ngan Nhàn mắng mỏ: "Bà nói ít thôi. Nhà cháu không có bún 30.000 nhé. Nói cho bà biết để lần sau bà đừng có vào hàng cháu, cháu không cần bán cho bà".
Trưa 29/12, PV có mặt tại ngõ Trung Yên (Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội) để tìm hiểu về quán bún ngan Nhàn và bà chủ đang gây xôn xao mạng xã hội.
Đứng trước cửa quán, tôi khá bất ngờ trước hình ảnh của một quán ăn nổi tiếng trên phố cổ. Gọi là quán nhưng thực chất bún ngan Nhàn chỉ là một mái hiên rộng chừng 7m2, lọt thỏm trong một con ngõ nhỏ. Với diện tích chật hẹp, quán bún chỉ đủ để đặt quầy hàng và kê được 2 chiếc bàn nhựa.
Thực khách xếp hàng ăn bún ngan.
 Thực khách xếp hàng ăn bún ngan.
Một bát bún ở đây giá 50.000 đồng. Khách hàng thì đông, quán ăn chật chội nên chỉ dăm ba người có chỗ ngồi miễn phí.
Số người còn lại, để có chỗ ngồi ăn đành phải bỏ thêm tiền để mua một ly nước (rẻ nhất là 15.000 đồng) mới được ngồi vào phía bên trong quán.
Nếu không mua nước uống, đồng nghĩa với việc khách hàng cầm bát bún đứng ăn vì không thể tìm lấy một chỗ ngồi xung quanh. Thế nhưng lạ, khách hàng vẫn kéo tới bún ngan Nhàn đông như nêm.
Khách muốn ăn một bán bún ngan bắt buộc phải xếp hàng và chờ từ 15 đến 20 phút. Trong lúc xếp hàng, vài thực khách phía sau tôi xì xầm vào tai nhau: "Hôm nay bà ấy không chửi nữa nhỉ? Chắc do mới lên báo, sợ người ta chửi lại nên hôm nay mới từ tốn thế".
Bà chủ quán bún ngan Nhàn nổi tiếng trên mạng xã hội.
 Bà chủ quán bún ngan Nhàn nổi tiếng trên mạng xã hội.
Hôm nay, bà Nhàn (chủ quán) không chửi khách mà chỉ chửi nhân viên. Vừa chửi nhân viên, tay bà Nhàn vẫn thoăn thoắt cắt thịt, chế bún mặc kệ nước, hành và bún bắn tung tóe khắp nơi.
Lẽ thông thường, khi đến các quán ăn, khách sẽ được nhà hàng chăm sóc nhiệt tình, chu đáo, nhưng khi đến đây thì ngược lại. Hầu hết khách hàng đều tỏ ra sợ sệt và sợ mất lòng bà chủ.
"Chị đến đây lần đầu tiên nên không biết gọi món thế nào. Nghe người trước gọi thế nào thì bắt chước như vậy đi. Cẩn thận, không lại bị ăn chửi trước khi ăn bún", hai người phụ nữ xếp hàng tiếp tục thì thầm vào tai nhau.
Tranh thủ lúc xếp hàng chờ đợi, có khách hàng hỏi bà chủ bún Nhàn: "Có phải từ khi quán "bún chửi" của bà lên báo nên mới có nhiều khách như thế này không?".
Cận cảnh quầy hàng quán bún ngan Nhàn.
 Cận cảnh quầy hàng quán bún ngan Nhàn.
Bà Nhàn lạnh lùng đáp lời: "Nó ầm ĩ lên thế thôi có được gì đâu. Lên báo, chỉ tội chính quyền họ đến hỏi, thêm đau đầu chứ vấn đề gì đâu.
Người tốt có, người xấu có nên đau hết cả đầu. Có nhiều người không tốt đẹp gì đâu. Từ khi họ viết vậy, có khách gọi điện hỏi tôi mặt có còn vênh không. Tôi ngồi đây chẳng sung sướng gì đâu. Mệt mỏi lắm!".
Có một điều đặc biệt nữa, ở quán bún ngan này bà chú khó tính 1 thì nhân viên khó tính 10. Khi khách hàng cất lời hỏi vì chưa biết phải ngồi đâu, bát nào là đồ ăn của mình thì nhân viên gắt gỏng đáp lại: "Em chỉ biết bê vào. Chị muốn gì thì bê ra hỏi bà chủ".
Quán chỉ có 2 bàn nhựa cho khách ngồi, còn lại khách phải tự đi "thuê" chỗ ngồi.
Quán chỉ có 2 bàn nhựa cho khách ngồi, còn lại khách phải tự đi "thuê" chỗ ngồi. 
Trong khi khách hàng ngồi kín bên trong thì phía bên ngoài mọi người vẫn kéo đến ầm ầm. Theo đánh giá của nhiều khách hàng lần đầu tiên ăn bún ở quán bún ngan Nhàn thì món ăn ở đây không có gì đặc biệt nhưng giá lại đắt.
"Hôm nay, thái độ của bà chủ như vậy vẫn là chưa niềm nở với khách. Nhân viên phục vụ ở đây thì quá kém, đôi khi khách hỏi còn không thèm trả lời. Người niềm nở nhất ở đây có lẽ là bảo vệ trông xe.
Nhưng niềm nở cũng có lý do của họ. Trước khi dắt xe ra khỏi quán, tôi vừa bị người trông xe gọi lại hỏi "cho anh xin 10.000 đồng trông xe". Thì ra, để ăn được bát bún ngan phố cổ lại tốn nhiều loại phí đến vậy. Ngon đâu chưa thấy, mà tôi thấy đắt quá!", một thực khách vừa bước ra từ quán bún ngan Nhàn cho hay.

“Thiên đường ăn uống” giá bèo, náo nhiệt nhất Hà Nội

Ngõ chợ Đồng Xuân được khách Tây, Việt Nam ví von là "thiên đường rút ví" giữa Hà Nội với giá đồ ăn cao nhất chỉ 35.000 đồng.

Tại ngõ chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhiều dịch vụ nở rộ phục vụ khách trong và ngoài nước.
 Tại ngõ chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhiều dịch vụ nở rộ phục vụ khách trong và ngoài nước.

Quán hàng có 1- 0- 2 khách đông nườm nượp ở HN

(Kiến Thức) - Có những kiểu kinh doanh lạ đời, đôi khi "xếch mé" khách hàng, song thật kỳ lạ hàng quán kiểu này ở Hà Nội vẫn có cái duyên đắt hàng.

Nhà hàng thời bao cấp giữa lòng Hà Nội
Hoài niệm về một thời kỳ bao cấp, một nhà hàng ở Hà Nội đã chọn cho mình phong cách của cửa hàng mậu dịch để bán hàng cho thực khách. Ngoài việc trang trí, bày biện các món đồ mang hơi hướng hoài cổ, những món ăn, đồ dùng ấm chén, bát đũa mà cửa hàng này sử dụng còn “sệt” chất bao cấp.
Quan hang co 1- 0- 2 khach dong nuom nuop o HN
Cửa hàng kiểu thời bao cấp. Ảnh: Nguyễn Nguyên.
Cửa hàng mậu dịch số 37 (Nam Tràng – Ba Đình) thực sự là một quán hàng độc đáo ở Hà Nội khi khiến thực khách đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác với việc tái hiện lại cuộc sống, ẩm thực một thời đã xa. Những món ăn như cơm độn khoai, cơm cháy, dưa xào tóp mỡ… lạ miệng với những người trẻ, nhưng quen thuộc, gợi lại hoài niệm của những bậc cao niên khi đến đây.
Mặc dù giá các món ăn rất đắt, từ 40.000 – 120.000 đồng/món, một bữa cơm đạm bạc có thể tốn tới 200.000 đồng nhưng cửa hàng này vẫn hút khách và có doanh thu “khủng” sau nhiều năm hoạt động. Một ngày, cửa hàng có thể thu về khoảng 10 triệu đồng.

Quán cơm “trả tiền tùy tâm”

Một quán ăn chay ở phố Duy Tân - Hà Nội có hình thức kinh doanh lạ lùng: Khách đến ăn tự chọn món, được phát canh, trà đá miễn phí và trả tiền tùy tâm, thay vì theo giá niêm yết thường thấy. Thậm chí, một số khách hàng khi có nhu cầu sẽ được tặng hoặc mượn những bộ sách về Phật pháp, tín ngưỡng có sẵn ở đây. Ý tưởng bán hàng này là của một chủ quán trẻ tuổi người Thái Nguyên – anh Dương Khánh Đạt (1987).

Quan hang co 1- 0- 2 khach dong nuom nuop o HN-Hinh-2
 Quán cơm chay trả tiền tùy tâm. Ảnh: Ngọc Lan.

Từng làm công việc phụ bếp, giết mổ động vật ở các nhà hàng, anh Đạt mong muốn tâm hồn thanh tịnh, giác ngộ Phật Pháp nên mở cửa hàng ăn chay. Vừa mong muốn “gieo duyên cho người ăn chay” vừa giúp tâm an, lòng hướng thiện. Các thực phẩm đều do anh tự tay lựa chọn, chế biến theo những kinh nghiệm mà anh học được trong chùa từ năm 2009. Quán ăn xuất phát từ tấm lòng hướng thiện của bản thân nên anh Đạt được khá nhiều người ủng hộ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.